Buông tay, và con bạn sẽ trưởng thành

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sau khi tôi lớn lên, bố mẹ vẫn ‘không làm gì’, không giúp tôi chăm sóc con cái, không giúp tôi đóng học phí ở nước ngoài. Trải nghiệm này khiến tôi suy nghĩ về sự nghiệp của mình, làm thế nào để có thể dễ dàng nuôi dưỡng con cái bằng một tâm trí bình thản không tức giận với những áp lực từ mọi phía...

Tác giả Quách Diệp Trân (Guo Yezhen), từng là một “quý phụ” quý phái và vô ưu, sau khi trải qua biến cố gia đình, chồng phá sản, ly hôn, đơn thân nuôi dưỡng con cái, cuối cùng đã trở thành một "quỳ phụ" khom lưng vất vả lo toan cho gia đình. Hiện tại, bà là phó giáo sư tại Khoa Giáo dục Mầm non và Gia đình tại Đại học Giáo dục Quốc gia Đài Bắc. Bà cũng là điểm đến tư vấn đáng tin cậy cho sinh viên, phụ huynh và cả giáo viên.

Tháng 3/2018, một nhóm trên mạng xã hội gồm những người hâm mộ Phó giáo sư Quách Diệp Trân đã được thành lập. Trên đó, một bài đăng có tên "Con đường sự nghiệp không dựa vào trình độ học vấn" có hơn 300.000 lượt like và share, đã thu hút nhiều phương tiện truyền thông đưa tin.

Trong cuốn sách "Chúng tôi, đồng hành nhưng không trói buộc nhau", Quách Diệp Trân đã chia sẻ triết lý giáo dục của bà, đó là “vô vi mà trị”, “không mưu mà hợp”, thật trùng khớp với triết lý của Lão Tử.

Đối mặt với những lo lắng về trẻ nhỏ trong gia đình, dạy cũng không được, không dạy cũng chẳng xong, câu chuyện của Quách Diệp Trân và những đứa trẻ đã giúp độc giả hiểu được trạng thái “đồng hành nhưng không trói buộc”, một cảnh giới tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái.

Bài viết này là một đoạn trích từ cuốn "Chúng tôi, đồng hành nhưng không trói buộc nhau”. Trong đó kể lại kinh nghiệm nuôi dưỡng con cái tuổi vị thành niên của bà Quách Diệp Trân.

***

Khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi sống ở đoạn đầu của đường North Yanping. Nó cách xa trường tiểu học tôi đang học một chút, đại khái là tôi phải đi bộ khoảng hai trạm dừng. Khi tôi lớn lên, nghĩ lại điều đó thật không thể tượng tưởng nổi. Làm sao mẹ tôi có thể yên tâm đến nỗi để một cô bé học lớp một tự mình đi học xa như vậy, hơn nữa không nhờ anh chị em đi cùng. Nhưng bởi vì bố mẹ tôi từ sớm đã ‘buông tay’, thậm chí đẩy tôi ra, cho nên tôi mới có thể tự mình đi đến trường, hơn nữa còn quen với việc tự lập, tự mình lo toan.

Làm sao mẹ tôi có thể yên tâm đến nỗi để một cô bé học lớp một tự mình đi học xa như vậy, hơn nữa không nhờ anh chị em đi cùng.
Làm sao mẹ tôi có thể yên tâm đến nỗi để một cô bé học lớp một tự mình đi học xa như vậy, hơn nữa không nhờ anh chị em đi cùng. (Ảnh: Shutterstock)

Khi con trai chào đời, tôi cảm thấy bối rối và lo lắng. Tôi bế đứa trẻ trở về nhà mẹ đẻ mỗi ngày, mãi cho đến khi mẹ tôi nói: "Con không được phép về nhà mỗi ngày nữa". Điều này buộc tôi phải tự mình đối mặt với đống tã lót, ho hắng và tiếng khóc dường như không ngớt mỗi đêm...

Đồng nghiệp của tôi, người bằng tuổi mẹ tôi, cảm thấy khó hiểu: "Tôi thực sự muốn con gái về nhà và bám lấy tôi. Nhưng chúng đã từ chối. Tại sao cháu vừa về đến cửa, thì mẹ cháu lại đẩy đi như vậy?”.

Khi chuẩn bị đi du học, một số người khuyên tôi năm đầu tiên nên gửi con cho bố mẹ nuôi, đợi cuộc sống ổn định rồi hẵng đón chúng. Nhưng bố mẹ tôi kiên quyết từ chối: "Tự mình sinh, tự mình dưỡng". Thế là, trong tình trạng một câu tiếng Anh cũng không nói rõ, tôi phải dắt theo đứa con bốn tuổi và sáu tuổi của mình đi du học.

Việc ‘không làm gì cả’ của bố mẹ đã khiến tôi có đủ can đảm để làm nên những thành tích đáng kinh ngạc ngay từ khi còn nhỏ. Ví dụ, vào năm lớp ba của trường tiểu học, tôi đã đi thi dàn hợp xướng thiếu nhi nổi tiếng nhất ở Đài Bắc, và lớp năm của trường tiểu học, tôi đã phối hợp với các bạn cùng lớp để tham dự Giải thưởng Five Lights Award (một cuộc thi hát được tổ chức ở Đài Bắc).

