Dạy trẻ cách tư duy như một CEO

Giúp NTDVN sửa lỗi

The Epoch Times đã có dịp gặp gỡ và trao đổi với cô Leah Remillét, người sáng lập The CEO Kid, chuyên dạy trẻ em cách tư duy như một CEO.

Trẻ càng nhỏ tuổi thì não càng linh hoạt, tốc độ tiếp thu càng nhanh và lượng thông tin hấp thụ càng nhiều. Hiện nay đa số các chương trình giảng dạy truyền thống chưa chú trọng nhiều tới kỹ năng tư duy phản biện. Nhưng trong thời đại phát triển như ngày nay, tư duy phản biện lại là kỹ năng cần thiết, được đề cao trong công việc, cuộc sống. Người có tư duy phản biện biết đánh giá vấn đề sắc bén và đa chiều nên những ý kiến, lập luận của họ rất thuyết phục.

Cô Leah Remillét, người sáng lập The CEO. Dưới đây là một số thông tin giới thiệu về cô và quá trình thành lập The CEO Kid.

Cô Leah Remillét, người sáng lập The CEO Kid, chuyên dạy trẻ em cách tư duy như một CEO.
Cô Leah Remillét, người sáng lập The CEO Kid, chuyên dạy trẻ em cách tư duy như một CEO. (Ảnh: The Epoch Times)

Remillét sống ở khu làng Leavenworth, bang Washington tại Mỹ từ khi mới 3 tuổi. Từ nhỏ cô đã sớm bộc lộ khả năng kinh doanh. Lên 8 tuổi, cô đã biết cách kiếm tiền bằng cách bán và giao văn phòng phẩm đến tận từng hộ gia đình, dựng quầy bán nước chanh và kẹo cho những trẻ em khác. Có lần khi cha mẹ đi vắng, cô cùng người em gái quyết định lên kế hoạch mua bán các đồ dùng đã qua sử dụng.

Nhiếp ảnh là lĩnh vực Remillét chọn để khởi nghiệp khi cô vừa bước sang tuổi 20. Cô luôn muốn tìm cách kiếm tiền. Tại thời điểm đó, cô thấy một bài đăng trên blog giới thiệu về ảnh phong cách sống và cô phát hiện rằng mình có khả năng với lĩnh vực này. Tuy chưa từng cầm một chiếc máy ảnh chuyên nghiệp nhưng không vì thế mà cô mất tự tin. Cô quyết định bán chiếc máy tính xách tay của mình để mua một chiếc máy ảnh đã qua sử dụng. Trong 18 tháng đầu, có đã kiếm được khoản tiền hàng trăm nghìn đô la. Mặc dù nhiếp ảnh không phải chuyên môn của cô nhưng cô cảm nhận được khả năng của mình, biết cách tạo ra những trải nghiệm mới cho khách hàng và tự tin sẽ thành công.

Hiện cô có 3 đứa con. Chủ đề về kinh doanh, lập nghiệp, làm chủ thường được chia sẻ, chuyện trò rôm rả trong mỗi bữa ăn gia đình. Các con cô được hướng dẫn và nuôi dưỡng trong môi trường kinh doanh từ khi còn rất nhỏ như vậy nên hai bé gái của cô khi mới 8 tuổi và 10 tuổi đã biết tìm mua những chiếc máy bắn kẹo cũ đã qua sử dụng với giá chỉ 10 đô la một chiếc, sau đó hai em mang về phân loại, vệ sinh sạch sẽ, phun lại lớp sơn mới. Remillét giúp chúng quảng cáo sản phẩm trên trang mua bán trực tuyến Etsy, kết quả hai em đã bán được với giá 125 đô la, thu về lợi nhuận 115 đô la mỗi chiếc.

