Vụ giải cứu ly kỳ nhất thế giới: 33 thợ mỏ mắc kẹt ở độ sâu 700m sống sót thần kỳ

Giúp NTDVN sửa lỗi

33 người đàn ông bị mắc kẹt dưới lòng đất sâu hơn 700m trong 69 ngày, chiến đấu với đói khát và bệnh tật trong bóng tối tù túng. Khi lên tới mặt đất an toàn, tất cả họ đều nói về một sức mạnh đã giúp họ trụ vững trong hoàn cảnh tăm tối đó, và tất cả đều tin rằng có một người thứ 34 bí ẩn đã luôn ở bên họ...

Tròn 10 năm sau vụ sập hầm tại San José (Chile), giới truyền thông thế giới cho rằng, việc cứu sống 33 thợ mỏ mắc kẹt dưới độ sâu 700m trong hơn 2 tháng là cuộc giải cứu thần kỳ nhất trong lịch sử cứu hộ, khiến cả thế giới xúc động.

Dấu hiệu báo trước

Sáng ngày 5/8/2010 cũng như mọi ngày, Jorge Galleguillos, một thợ mỏ kỳ cựu ở mỏ San José nằm ở sa mạc phía bắc Chile cúi đầu làm dấu thập giá, bày tỏ lòng kính ngưỡng Đức Mẹ Maria trước khi tiến vào bên trong hầm mỏ. Hầu hết những người thợ mỏ làm việc tại đây đều làm dấu Thánh trước khi thang máy dần đưa họ xuống tầng thấp hơn dưới lòng đất.

Trong khi đang làm việc ở độ sâu 700m, Galleguillos chợt nghe thấy vài tiếng động lạ, nhưng ông vẫn tiếp tục làm việc. Cùng lúc ấy, ông nhớ lại đã thấy thứ gì đó giống như “một con bướm trắng” lơ lửng trong đường hầm. Nhưng đồng nghiệp của ông là Franklin Lobos lại cho rằng, đó là đá trắng, thạch anh mờ đục khi bắt gặp ánh sáng.

Trong khi đang làm việc ở độ sâu 700m, Galleguillos chợt nghe thấy vài tiếng động lạ, nhưng ông vẫn tiếp tục làm việc.
Trong khi đang làm việc ở độ sâu 700m, Galleguillos chợt nghe thấy vài tiếng động lạ, nhưng ông vẫn tiếp tục làm việc. (Minh họa: Wikimedia Commons)

Đối với Galleguillos lúc ấy, thứ ông nhìn thấy trong ánh sáng mờ mờ của đường hầm là bướm trắng, đá trắng, hay điều gì lạ thường ông cũng không chắc lắm. Nhưng trong văn hóa truyền thống của đất nước ông, loài vật màu trắng là biểu thị cao quý cho thấy Thiên Chúa hiện diện.

Như một trận động đất

Mỏ San José hơn 100 tuổi, giờ bị “lão hóa” nghiêm trọng qua một thế kỷ “đào bới và nổ mìn”, đã làm cấu trúc bên trong của nó yếu ớt hơn bao giờ hết. Mỏ cũng nổi tiếng với các điều kiện làm việc khá “nguyên thủy”, và thiếu hệ thống an toàn chiếu sáng, bao gồm cả đường thoát hiểm cũng trở nên vô dụng trong trường hợp khẩn cấp, vì thiếu các cầu thang cần thiết để dẫn lên phía trên mặt đất.

Chiều hôm ấy, những người thợ mỏ bỗng nghe thấy một tiếng nổ, rồi khói bụi và đất đá bủa vây họ tưởng như một tòa nhà chọc trời khổng lổ đang đổ sập xuống. Ở dưới độ sâu hơn 700m, họ không hề biết rằng có một khối đá mắc-ma to cỡ tòa nhà 45 tầng bị vỡ nứt rời ra khỏi ngọn núi, đã rơi xuống khu vực hầm mỏ bên dưới, gây ra một phản ứng dây chuyền có lực chấn động ngang một trận động đất. Vách hầm bắt đầu rung lên, và những tảng đá to bằng quả cam rơi lả tả xung quanh họ.

