Vượt qua 6 quốc gia mà không có hộ chiếu, nhà bất đồng chính kiến người Trung Quốc đến được Thụy Điển một cách thần kỳ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một nhà bất đồng chính kiến người Trung Quốc tên là Lý Tân An đã trốn khỏi Trung Quốc và ở lại Thái Lan trong 9 năm. Anh đã một mình vượt qua biên giới sáu nước mà không có hộ chiếu. Gần đây, anh đã đến được Thụy Điển một cách kỳ diệu, sau khi bị giam giữ gần nửa năm ở Singapore.

Trước đó vào năm 2011, Lý Tân An bị bắt vì tham gia Cách mạng Hoa nhài. Sau đó, anh đi xuyên qua Việt Nam và đến Thái Lan dù không có hộ chiếu. Tháng 10 năm ngoái, anh quyết tâm rời khỏi Thái Lan dù tình hình dịch bệnh đang phức tạp và trở thành kẻ lưu vong qua biên giới Thái Lan - Malaysia.

Tháng 12 năm ngoái, sau khi tới Singapore anh đã bị bắt.

Gần đây, Lý Tân An đã nhận lời trả lời phỏng vấn của tờ Epoch Times và chia sẻ kinh nghiệm của mình sau khi rời Trung Quốc.

Anh kể lại: “Tôi đến Myanmar lần đầu tiên vào năm 2001. Tôi nhận thấy đất nước này có những nhóm lực lượng ly khai có vũ trang, nó không thích hợp để vượt biên. Sau đó, tôi trở lại Quảng Tây, Trung Quốc và từ Quảng Tây qua Việt Nam.

Lúc đó, Đại sứ quán Hà Lan đã giúp đỡ tôi về mặt tài chính. Và tôi đã từ Việt Nam đến biên giới Campuchia, và sống trong một ngôi chùa ở Campuchia trong một vài tháng. Tôi chỉ ăn một bữa một ngày. Và chi 20 đô la trong 100 đô la cuối cùng để mua một vé tham quan Angkor Wat, và từ đó vượt rào qua Thái Lan”.

Sau khi nhập cảnh, một người Thái đưa Lý Tân An về nhà. Sớm hôm sau, anh ta đưa Lý Tân An vượt biên bằng xe máy và mua vé đi Bangkok. Ở Thái Lan, Lý Tân An muốn được Liên Hợp quốc (LHQ) bảo hộ và tiếp tục sống bằng nghề hướng dẫn viên du lịch. Được 9 năm, tình hình dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát, ngành du lịch cũng vì thế mà lao đao, anh đành phải nghỉ việc và tìm kiếm một cơ hội khác.

Anh nghĩ: “Thái Lan là một đất nước trung lập. Lại không phải thành viên thường trực của LHQ. Nơi đây không phải là một nơi thích hợp để dừng chân. Vì thế, chỉ có thể đến các nước Âu - Mỹ hoặc Úc, thì mới được an toàn”.

Nhập cảnh trái phép vào Singapore

Tại Malaysia, Lý Tân An trước tiên muốn qua Indonesia và sau đó mua vé tàu tới Úc. Tuy nhiên, dịch bệnh đã khiến con đường đến Indonesia cũng bị đóng lại. Anh bị mắc kẹt ở Kuala Lumpur và nhận được 1.000 đô la tiền cứu trợ của một tổ chức nhân đạo Trung Quốc tại Hoa Kỳ.

Anh chia sẻ: “Tôi cần khoản tiền 1.000 đô để trang trải chi phí trên đường đi. Tôi phải thay đổi lịch trình của mình khi phương tiện giờ đây khá là khó khăn. Singapore là địa điểm gần hơn, tuy vậy giá thuyền cũng rất đắt đỏ”.

Anh bắt đầu nghiên cứu ảnh vệ tinh, xem xét cách tránh camera giám sát, cảnh sát biển và tàu bè. Nếu bị dừng lại giữa chừng, rất có thể sẽ bị Malaysia trực tiếp đuổi về và bắt giữ. Anh ăn thịt bò và tập thể dục trong hơn 20 ngày, chuẩn bị đồ đạc cho hành trình dài.

