Con virus có sức mạnh xáo trộn cả nhân loại, nhưng đem đến cho ta một khởi đầu mới

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong bối cảnh dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát, ngày ngày thế giới chứng kiến nhiều ca tử vong, và hàng loạt những biến động về kinh tế, chính trị, xã hội; ngày 22/3 nhà văn Moustapha Dahleb nổi tiếng của Chadian đã chia sẻ những suy nghĩ của mình. Liệu con virus có hoàn toàn xấu xa?

Một con virus có sức mạnh xáo trộn cả nhân loại

Có một thứ siêu nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy, tên là virus corona, đang bao phủ một nỗi buồn lên cả hành tinh. Một thứ gì đó vô hình bỗng dưng xuất hiện và lập ra một luật lệ mới. Nó hoài nghi mọi thứ và làm đảo lộn trật tự vốn đã hình thành. Tất cả được xếp đặt lại chỗ đứng, nhưng theo một cách hoàn toàn khác.

Những gì các cường quốc phương Tây không thể giải quyết, như vấn đề ở Syria, Libya, Yemen,... thì thứ nhỏ bé này lại làm được (ngừng bắn, đình chiến…).

Những gì một đội quân Algeria không thể làm được, thứ nhỏ bé này lại thực hiện xong một cách dễ dàng (cuộc biểu tình Hirak đã chấm dứt).

Những gì các chính trị gia đối lập dùng mọi cách để thực hiện mà không có được, thì thứ nhỏ nhoi kia lại làm xong (lùi ngày bầu cử…).

Những gì các công ty không thể vươn tới, thứ nhỏ bé này lại làm được (giảm thuế, miễn thuế, tín dụng không lãi suất, quỹ đầu tư, giảm giá nguyên liệu chiến lược...).

Những gì phe áo vàng và công đoàn đấu tranh mòn mỏi, thứ nhỏ nhoi kia đã đạt được: giảm giá bán xăng dầu, tăng quyền lợi xã hội...

Những gì phe áo vàng và công đoàn đấu tranh mòn mỏi, thứ nhỏ nhoi kia đã làm xong
Những gì phe áo vàng và công đoàn đấu tranh mòn mỏi, thứ nhỏ nhoi kia đã làm xong. (Ảnh: Getty)

Bỗng dưng, chúng ta chứng kiến giá nhiên liệu của phương Tây sụt giảm, ô nhiễm môi trường giảm; con người bắt đầu có thời gian, nhiều thời gian đến mức họ chẳng biết phải làm gì với nó. Các bậc cha mẹ bắt đầu biết thấu hiểu con mình, những đứa trẻ học cách ở nhà với bố mẹ chúng; công việc không còn là ưu tiên, du lịch và sự xa hoa không còn là thước đo của một cuộc đời thành công.

Bỗng dưng, trong thinh lặng, chúng ta quay trở về với nội tâm mình và hiểu ra giá trị của 2 từ: tình đoàn kết và sự tổn thương.

Bỗng dưng, chúng ta nhận ra mình đang ngồi chung trên một chiếc thuyền, dù giàu hay nghèo. Chúng ta giống hệt nhau, đều vội vã chạy đến siêu thị và vét sạch nhu yếu phẩm; khi bệnh viện quá tải, tiền chẳng còn có ý nghĩa gì nữa. Khi đối diện với con virus, ai cũng bình đẳng - là một con người không hơn không kém.

Chúng ta giống hệt nhau, đều vội vã chạy đến siêu thị và vét sạch nhu yếu phẩm
Chúng ta giống hệt nhau, đều vội vã chạy đến siêu thị và vét sạch nhu yếu phẩm... (Ảnh: Getty)
...khi bệnh viện quá tải, tiền chẳng còn có ý nghĩa gì nữa. Khi đối diện với con virus, ai cũng bình đẳng - là một con người không hơn không kém.
...khi bệnh viện quá tải, tiền chẳng còn có ý nghĩa gì nữa. Khi đối diện với con virus, ai cũng bình đẳng - là một con người không hơn không kém. (Ảnh: Getty)

Chúng ta nhận ra trong hầm để xe ô tô, những dòng xe cao cấp nằm im lìm bởi chẳng ai còn muốn đi ra ngoài.

Chỉ trong vài ngày cả thế giới đã thiết lập một sự bình đẳng xã hội mà không ai ngờ đến.

Nỗi sợ hãi xâm chiếm con người. Nhưng nó đã đổi bên. Nó rời người nghèo mà đến với người giàu, những người có quyền lực. Nó nhắc nhở họ về tính nhân văn và bóc trần những gì “con người” nhất bên trong họ.

Xem thêm:

Thứ nhỏ bé này cũng khiến loài người nhận ra, mình chỉ là giống loài dễ tổn thương, nhưng luôn ngạo nghễ tìm kiếm sự sống trên sao Hoả, và tin rằng mình đủ mạnh để tạo ra một nhân loại khác với hy vọng vào sự sống vĩnh cửu.

Thứ nhỏ bé này đến để loài người hiểu, quyền lực và trí thông minh của mình mong manh ra sao khi đối diện với sức mạnh của thiên nhiên.