Khi cơn rung chấn ngừng hẳn, họ thấy mình bị mắc giữa bốn bề đất đá, mọi thứ có thể kết nối với mặt đất đều bị chặn: Lối thoát hiểm, điện, nước, khí, hệ thống liên lạc… 33 người đàn ông - chưa biết mức độ và nguyên nhân của cuộc tàn phá dữ dội ấy - vội vã di chuyển tới một phòng trú ẩn có diện tích tương đương một căn phòng nhỏ.

Khi cơn rung chấn ngừng hẳn, họ thấy mình bị mắc giữa bốn bề đất đá, mọi thứ có thể kết nối với mặt đất đều bị chặn: Lối thoát hiểm, điện, nước, khí, hệ thống liên lạc…
Khi cơn rung chấn ngừng hẳn, họ thấy mình bị mắc giữa bốn bề đất đá, mọi thứ có thể kết nối với mặt đất đều bị chặn: Lối thoát hiểm, điện, nước, khí, hệ thống liên lạc... (geograph.org.uk)

Tại đây, họ tìm thấy một phần thực phẩm dự trữ đủ cho 25 người dùng tiết kiệm trong 2 ngày, gồm 1 lon cá hồi, 1 hộp đào, 1 hộp đậu Hà Lan, 18 hộp cá ngừ, 93 gói bánh quy, 10 chai nước và 24 lít sữa đặc (8 trong số đó đã bị hư hỏng), cùng một số loại thuốc đã hết hạn. May mắn thay, họ vẫn còn hàng nghìn lít nước dùng làm mát động cơ máy móc ở dưới tầng hầm.

Trong không gian chật hẹp, tăm tối và ẩm thấp, những con người bị “cầm tù” trong các khối đá buộc phải học cách thích nghi với cuộc sống khắc nghiệt dưới lòng đất.

Thực phẩm được phân bổ một cách khắt khe cho mỗi người: Một cái bánh quy, một thìa cá ngừ và một ít nước cho bữa ăn duy nhất trong ngày vào buổi trưa. Với một ít ca-lo đó, 33 con người cầm cự tới trưa ngày hôm sau.

Sau hai tuần trụ dưới lòng đất, thức ăn chỉ còn đủ để cung cấp cho mỗi người một chiếc bánh quy cho mỗi hai ngày, rồi ba ngày và có lúc tại một thời điểm, một lát đào có kích thước bằng ngón tay cái đã được tỉ mỉ chia thành 33 mảnh nhỏ.

Một số người bị bệnh, một số người bị mù tạm thời bởi thiếu hụt vitamin A, một số khác gặp khó khăn đi lại và tất cả 33 người đàn ông ấy đều bị cơn đói hành hạ khốn khổ. Nhưng dù thể chất điêu đứng, nhưng tinh thần của họ vẫn quật cường.

Trong không gian chật hẹp, tăm tối và ẩm thấp, những con người bị “cầm tù” trong các khối đá buộc phải học cách thích nghi với cuộc sống khắc nghiệt dưới lòng đất.
Trong không gian chật hẹp, tăm tối và ẩm thấp, những con người bị “cầm tù” trong các khối đá buộc phải học cách thích nghi với cuộc sống khắc nghiệt dưới lòng đất. (Minh họa: blog.martelange.ovh)

Phép lạ tồn tại

Có một điều lạ là dù trong hoàn cảnh tối tăm, tù túng, hôi hám, dù thể chất tàn tạ nhưng những người thợ mỏ ấy vẫn hằng ngày tổ chức những buổi lễ cầu nguyện. Họ bày tỏ sự hợp nhất lòng thành hướng về Thiên Chúa. Đã có một sức mạnh cao hơn hẳn lấn át bóng ma đói khát, chết chóc, điên loạn ám ảnh 33 con người khốn khổ: Đức Tin.