Leah Remillét dạy trẻ tầm quan trọng của kinh doanh và khởi nghiệp ngay từ khi còn nhỏ.
Leah Remillét dạy trẻ tầm quan trọng của kinh doanh và khởi nghiệp ngay từ khi còn nhỏ. (Ảnh: Shutterstock)

Trong thời gian gia đình Remillét sửa lại căn nhà đang ở để cho thuê và tìm mua nhà mới, họ quyết định cho bọn trẻ học tại nhà. Và đương nhiên trong giáo trình học tại nhà có biên soạn thêm các bài học về kinh doanh. Bọn trẻ sẽ ứng dụng bài học vào công việc thực tế bằng cách lên kế hoạch kinh doanh cho riêng mình.

Bé thứ nhất bắt đầu với dịch vụ giữ trẻ. Bé thứ hai mở một cửa hàng online trên Etsy kinh doanh vòng tay và đồ trang sức cho búp bê American Girl. Bé thứ ba kinh doanh về lĩnh vực chụp ảnh từ trên không. Remillét đã dạy các con mình suy nghĩ như một doanh nhân và nhận thấy rằng những đứa trẻ khác đều có thể học được như vậy. Năm 2018, cô thành lập The CEO Kid, nơi chuyên đào tạo những khóa học online dành cho trẻ em về lĩnh vực kinh doanh, làm chủ, tính tự lập, kỹ năng giải quyết vấn đề và làm thế nào để tư duy như một CEO.

Năm 2018, cô thành lập The CEO Kid, nơi chuyên đào tạo những khóa học online dành cho trẻ em về lĩnh vực kinh doanh, làm chủ, tính tự lập, kỹ năng giải quyết vấn đề và làm thế nào để tư duy như một CEO.
Năm 2018, cô thành lập The CEO Kid nhằm đào tạo những khóa học online dành cho trẻ em về lĩnh vực kinh doanh, làm chủ, tính tự lập, giải quyết vấn đề và tư duy như một CEO. (Ảnh: Shutterstock)

The Epoch Times đã thực hiện phỏng vấn Remillét và dưới đây là nội dung chia sẻ của cô.

The Epoch Times: Khi phải điều hành và phát triển cùng lúc nhiều lĩnh vực khác nhau, chị đã sớm học hỏi được những gì qua công việc kinh doanh và làm chủ?

Leah Remillét: Học hỏi được sức mạnh của sự trải nghiệm. Trải nghiệm sự khác biệt giữa việc khách hàng nhận xét như thế nào về sản phẩm của mình và họ sẵn lòng trả bao nhiêu tiền cho chúng. Học hỏi được sức mạnh của nhận thức thương hiệu. Thấu hiểu sâu sắc mong muốn, nhu cầu của khách hàng và tận dụng tất cả những gì hiện có để làm công cụ kiếm tiền.

The Epoch Times: Một số trở ngại và sai lầm chị đã mắc trong việc điều hành, phát triển kinh doanh và chị đã học hỏi được những gì từ đó?

Leah Remillét: Điều tuyệt vời tôi học được rằng thất bại không có nghĩa là bị đánh bại. Lần đó tôi làm mất các đơn đặt hàng từ khách hàng do lẫn lộn với đống giấy tờ văn phòng khác, vì không tìm thấy nên tôi không biết ai đã đặt hàng và cần phải giao hàng cho ai. Đương nhiên đó là sai phạm nghiêm trọng làm tôi rất xấu hổ, nó quá thấm thía khiến tôi không thể quên, nhưng nó đã giúp tôi cẩn thận hơn khi cất những giấy tờ quan trọng. Kể từ đó, tôi luôn cẩn thận khi cất những thứ đồ quan trọng và luôn chắc chắn biết rằng mình đã lưu giữ chúng ở đâu.

CEO Kid dạy trẻ em học cách kinh doanh, tự lập và kỹ năng giải quyết vấn đề.
CEO Kid dạy trẻ em học cách kinh doanh, tự lập và kỹ năng giải quyết vấn đề. (Ảnh: Shutterstock)

The Epoch Times: Làm thế nào để trẻ em học cách tư duy như một CEO?