Nhân loại ngạo nghễ với trí thông minh và những thành tựu mà họ đạt được. Nhưng đứng trước sức mạnh của thiên nhiên, con người trở nên quá đỗi nhỏ bé.
Nhân loại ngạo nghễ với trí thông minh và những thành tựu mà họ đạt được. Nhưng đứng trước sức mạnh của thiên nhiên, con người trở nên quá đỗi nhỏ bé. (Ảnh: Getty)

Chỉ trong vài ngày, những gì chắc chắn đều biến thành vô định, sức mạnh trở thành điểm yếu, quyền lực biến thành tình đoàn kết và những hành động phối hợp.

Chỉ trong vài ngày, châu Phi trở thành một lục địa an toàn. Những giấc mơ biến thành sự dối trá.

Chỉ trong vài ngày, nhân loại hiểu mình chỉ nhỏ nhoi như hơi thở và hạt bụi.

Chúng ta là ai? Chúng ta đáng giá thế nào? Chúng ta có thể làm gì trước virus?

Hãy để chúng ta đối diện với thực tại trong khi chờ đợi đáp án của Tạo hoá.

Hãy tự vấn lương tâm và hành tinh này trong một cuộc khảo nghiệm toàn cầu bởi con virus.

Hãy ở nhà và chiêm nghiệm về đại dịch. Chúng ta yêu cuộc sống, và trân trọng sự sống của mỗi người!

Hãy ở nhà và chiêm nghiệm về đại dịch. Chúng ta yêu cuộc sống, và trân trọng sự sống của mỗi người! 
Hãy ở nhà và chiêm nghiệm về đại dịch. Chúng ta yêu cuộc sống, và trân trọng sự sống của mỗi người! (Ảnh: Pixabay)

Con virus tặng ta trang giấy trắng cho một khởi đầu mới

Bà Li Edelkoort, một trong những chuyên gia dự đoán xu hướng (trend forecaster) có tầm ảnh hưởng nhất thế giới hiện nay, đã từng chia sẻ trên tạp chí Quartz rằng: “Tôi nghĩ chúng ta nên biết ơn con virus này vì nó có thể giúp chúng ta sống sót với tư cách một loài”.

“Đại dịch này sẽ buộc chúng ta phải chậm lại, ngưng các chuyến bay, làm việc tại nhà, chỉ giải trí giữa bạn bè thân và gia đình, học cách tự cảm thấy đủ đầy và tỉnh thức. Bỗng nhiên các sô thời trang trông thật kỳ quặc và xa lạ, các quảng cáo du lịch lọt vào máy tính của chúng ta thật đường đột và lố bịch, suy nghĩ về những dự án mới thật mờ mịt và lơ lửng: liệu chúng có thực sự quan trọng không? Mỗi ngày mới chúng ta lại nghi ngờ một hệ thống mà chúng ta đã biết từ thuở bé, và chúng ta buộc phải cân nhắc khả năng cáo chung của chúng.

Đại dịch này sẽ buộc chúng ta phải chậm lại, ngưng các chuyến bay, làm việc tại nhà, chỉ giải trí giữa bạn bè thân và gia đình, học cách tự cảm thấy đủ đầy và tỉnh thức.
Đại dịch này sẽ buộc chúng ta phải chậm lại, ngưng các chuyến bay, làm việc tại nhà, chỉ giải trí giữa bạn bè thân và gia đình, học cách tự cảm thấy đủ đầy và tỉnh thức. (Ảnh: Pexels)

Trong nhiều năm chúng ta đã hiểu rằng để tồn tại với tư cách một loài và để cho hành tinh này tiếp tục vận hành chúng ta phải liên tục tạo ra các thay đổi khốc liệt trong cách mà chúng ta sống, di chuyển, tiêu thụ và giải trí. Chúng ta không thể vẫn sản xuất ra nhiều hàng hóa và lựa chọn như cách mà chúng ta đã luôn quen thuộc. Lượng thông tin khổng lồ về những thứ hoàn toàn vô nghĩa đã làm tê liệt nền văn hóa của chúng ta. Có một nhận thức đang lớn dần trong các thế hệ trẻ rằng việc sở hữu và tích trữ quần áo và xe cộ đã thậm chí không còn hấp dẫn nữa”, theo Dezeen.

Sự kết thúc của một trạng thái là khởi đầu cho một hành trình khác. Virus sẽ gây ảnh hưởng lên văn hóa và mang tính quyết định trong việc xây dựng một thế giới mới hoàn toàn khác biệt. Ta có thể sẽ phải học cách hài lòng với một cái váy giản đơn, tìm lại những sở thích ta bỏ dở, đọc một cuốn sách ta đã lãng quên hoặc nấu một bữa thịnh soạn để làm cuộc đời đẹp hơn. Ta cũng có thể phải tự sản xuất mọi thứ cho mình. Những thói quen cũ bị xoá bỏ; những tư duy cũ bị lật ngược; những quan niệm thâm căn cố đế về sự sống và cách vận hành của nhân loại phải đối diện với thách thức. Những giá trị ảo dần bị lột bỏ một cách trần trụi, con người quay trở lại với niềm tin sâu sắc về đạo đức. Sau đại dịch, thế giới sẽ như thế nào? Câu trả lời nằm bên trong mỗi chúng ta, bởi mỗi cá nhân là một "tế bào" của Tạo hoá.

Minh Anh



BÀI CHỌN LỌC

Con virus có sức mạnh xáo trộn cả nhân loại, nhưng đem đến cho ta một khởi đầu mới