Galleguillos kể lại rằng, ngay cả khi tình hình trở nên tồi tệ hết mức, khi nguồn thực phẩm cạn kiệt đến mức một con cá ngừ phải chia đều làm 33 miếng, ông vẫn cảm thấy sự hiện diện của Thiên Chúa.

Galleguillos hồi tưởng lại: “Bạn phải có niềm tin. Chúng tôi không bao giờ được phép đánh mất niềm tin ngay cả những thời điểm tăm tối nhất… Đức tin nuôi dưỡng bạn … Đức tin là cuộc sống”.

Alex Vega (31 tuổi) là thế hệ thợ mỏ thứ hai đã bị viêm loét dạ dày một vài tháng trước khi bị mắc kẹt dưới lòng đất. Anh đã phải chia một viên thuốc thành bốn phần để mỗi ngày chỉ được phép uống một phần nhỏ đó. Cái đói càng làm cho căn bệnh dạ dày của Vega trở nên tồi tệ hơn. Nhưng ngay cả khi những cơn đau hành hạ liên miên như vậy, Vega chưa bao giờ ngừng cầu nguyện Thiên Chúa.

“Bạn phải có niềm tin. Chúng tôi không bao giờ được phép đánh mất niềm tin ngay cả những thời điểm tăm tối nhất… Đức tin nuôi dưỡng bạn … Đức tin là cuộc sống”.
“Bạn phải có niềm tin. Chúng tôi không bao giờ được phép đánh mất niềm tin ngay cả những thời điểm tăm tối nhất… Đức tin nuôi dưỡng bạn … Đức tin là cuộc sống”. (Minh họa: Pickpik)

33 con người giữ vững đức tin ngay cả khi không có hy vọng. Luis Urzua, 54 tuổi nói anh không tin vào may mắn, nhưng anh có Đức Tin. Bị giam hãm trong một không gian chật hẹp, trong cái đói khát cấu xé ruột gan, ranh giới Thiện-Ác trong mỗi con người bị “cầm tù” quá mong manh, nhưng ông cho biết: “Ma quỷ không thể làm bất cứ điều gì vì Thiên Chúa hiện diện bên cạnh chúng tôi”.

Khi một đồng nghiệp của Luis Urzua đổ bệnh, 32 người còn lại đồng lòng cầu nguyện Thiên Chúa, và kỳ lạ thay “ngày hôm sau, anh ấy khá hơn. … Anh ấy đã phục hồi tốt hơn tất cả chúng tôi”, Luis Urzua cho biết. Trong những thời điểm hiểm nghèo như thế, họ vẫn một mực giữ vững niềm tin.

Thợ mỏ Jimmy Sanchez đã gửi những dòng viết về đức tin trong các lá thư gửi lên mặt đất như sau: “Thực sự có người thứ 34 ở bên chúng tôi, Thiên Chúa chưa bao giờ bỏ chúng ta ở đây”.

Những lời nhắn đó của Jimmy Sanchez đã gợi nhắc nhớ đến câu chuyện trong Kinh Thánh về ba tín đồ Shadrach, Meshach và Abednego bị hỏa thiêu tại lò Babylon, nhưng không hề hấn gì vì đã nhìn thấy một người gửi thiên thần đến đó bảo vệ họ.

Câu chuyện trong Kinh Thánh về ba tín đồ Shadrach, Meshach và Abednego bị hỏa thiêu tại lò Babylon, nhưng không hề hấn gì vì đã nhìn thấy một người gửi thiên thần đến đó bảo vệ họ.
Câu chuyện trong Kinh Thánh về ba tín đồ Shadrach, Meshach và Abednego bị hỏa thiêu tại lò Babylon, nhưng không hề hấn gì vì đã nhìn thấy một người gửi thiên thần đến đó bảo vệ họ. (Wikimedia Commons)

Sức mạnh của lời cầu nguyện đã gắn kết các thợ mỏ với nhau trong suốt 69 ngày. Thợ mỏ Pedro Cortez 26 tuổi cho biết: “Khi chúng tôi cầu nguyện, chúng tôi không cầu nguyện để được giải cứu, chúng tôi cầu nguyện cho những người bên ngoài không từ bỏ chúng tôi”.