Leah Remillét: Trước hết chúng ta cần khơi dậy sự sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề và kiên định với mục tiêu của các em. Các em cần hiểu rằng mọi thứ thường diễn ra theo cách chúng ta không mong muốn. Khi phạm phải sai lầm, hãy tiếp tục vững bước tiến lên phía trước.

Trong cuộc sống, dù không mong muốn nhưng đôi khi những bi kịch hay thất bại vẫn thường xảy ra, chúng ta hãy xem đó như cơ hội để học hỏi và phát triển hoặc cũng có thể xem nó như bằng chứng nói lên rằng năng lực của chúng ta chưa đủ. Tôi tin rằng thành công luôn tương quan với số lần thất bại và khó khăn mà chúng ta phải đối mặt. Càng vượt qua được những thất bại và khó khăn, chúng ta càng rút được nhiều kinh nghiệm và thêm cứng cỏi, là nền tảng dẫn đến thành công.

The Epoch Times: Tại sao các khóa học về kinh doanh, làm chủ, kiên định với mục tiêu, kỹ năng giải quyết vấn đề chưa được đưa vào giảng dạy trong các giáo trình truyền thống.

Leah Remillét: Tôi nghĩ rằng càng ngày chúng ta càng ý thức hơn rằng chúng thực sự cần thiết nhưng vẫn chưa nhìn nhận rằng chúng cần phải có. Tôi không biết rõ lý do nhưng tôi rất muốn chúng được đưa vào giảng dạy.

Các kỹ năng giải quyết vấn đề, tự lập trong cuộc sống, kiên định với mục tiêu rất quan trọng đối với các em và cần được trang bị cho các em từ ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Khi có được những kỹ năng này, các em sẽ biết cách lập kế hoạch cho tiết kiệm, chi tiêu, biết cách kiếm tiền, biết cách bày tỏ ý kiến của mình và biết cách chuẩn bị một hồ sơ xin việc ấn tượng, tỏa sáng bản thân trong các buổi phỏng vấn xin việc.

Leah Remillét nhấn mạnh rằng trẻ em cần được tự do mắc lỗi và học hỏi từ chúng.
Leah Remillét nhấn mạnh rằng trẻ em cần được tự do mắc lỗi và học hỏi từ chúng.

The Epoch Times: Các khóa đào tạo tại CEO Kid trang bị cho tương lai của các em như thế nào?

Leah Remillét: Ở giai đoạn hiện nay, chương trình CEO Kid đã được ứng dụng tại gia đình. Khi bọn trẻ thấy buồn chán, thay vì sử dụng các thiết bị điện tử, chúng sẽ áp dụng các nội dung đã học vào cuộc sống thực tế một cách sáng tạo và tạo nên những trải nghiệm cho riêng mình.

The Epoch Times: Chị có lời khuyên nào dành cho giáo viên và phụ huynh của các em có mong ước trở thành doanh nhân?

Leah Remillét: Hãy để các em thích nghi dần với những khó khăn. Khi chúng ta lấy đi cơ hội không cho trẻ tiếp xúc với những bài học khó, việc làm khó là chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội được thấy chúng mạnh mẽ ra sao. Và cũng đừng can thiệp quá sâu vào công việc của bọn trẻ. Giúp các em kiên định với mục tiêu của mình bằng cách động viên các em nỗ lực hết sức để vượt qua khó khăn, trở ngại. Những lời động viên như “Con có thể làm được. Cha mẹ tin tưởng ở con. Cố gắng lên con nhé. Cứ tiếp tục đi con... luôn có tác dụng cổ vũ và tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho các em.

Thật tuyệt vời khi thấy các em đang tập trung vào công việc và càng tuyệt vời hơn nữa khi chứng kiến nỗ lực của các em mang lại những thành quả ngoài mong đợi.

*Ảnh đăng dưới sự cho phép của Leah Remillét.

May May
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Dạy trẻ cách tư duy như một CEO