Khoảnh khắc xuống nước anh đã cầu nguyện, anh cảm thấy mình sắp chết. Anh nói: "Tôi thực sự không muốn như thế này. Một là tôi cảm thấy không đủ đàng hoàng, hai là tôi đã vắt kiệt sức lực của mình ở Trung Quốc. Tất nhiên, đây là thể hiện thái độ bất bình và lý tưởng của tôi. Nhưng quả thực rất gian khổ”.

Anh đã phải ở dưới nước liên tục trong 5 giờ đồng hồ. Lý Tân An nhìn những vì sao trên bầu trời, Malaysia đang xa dần và Singapore đang hiện ra trước mắt. Anh bắt đầu thấy khá hơn mặc dù ngâm mình dưới làn nước.

Vì dịch bệnh nên Lý Tân An không thể mua phao cứu sinh và áo phao dành cho người lớn. Anh đã phải mua một chiếc phao cứu sinh dành cho trẻ em. Anh cho Kinh thánh và các giấy tờ quan trọng vào một chiếc túi không thấm nước, bọc tiền vào một túi nilon và mang trên lưng hai quả bóng chuyền.

Khi vào đến bờ, anh nghĩ mình đã bị phát hiện khi thấy có người chụp ảnh và gọi điện báo cảnh sát. Chỉ một lúc sau vài chiếc ô tô chạy đến, có khoảng 20-30 cảnh sát đã lao xuống nước để bắt người. Anh đã đi qua họ một cách bình tĩnh.

Đến nhà tù nhập cư vào lễ Giáng sinh

Không có giấy tờ, nên Lý Tân An không thể thuê khách sạn, anh chỉ có thể qua đêm ở bên ngoài. Anh nhẩm tính rằng Singapore là một thương cảng sầm uất ở Châu Á, có thể đi từ Singapore sang Indonesia, sau đó lên tàu chở hàng đến Châu Âu hoặc Úc.

Khi đến một nhà thờ ở Singapore, một người phụ nữ đã nói với anh: “Anh đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp của Singapore, anh sẽ bị bắt”. Cảnh sát đến khám xét đồ sau đó đưa anh về đồn. Anh bị đưa đến nhà tù nhập cư vào lúc nửa đêm. Nơi anh bị giam giữ là căn phòng lớn nhất trong tầng hầm và anh trở thành đối tượng giám sát chính. Công tố viên đã thẩm vấn anh qua đêm.

"Cuộc thẩm vấn được tiến hành vào lúc 2 giờ tối hôm đó, chủ yếu vì họ sợ tôi là gián điệp. Nhiều người đến thẩm vấn tôi, trong đó có cả nhân viên an ninh. Tôi nói với họ về hoàn cảnh của mình và đang cố gắng tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài, vì vậy cuộc thẩm vấn đã hiệu quả hơn”. Sau khi bị loại trừ thân phận gián điệp, Lý Tân Anh đối mặt với việc bị giam giữ và trục xuất.

"Đây là điều khủng khiếp nhất đối với tôi. Họ cũng nói rằng tôi sẽ phải bị gửi trở lại Trung Quốc; tôi ngay lập tức nói rằng, tôi không thể quay lại Trung Quốc", Lý Tân An nhớ lại.

Hai hoặc ba ngày sau, những người từ Đại sứ quán Trung Quốc gửi cho anh một mẫu đơn thông qua nhân viên Cục Di trú Singapore, với thông tin gia đình và các nội dung khác, sẵn sàng xin cấp hộ chiếu cho anh. Trong chuyên mục về vấn đề hộ chiếu trên đơn, anh đã viết một lời tuyên bố: “Tôi không muốn làm hại Singapore, hãy giúp tôi một khoản tiền. Một đất nước văn minh chắc chắn sẽ không bắt tôi trở lại Trung Quốc”.

Khi còn tại Malaysia, Tân An đã đến Đại sứ quán của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) để phản đối việc chính quyền này phát tán dịch bệnh ra thế giới, sau đó anh đã suýt bị taxi tông và bị một số người lạ theo dõi. Anh nói: “Tôi yêu cầu tổ chức ngầm lớn nhất thế giới này phải lên tiếng và tôi nói với họ rằng tôi sẽ tới để phản đối”.