Họ chơi cờ tự tạo, trò chuyện với nhau và lắng nghe mọi tiếng động. Ngày thứ 17, Ariel Ticona, 29 tuổi chợt nghe thấy tiếng khoan. Thời điểm đó anh biết “đó là bàn tay của Chúa đã tạo nên phép lạ”. Cũng trong thời điểm bị mắc kẹt, Ariel Ticona không hề biết rằng anh đã được lên chức cha, khi cô con gái mới chào đời của anh được đặt tên là Esperanza, nghĩa là Hy vọng.

Ngày thứ 17 ở tận cùng “hang” sâu dưới lòng đất, 33 con người vẫn sống sót một cách thần kỳ. Mặc dù bị chia cắt bởi hơn 700m toàn đá tảng, cả những người cứu hộ lẫn người được cứu đều có cùng một nguyên tắc làm nên động lực cho họ: ĐỨC TIN và HY VỌNG.

“Không công nghệ nào có thể làm được, Chúa đã giúp chúng tôi!”

Hy vọng chính là điều đã giúp cho những người cứu hộ vẫn mải miết tìm kiếm trong suốt 17 ngày đầu tiên sau vụ sập hầm, ngay cả khi họ vẫn không chắn chắn liệu còn ai có thể sống sót. Thân nhân những người thợ mỏ và cả đất nước Chile đã không từ bỏ hy vọng. Song hành với họ còn có sự hỗ trợ toàn cầu, với ba đội khoan quốc tế, NASA và hơn 10 tập đoàn đa quốc gia vào cuộc.

Hy vọng chính là điều đã giúp cho những người cứu hộ vẫn mải miết tìm kiếm trong suốt 17 ngày đầu tiên sau vụ sập hầm, ngay cả khi họ vẫn không chắn chắn liệu còn ai có thể sống sót.
Hy vọng chính là điều đã giúp cho những người cứu hộ vẫn mải miết tìm kiếm trong suốt 17 ngày đầu tiên sau vụ sập hầm, ngay cả khi họ vẫn không chắn chắn liệu còn ai có thể sống sót. (Wikimedia Commons)

Chính phủ Chile đã nhờ Greg Hall và đội ngũ chuyên gia của ông thực hiện mũi khoan thăm dò tới vị trí sập hầm. Greg Hall là người Mỹ, sở hữu ba công xưởng sản xuất khoan ở Minnesota, Texas và Chile đứng đằng sau cuộc giải cứu 33 thợ mỏ Chile vào đúng thời điểm khi họ đã cạn kiệt nguồn thức ăn.

Thách thức lớn nhất đối với Greg Hall là làm thế nào thực hiện thành công mũi khoan thăm dò đến đúng vị trí nơi những người thợ mỏ gặp nạn. Đây là một việc quá khó khăn vì không ai xác định chính xác vị trí đó, và quá trình khoan sẽ gặp nhiều trở ngại bởi các vật cản cứng như đá thạch anh hoặc vách hầm.

Khi khoan tới độ sâu gần 140m thì mũi khoan bị mắc kẹt, Greg Hall cho biết: “Mọi tính toán đã chứng minh rằng chúng tôi đã vượt ra ngoài các thông số về kỹ thuật”. Trong khoảnh khắc đó, Hall đã thầm cầu nguyện, lời cầu nguyện mà anh không bao giờ quên: “Con cầu nguyện Chúa. 33 con người đang ở bên dưới. Chúng con đã làm mọi thứ trong khả năng có thể. Cầu xin Thiên Chúa giúp chúng con”.

Và kỳ lạ thay, mũi khoan lại bắt đầu di chuyển. Đối với Greg Hall và tất cả những người cứu hộ tại hiện trường, đó là một phép lạ. “Chúng tôi không làm được việc đó. Thiên Chúa đã làm tất cả”.

