Cha mẹ hãy làm 3 việc này để dưỡng thành những đứa trẻ xuất sắc!

Giúp NTDVN sửa lỗi

Giáo dục là ba phần giáo, bảy phần nhẫn. "Nhẫn một chút" là vô cùng hữu ích...

Một mối quan hệ tốt sẽ có ích lợi rất nhiều trong việc giáo dục. Khi cha mẹ có mối quan hệ tốt với trẻ, việc giáo dục trẻ sẽ dễ thành công, ngược lại thì việc giáo dục trẻ dễ dàng thất bại.

Và chìa khóa để thiết lập mối quan hệ cha mẹ và con cái tốt, chính là "định vị":

1. Đừng làm “quan tòa”, hãy học cách trở thành "luật sư"

Một số cha mẹ hễ nhìn thấy con cái mình xảy ra chút vấn đề, liền vội vã trở thành "thẩm phán". Điều này rất nguy hiểm.

Thế giới nội tâm của trẻ em rất phong phú và đầy màu sắc. Cha mẹ muốn giáo dục và có ảnh hưởng tích cực đến con cái, thì không thể nói về chúng mà không hiểu thế giới nội tâm của chúng.

Chìa khóa đầu tiên để hiểu trẻ em là quan tâm đến lòng tự trọng của trẻ, bảo vệ quyền lợi của chúng và trở thành người bạn đáng tin cậy và được tôn trọng.

Vì vậy, cha mẹ nên đối xử với con cái như một "luật sư" đối với khách hàng của mình, hiểu nhu cầu nội tâm và bảo vệ các quyền hợp pháp của họ như là tôn chỉ duy nhất.

Cha mẹ nên đối xử với con cái như một "luật sư" đối với khách hàng của mình, hiểu nhu cầu nội tâm và bảo vệ các quyền hợp pháp của họ như là tôn chỉ duy nhất.
Cha mẹ nên đối xử với con cái như một "luật sư" đối với khách hàng của mình, hiểu nhu cầu nội tâm và bảo vệ các quyền hợp pháp của họ như là tôn chỉ duy nhất. (Shutterstock)

2. Đừng làm "trọng tài", hãy học cách trở thành "cổ động viên"

Nếu coi cuộc sống là ‘một trận đấu thể thao’, thì đứa trẻ chỉ có thể tự mình cố gắng. Cha mẹ không thể thay thế con cái, cũng không nên tự nhận mình là "trọng tài". Cha mẹ hãy là người có thể cấp cho con cái sức mạnh và trạng thái tâm lý tốt nhất để thi đấu, đó chính là sức mạnh của “cổ động viên”. Như vậy càng có thể giúp đứa trẻ hình thành tính cách tự tin, mà đây chính là nhiệm vụ cốt lõi của giáo dục gia đình.

Cha mẹ là "người cổ vũ" của trẻ em, không chỉ giỏi khám phá và khích lệ trẻ, mà còn hướng dẫn trẻ đối mặt với thất bại một cách đúng đắn và là đồng đội của trẻ trước khi thất bại.

Cha mẹ là "người cổ vũ" của trẻ em, không chỉ giỏi khám phá và khích lệ trẻ, mà còn hướng dẫn trẻ đối mặt với thất bại một cách đúng đắn và là đồng đội của trẻ trước khi thất bại.
Cha mẹ là "người cổ vũ" của trẻ em, không chỉ giỏi khám phá và khích lệ trẻ, mà còn hướng dẫn trẻ đối mặt với thất bại một cách đúng đắn và là đồng đội của trẻ trước khi thất bại. (Shutterstock)

3. Đừng làm “người thuần hóa”, hãy học cách trở thành một "tấm gương"

Trẻ em chỉ có thể vượt qua chính mình bằng cách nhìn nhận bản thân mình, nhưng chúng thường chỉ nhận biết bản thân dựa trên phản hồi của người khác. Vào thời điểm này, vai trò "phản hồi" của cha mẹ, tức vai trò của “tấm gương”, là rất quan trọng.

Thay vì làm “người thuần hóa” thu phục trẻ theo ý thích của mình, cha mẹ hãy học cách trở thành "tấm gương", mới có thể giúp con trẻ đề cao việc tự nhận thức. Như vậy, trẻ không còn sợ hãi trước "quyền uy" của cha mẹ, hơn nữa sẽ mạnh dạn giao tiếp với cha mẹ.

Giáo dục là ba phần giáo, bảy phần nhẫn. "Nhẫn một chút" là vô cùng hữu ích. Ví dụ, nếu chúng ta sau khi bị muỗi đốt, mặc kệ nó, sẽ sớm ổn thôi. Nếu chúng ta không nhẫn được mà đưa tay gãi nó, sẽ mất thêm nhiều thời gian để trở nên tốt hơn. Lý do là cơ thể con người có chức năng tự phục hồi nhất định, nếu bạn bị muỗi đốt, bạn sẽ rất nhanh ổn trở lại, áp dụng ngoại lực sẽ chỉ gây tác dụng ngược.

Giáo dục cũng như vậy. Dừng lại và chờ đợi, cho trẻ cơ hội nói chuyện, giao tiếp hiệu quả với trẻ và có thể nhanh chóng giải quyết vấn đề mà không cần răn đe.

Hòa An
Theo kannewyork.com

Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Cha mẹ hãy làm 3 việc này để dưỡng thành những đứa trẻ xuất sắc!