Sau khi tôi lớn lên, bố mẹ vẫn ‘không làm gì’, không giúp tôi chăm sóc con cái, không giúp tôi đóng học phí ở nước ngoài. Trải nghiệm này khiến tôi suy nghĩ về sự nghiệp của mình, làm thế nào để có thể dễ dàng nuôi dưỡng con cái bằng một tâm trí không tức giận với những áp lực từ mọi phía. Vì vậy mà, bây giờ tôi có thể nói về chủ đề này ở mọi nơi và cung cấp lời khuyên cho các bậc cha mẹ.

Bạn có cho rằng bố mẹ tôi ‘độc ác’ không? Tôi đã từng hỏi mẹ: "Làm thế nào mà mẹ có thể yên tâm để một cô bé với đôi chân ngắn tũn có thể đi bộ xa như thế đến trường?"

Mẹ tôi nói: "Mẹ đã theo dõi con một vài lần và mẹ biết con vẫn ổn".

Tôi lại hỏi: "Làm thế nào mẹ có thể yên tâm rằng con có thể tự mình tham gia vào các cuộc thi ngoài xã hội? Mẹ không sợ con sẽ bị lừa sao?"

Mẹ tôi nói: "Theo kết quả quan sát của mẹ và dì, con không lừa dối người khác, thì sẽ không sao".

Té ngã, tự mình đứng lên

Tôi nhìn thấy từ cha mẹ tôi: Buông tay, đứa trẻ sẽ phát triển sức mạnh. Bởi vì một khi cha mẹ lên tiếng và can thiệp, não của trẻ sẽ ngừng hoạt động, ngừng tưởng tượng và ngừng lập kế hoạch. Chỉ khi bạn buông tay, đứa trẻ sẽ té ngã, và vì không ai vội vàng giúp đỡ, nó sẽ tự mình đứng dậy, và sẽ cố gắng tự mình giải quyết vấn đề.

Chỉ khi bạn buông tay, đứa trẻ sẽ té ngã, và vì không ai vội vàng giúp đỡ, nó sẽ tự mình đứng dậy, và sẽ cố gắng tự mình giải quyết vấn đề.
Chỉ khi bạn buông tay, đứa trẻ sẽ té ngã, và vì không ai vội vàng giúp đỡ, nó sẽ tự mình đứng dậy, và sẽ cố gắng tự mình giải quyết vấn đề. (Ảnh: Shutterstock)

Trong thời gian tôi lớn lên, bố mẹ đã dành cho tôi rất nhiều niềm tin, phần lớn chỉ là để mắt chú ý một chút mà thôi. Nếu đứa trẻ gặp nguy hiểm, thực sự không làm được, họ cũng chỉ là ra tay giúp đỡ một chút. Tất nhiên, cũng bởi vì họ dành ít năng lượng cho trẻ con, cho nên họ chăm sóc bản thân mình rất tốt, trở thành một hình mẫu trong hành trình cuộc sống của đứa trẻ.

Có lẽ vì sự yên tâm và buông tay của họ, giờ đây tôi là phó giáo sư tại trường đại học, anh trai tôi là bác sĩ, còn em trai tôi là một doanh nhân thành đạt. Hơn nữa, chúng tôi dám khác biệt với những người trong giới chủ lưu khác. Tôi dám nghiên cứu về giáo dục giới tính cho trẻ em, vấn đề còn mơ hồ nhưng rất quan trọng trong xã hội; anh tôi dám nói với mọi người rằng ‘đừng ăn mì’; và em trai tôi ở trong một khu buôn bán xảo quyệt, trong cuộc phiêu lưu mạo hiểm, vẫn dễ dàng cho đi.

Tôi cũng nhờ vào triết lý nhân sinh “không làm gì” mà được nếm trải rất nhiều mùi vị. Nó giống như khi tôi ngồi thiền một cách lặng lẽ, tôi không cố gắng suy nghĩ về bất cứ điều gì, để mặc cho cái đầu thần bí và vĩ đại tự nghĩ ra những ý tưởng sáng tạo. Tôi gần như có thể mỗi ngày hoàn thành một bài viết, hơn nữa điều đáng kinh ngạc là hễ ngồi xuống thì não tự động nghĩ ra, nó giống như tiếng nổ, viết ra những gì bộ não muốn tôi viết. Tôi không cảm thấy như mình đang viết, nhưng đầu tôi đang tuôn ra những gì nó sắp nói. Hoặc khi tôi làm việc mệt và chạy đi ngủ, cái đầu bí ẩn và vĩ đại của tôi đang yên lặng bỗng trở nên thông minh, và những luận điểm hay khái niệm ban đầu mà tôi không thể hiểu, lúc này trên giường đã có thể hiểu rõ ràng.

Tất nhiên, các con tôi và học sinh của tôi, dưới sự yên tâm và buông tay, ‘không làm gì’ của tôi, chúng đã trở nên mạnh mẽ và độc lập hơn rất nhiều.

Nếu bạn luôn quen với việc "phải làm một cái gì đó", như thể phải như vậy thì mới có thể đảm bảo làm được một điều gì, thì nay thử cho phép mình "không làm gì". Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng nhiều người, nhiều việc và sự vật, dù bạn “không làm gì” nhưng mọi thứ vẫn có thể tự di chuyển, tự mình thành tựu.

"Ngã vô sự nhi dân tự phú, ngã vô dục nhi dân tự phác" - Chương 57 của Đạo Đức Kinh.

Dịch nghĩa: Ta không ban giáo lệnh mà dân tự giàu có, ta không có dục vọng mà dân tự động trở nên chất phác.

Kết luận: ‘Không làm gì’, buông tay và yên tâm, nhất định sẽ có thể xuất sinh sức mạnh.

Hòa An (biên dịch)
Theo today.line

Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Buông tay, và con bạn sẽ trưởng thành