Ngay sau khi cầu nguyện, kỳ lạ thay, mũi khoan lại bắt đầu di chuyển. (Wikimedia Commons)
Ngay sau khi cầu nguyện, kỳ lạ thay, mũi khoan lại bắt đầu di chuyển. (Wikimedia Commons)

Ngày 22/8, 17 ngày sau vụ sập hầm mỏ, máy khoan đã đưa được ống dò xuống độ sâu 700 mét đúng vị trí nơi các thợ mỏ trú ẩn. Thay mặt 33 thợ mỏ, Luis Urzua đã để một mảnh giấy vào đầu dò để gửi lên mặt đất: “Chúng tôi, 33 người vẫn ổn trong khu trú ẩn”.

Tất cả những người trên mặt đất đều không thể tin nổi vào mắt mình khi đầu dò đưa lên mảnh giấy báo hiệu sự sống. “Đó thực sự có bàn tay Thiên Chúa giúp chúng tôi”, Greg Hall nói, “Tất cả các mô hình máy tính, các định luật vật lý và mọi sự tính toán cho thấy mũi khoan chúng tôi sẽ khó trúng tới đích”.

Những gì có lẽ là thách thức lớn nhất đối với Hall và nhóm cộng sự thì cuối cùng thiết bị đầu dò đã chạm tới nơi ở của thợ mỏ, mở đầu cho một cuộc tiếp vận thực phẩm và nước uống thông qua chiếc ống nhỏ của lỗ khoan thăm dò.

Hàng tiếp tế đã đến kịp đúng thời điểm 33 thợ mỏ đã kiệt quệ vì không còn đồ ăn để duy trì sự sống. Trong số hàng tiếp tế có thực phẩm đặc biệt dành cho các nhà du hành vũ trụ, các loại thuốc men gồm thuốc chống mất nước và cả máy quay video.

Những ngày tiếp theo, cách nửa dặm bên dưới lòng đất, 33 thợ mỏ đã nhận được nhiều nước, bánh quy và rượu vang cùng thuốc men, đồ vệ sinh cá nhân và quần áo. Họ trò chuyện với thân nhân trên mặt đất thông qua camera, thưởng thức món primavera pasta truyền thống trong khi xem đội bóng đá quốc gia Chile trên máy chiếu.

Nhưng không ai trong số họ ngừng Cầu nguyện, họ vẫn duy trì đều đặn những buổi lễ Cầu nguyện hằng ngày dưới hầm sâu ẩm thấp.

Trên mặt đất, công việc cứu hộ được triển khai khẩn cấp. Ba mũi khoan, ở ba vị trí khác nhau, của ba nhóm cứu hộ quốc tế cùng vận hành hướng tới nơi trú ẩn. Ngày 10/10/2010, nhóm cứu hộ do kỹ sư người Mỹ Jeff Hart đứng đầu đã thực hiện thành công “mũi khoan hy vọng” Schramm T-130, chạm đúng nóc hầm lánh nạn, khởi đầu cho một cuộc giải cứu thần kỳ trong lịch sử cứu hộ.

Thiết lập những kỷ lục trong lịch sử

Phát biểu trước truyền thông trước khi cuộc giải cứu bắt đầu, Tổng thống Chile Sebastián Piñera khi ấy nói: “Chúng ta hy vọng rằng, với sự che chở của Thiên Chúa, sứ mệnh giải cứu này sẽ kết thúc một cách tốt đẹp”.

Tổng thống Chile Sebastián Piñera khi ấy nói: “Chúng ta hy vọng rằng, với sự che chở của Thiên Chúa, sứ mệnh giải cứu này sẽ kết thúc một cách tốt đẹp”.
Tổng thống Chile Sebastián Piñera khi ấy nói: “Chúng ta hy vọng rằng, với sự che chở của Thiên Chúa, sứ mệnh giải cứu này sẽ kết thúc một cách tốt đẹp”. (Wikipedia)

Cuộc giải cứu diễn ra trong 22 giờ, toàn bộ 33 thợ mỏ cùng 6 nhân viên cứu hộ được gửi xuống hầm đã lên mặt đất an toàn. Kể từ khi bị mắc kẹt cho tới khi được giải cứu, những người thợ mỏ ấy đã phải sống dưới lòng đất lâu hơn bất cứ sự cố tương tự nào trong lịch sử sập hầm trên thế giới.