Luật pháp của Singapore rất nghiêm khắc và đòn roi vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Tân An được biết rằng một người nhập cảnh lậu từ nước khác đến như anh sẽ phải lãnh ba roi. “Tôi đã suýt phải nhận đòn roi, nhưng nhờ có giấy tờ bảo hộ của LHQ và giao tiếp tốt với công tố viên, điều này đã được miễn trừ”, Lý Tân An kể lại.

Những người ở Đại sứ quán Trung Quốc không bao giờ có mặt, nhưng nhiều tù nhân trong tù khuyên anh nên trở về Đại lục. “Tôi không biết ĐCSTQ đã nói gì nhưng các tù nhân và cả quản giáo cũng khuyên tôi quay trở về. Họ đều nói rằng ở đây rất khổ sở và chỉ cần tôi đồng ý thì tôi sẽ được ra khỏi đây”, Tân An nhớ lại.

Anh nói: “Nhưng tôi lại cảm thấy lo lắng nếu bị trục xuất. Họ nói rằng sẽ cấp hộ chiếu cho tôi, ĐCSTQ chỉ đợi tôi bị trả về”.

Anh đã nhiều lần nhấn mạnh với các quan chức Singapore rằng anh ra đi vì lý do chính trị và cũng xin tị nạn ở Singapore. Việc ép buộc anh hồi hương sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia của đất nước. Nhưng vì Singapore không có chính sách tị nạn nên anh hy vọng họ sẽ liên hệ với Đại sứ quán Hoa Kỳ.

Tân An nói rằng: "Bức thư tôi viết cho Đại sứ quán Hoa Kỳ cũng đã bị thu giữ. Người ta cho rằng Singapore rất sợ ĐCSTQ, bởi vì Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Singapore".

Trong tù, Tân An hoàn toàn bị cắt đứt liên lạc với thế giới bên ngoài, dù vậy, anh vẫn rất cố gắng kiên cường, “Tôi luôn cố gắng giữ vững lập trường. Việc tôi bị bắt cũng không ai biết, do vậy không có bất cứ liên lạc nào”, anh nói.

Sau khi bị giam giữ một hoặc hai tháng, một quan chức LHQ đã tìm đến anh và thực hiện một vài cuộc nói chuyện.

Một điều may mắn

Sau khi bị giam giữ ở Singapore trong bốn hoặc năm tháng, một ngày anh được thông báo rằng mình sẽ được trả tự do. Sau đó có người nói với anh rằng LHQ đã can thiệp vào sự việc của anh và anh cảm thấy biết ơn vì điều đó.

Anh đã được thả và chuyển đến địa điểm di trú. Đất nước Thụy Điển đã đồng ý cho anh tị nạn, anh vui vẻ nói: “Cảm ơn Thụy Điển vì đã cân nhắc trường hợp của tôi. Lúc đó tôi đã đặt vé đến Doha và sau đó tới Thụy Điển”.

“Khi nghĩ về điều đó, đôi khi tôi cảm thấy buồn cười. Tôi thậm chí không có hộ chiếu ở Trung Quốc và đây là lần đầu tiên tôi sử dụng hộ chiếu để qua biên giới.

Chúa đã không bỏ rơi tôi và sắp xếp để tôi tới được đất nước tôi yêu thích nhất. Tôi biết ơn Chúa vì điều này. Từ góc độ chính sách tị nạn, các nước Châu Á là một vùng trũng của nhân loại. Các nước Châu Âu và Mỹ, bao gồm New Zealand và Canada, đều đứng ở vị trí cao nhất trong vấn đề nhân quyền. Họ đều là những quốc gia tôn trọng các giá trị phổ quát và tôn trọng nhân quyền”, anh chia sẻ.

Hiện tại, Lý Tân An đang sống ở một vùng nông thôn Thụy Điển. Anh nói rằng đó là một thị trấn nhỏ cách Stockholm không xa. Đất nước này vô cùng xinh đẹp, mỗi ngôi nhà như một tác phẩm nghệ thuật trong truyện cổ tích. Tân An dự định sẽ học ngôn ngữ để thích nghi với cuộc sống mới.

Mong muốn lớn nhất của anh là hy vọng Trung Quốc cũng sẽ tiến tới trở thành một quốc gia dân chủ trong tương lai.

Từ Tịnh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Vượt qua 6 quốc gia mà không có hộ chiếu, nhà bất đồng chính kiến người Trung Quốc đến được Thụy Điển một cách thần kỳ