Cha mẹ có biết tại sao việc rao giảng không hiệu quả với trẻ con

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tại sao nói lý lẽ lại bị đứa trẻ mặc kệ? Nếu tham khảo một số thông tin về quy tắc phát triển não bộ của trẻ em, chúng ta sẽ tìm thấy nguyên do.

Ngày nay, môi trường cải thiện, trình độ học vấn của cha mẹ ngày càng cao hơn. Giáo dục hạnh phúc và giáo dục tôn trọng ở phương Tây đã được nhiều phụ huynh công nhận. Do đó, ngày càng nhiều phụ huynh trong khi giáo dục con cái thì bày tỏ sự tôn trọng, vui vẻ tiếp nhận ý kiến của con. Khi một đứa trẻ xuất hiện hành vi không tốt, dựa trên nguyên tắc giáo dục tôn trọng, cha mẹ thường không ép buộc con cái, mà sẽ vui vẻ giảng đạo lý cho con. Nhưng cha mẹ sẽ nhận thấy rằng, trẻ em thường không thích cùng cha mẹ nói lý lẽ. Mặc dù cha mẹ khuyên bảo tận tình, chúng vẫn như cũ, thích làm gì thì làm nấy.

Ví dụ, nếu một đứa trẻ lấy đồ chơi của một đứa trẻ khác, cha mẹ sẽ giảng đạo lý, nói rằng đây là đồ chơi của bạn, phải đem trả lại, nhưng đứa trẻ không nghe lời và tiếp tục ‘ăn vạ’ trên mặt đất. Cuối cùng, cha mẹ đành phải chấp nhận, tự lấy đồ chơi từ con mình để trả lại cho đứa trẻ kia.

Vậy tại sao nói lý lẽ lại bị đứa trẻ mặc kệ?

Nếu tham khảo một số thông tin về quy tắc phát triển não bộ của trẻ em, chúng ta sẽ phát hiện rằng, lý do trẻ em không thích nói lý lẽ là kết quả của sự phát triển thể chất của não bộ. Nói cách khác, nền tảng vật chất quyết định kiến ​​trúc thượng tầng.

nếu một đứa trẻ lấy đồ chơi của một đứa trẻ khác, cha mẹ sẽ giảng đạo lý, nói rằng đây là đồ chơi của bạn, phải đem trả lại, nhưng đứa trẻ không nghe lời và tiếp tục ‘ăn vạ’ trên mặt đất.
Nếu một đứa trẻ lấy đồ chơi của một đứa trẻ khác, cha mẹ sẽ giảng đạo lý, nói rằng đây là đồ chơi của bạn, phải đem trả lại, nhưng đứa trẻ không nghe lời và tiếp tục ‘ăn vạ’ trên mặt đất. (Ảnh: Shutterstock)

Quy luật sinh lý của bộ não

Bộ não con người từ trong ra đến ngoài, theo các chức năng chịu trách nhiệm cụ thể, có thể được chia thành ba phần:

Đầu tiên, não bò sát

Não bò sát chủ yếu là chỉ thân não của người, là lớp trong cùng của não bộ. Mười một trong số 12 dây thần kinh sọ não trong cơ thể con người được kết nối với thân não (chỉ có dây thần kinh khứu giác được kết nối trực tiếp với hệ thống chuyển tiếp). Nó chủ yếu chịu trách nhiệm duy trì các chức năng sinh lý cơ bản nhất của cơ thể con người, như nhịp tim, nhiệt độ cơ thể, tiêu hóa...v.v, vì vậy đây là khu vực phát triển đứng đầu trong não người để duy trì khả năng sinh tồn cơ bản của con người. Não bò sát cũng quyết định các hành động mang tính bản năng, các phản xạ không điều kiện. Các phản xạ này diễn ra ngay lập tức mà không phải "xin chỉ thị cấp trên".

Một người mà não bò sát không có năng lực, là coi như đã chết.

Thứ hai, não thú

Não thú đề cập đến hệ thống limbic của não, chủ yếu bao gồm vùng dưới đồi thị, đồi thị, hồi hải mã và hạch hạnh nhân, nằm bên dưới đại não, giữa tiểu não và thân não. Chức năng chính của nó chịu trách nhiệm kích thích cảm xúc và xử lý ký ức cảm xúc, điều đó có nghĩa là cảm xúc của cơ thể con người về cơ bản được điều khiển bởi hệ thống limbic. Khả năng cảm xúc của não thú có thể phối hợp não bò sát, giúp hành vi của con người hiệu quả hơn. Ví dụ, khi chúng ta nhìn thấy con hổ sẽ sợ hãi, vì vậy chúng ta ngay lập tức bỏ chạy, nhờ đó nâng cao khả năng sinh tồn.