Các chuyên gia ngành y đánh giá điều kiện sống của các thợ mỏ là cực kỳ khắc nghiệt do nhiệt độ và độ ẩm lớn. Với nhiệt độ luôn trên 32 độ C và độ ẩm từ 92-93% trong hầm, cơ thể họ bị mất nước nhanh chóng. Thêm nữa, người ta không sao lý giải được 33 con người ấy có thể sống sót một cách thần kỳ qua 17 ngày đầu tiên mất liên lạc, với khẩu phần ăn chỉ dành cho 24 người và chỉ đủ dùng trong 2 ngày.

Cuộc giải cứu diễn ra trong 22 giờ, toàn bộ 33 thợ mỏ cùng 6 nhân viên cứu hộ được gửi xuống hầm đã lên mặt đất an toàn.
Cuộc giải cứu diễn ra trong 22 giờ, toàn bộ 33 thợ mỏ cùng 6 nhân viên cứu hộ được gửi xuống hầm đã lên mặt đất an toàn. (Wikimedia Commons)
Các chuyên gia ngành y đánh giá điều kiện sống của các thợ mỏ là cực kỳ khắc nghiệt do nhiệt độ và độ ẩm lớn.
Các chuyên gia ngành y đánh giá điều kiện sống của các thợ mỏ là cực kỳ khắc nghiệt do nhiệt độ và độ ẩm lớn. (Wikimedia Commons)
người ta không sao lý giải được 33 con người ấy có thể sống sót một cách thần kỳ qua 17 ngày đầu tiên mất liên lạc, với khẩu phần ăn chỉ dành cho 24 người và chỉ đủ dùng trong 2 ngày.
Người ta không sao lý giải được 33 con người ấy có thể sống sót một cách thần kỳ qua 17 ngày đầu tiên mất liên lạc, với khẩu phần ăn chỉ dành cho 24 người và chỉ đủ dùng trong 2 ngày. (Wikimedia Commons)
Kể từ khi bị mắc kẹt cho tới khi được giải cứu, những người thợ mỏ ấy đã phải sống dưới lòng đất lâu hơn bất cứ sự cố tương tự nào trong lịch sử sập hầm trên thế giới. (Getty)
Kể từ khi bị mắc kẹt cho tới khi được giải cứu, những người thợ mỏ ấy đã phải sống dưới lòng đất lâu hơn bất cứ sự cố tương tự nào trong lịch sử sập hầm trên thế giới. (Getty)

Chưa có vụ giải cứu nào kịch tính và khiến nhiều người lo lắng theo dõi đến vậy. Đã có khoảng 1.300 hãng truyền thông trên toàn thế giới tề tựu tại mỏ vàng cũ kỹ nằm hẻo lánh ở sa mạc miền bắc Chile, và hơn 1 tỉ người trực tiếp theo dõi số phận của những người thợ đang bị “giam cầm” dưới lòng đất.

Sứ mệnh giải cứu 33 thợ mỏ dưới lòng đất tại mỏ San José, được sánh ngang mức độ căng thẳng như vụ giải cứu phi hành đoàn trên phi thuyền Apllo 13 ngoài không gian vào năm 1970.

Nhiều người tin rằng, sự sống sót thần kỳ của 33 thợ mỏ được sinh ra từ sức mạnh của Đức tin, sự kiên nhẫn và khả năng phục hồi mà Thiên Chúa đã thấm nhuần trong họ.

Video mô phỏng cuộc giải cứu thần kỳ:

Xuân Trường



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Vụ giải cứu ly kỳ nhất thế giới: 33 thợ mỏ mắc kẹt ở độ sâu 700m sống sót thần kỳ