lý do trẻ em không thích nói lý lẽ là kết quả của sự phát triển thể chất của não bộ.
Lý do trẻ em không thích nói lý lẽ là kết quả của sự phát triển thể chất của não bộ. (Ảnh: Shutterstock)

Thứ ba, não mới

Não mới chủ yếu đề cập đến vỏ não của con người, được chia thành 4 thùy: thùy trán, thùy thái dương, thùy chẩm và thùy đỉnh. Thùy trán chủ yếu chịu trách nhiệm cho các kỹ năng tư duy tiên tiến như suy nghĩ và lập kế hoạch, giúp mọi người tìm cách giải quyết vấn đề và điều chỉnh cảm xúc quá mức. Người sống đời sống thực vật thông thường chính là vỏ não bị tổn thương, ảnh hưởng đến suy nghĩ và trí nhớ.

Theo chức năng chịu trách nhiệm của từng bộ phận trong não, chúng ta có thể thấy rằng não bò sát đảm bảo khả năng sinh tồn cơ bản của con người. Với não bò sát, chúng ta có thể thở, tìm thức ăn và bảo vệ chính mình. Não thú có thể làm cho não bò sát của chúng ta vận hành hiệu quả hơn, giúp chúng ta có nỗi sợ hãi để thoát khỏi nguy hiểm và có niềm vui để theo đuổi hạnh phúc. “Não mới” là hệ thống quản lý tiên tiến nhất, có thể suy nghĩ, suy luận và lập kế hoạch, để tối đa hóa các khả năng khác nhau của chúng ta và thu được lợi ích tối đa.

Từ dưới lên trên, chúng ta sẽ thấy rằng đáy là não bò sát, sau đó là não thú và cuối cùng là não mới. Điều đó có nghĩa là, trong toàn bộ quá trình phát triển não bộ, não bò sát là phát triển đầu tiên vì nó đảm bảo sự sống của chúng ta. Nó chứng minh một sinh mệnh còn sống, vì vậy nó phát triển đầu tiên, và được phát triển cơ bản khi hình thành thai nhi. Sau đó đến não thú, và cuối cùng là não mới.

Não thú và não mới có một thời gian tương đối dài để hoàn thành, và sẽ tiếp tục phát triển sau khi sinh. Nhìn vào hình bên dưới, lý do thông tin thùy trán được sử dụng, là vì khả năng tư duy logic của con người chủ yếu đến từ thùy trán:

Từ hình vẽ chúng ta có thể thấy rằng trong toàn bộ quá trình tăng trưởng, sự phát triển của thùy trán đã bị tụt lại phía sau hệ thống limbic, và thùy trán sẽ không phát triển hoàn thiện cho đến khoảng 24 tuổi. Vì vậy, trước 24 tuổi, trẻ em dễ bị chi phối cảm xúc.

Do đó, mặc dù chúng ta cũng muốn trẻ em có thể nói lý lẽ, tuân thủ các quy tắc và tỉ mỉ như người lớn, nhưng xét về sự phát triển của não bộ, khía cạnh thể chất không hỗ trợ khả năng cho trẻ để làm như vậy. Vì vậy không thể đạt được mong đợi của cha mẹ.

Tóm tắt

Bộ não của chúng ta phát triển não bò sát trước, sau đó não thú và cuối cùng là phát triển não mới. Điều này cũng xác định rằng trẻ em là đối tượng của não thú nhiều hơn. Chúng sẽ khóc la nếu chúng không nhận được và chúng sẽ tự do lấy khi chúng thích. Và một khi chúng bị chi phối bởi não thú, mọi suy nghĩ logic sẽ bị loại trừ, tại thời điểm này, cha mẹ muốn thuyết phục con cái bằng lý lẽ logic, điều này chẳng phải là ‘đàn gảy tai trâu’ hay sao?

Cha mẹ có thể giảng đạo lý với con cái, nhưng đừng cố gắng thuyết phục chúng bằng lý lẽ. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, cần phải kiên trì các nguyên tắc, sự nghiêm khắc và làm gương mẫu cho con cũng là điều hết sức cần thiết.

***

Tất nhiên, những lập luận nêu trên có thể không hoàn toàn đúng, nhưng cũng có thể là một tham khảo cho các bậc cha mẹ chúng ta. Hiểu được điều này, có lẽ chúng ta sẽ không quá thất vọng khi “phân tích, nói lý lẽ hoài mà sao con chẳng hiểu”. Bởi những đứa trẻ của chúng ta, rốt cuộc vẫn chỉ là một đứa trẻ “sẽ la khóc khi không nhận được, sẽ tự do lấy khi thích”. Từ đó, mỗi bậc cha mẹ sẽ có một phương pháp để giáo dục con tốt nhất.

Hòa An
Theo aboluowang.com

Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Cha mẹ có biết tại sao việc rao giảng không hiệu quả với trẻ con