“Văn hóa nói dối”: ĐCS Trung Quốc đã phát triển nghệ thuật nói dối đến cực điểm như thế nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Động lực chính của chính quyền Trung Quốc chưa bao giờ là sự phát triển xã hội dành cho người dân của họ. Thay vào đó, nhóm chỉ bao gồm 6% dân số Trung Quốc này đang tích cực sử dụng lời nói dối như một công cụ đàn áp chính - để thực hiện việc kiểm soát tàn nhẫn đối với người dân và bành trướng ra thế giới bên ngoài.

Vào những năm 1970, sự dối trá của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bùng lên bằng cách bắt đầu một cuộc “Cách mạng Văn hóa”, khiến hàng triệu người mất đi sinh mệnh. Sau đó, hàng trăm nghìn người thiệt mạng do AIDS lây lan vào giữa những năm 1990 vì việc lấy máu và huyết tương không đúng quy trình... Nhưng Trung Quốc từ chối thừa nhận điều đó.

Từ những ‘Bộ trưởng nói dối’...

Từ ngày 8 đến ngày 18 tháng 12 năm 1989, Trì Hạo Điền, lúc đó là Bộ trưởng Quốc phòng của ĐCSTQ, đã đến thăm Hoa Kỳ. Trong thời gian này, khi phát biểu tại Đại học Quốc phòng ở Hoa Kỳ, đối mặt với các câu hỏi của khán giả về sự kiện “ngày 4 tháng 6”, ông ta dám nói trước công chúng: “Không có ai chết ở Quảng trường Thiên An Môn”.

Ngay khi lời này được nói ra, mọi người đã phải ồ lên vì lời nói dối "sống sượng" của ông Trì.

Vào 14 năm sau - mùa xuân năm 2003, dịch SARS vốn được giấu giếm trong một thời gian khá lâu, đã lan ra một khu vực rộng lớn ở Trung Quốc và phát triển thành một bệnh dịch khủng khiếp đe dọa 7 tỷ mạng sống trên thế giới.

Trong tình huống hết sức nguy cấp này, vào ngày 3/4/2003, Bộ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc lúc bấy giờ là Trương Văn Khang, tại một cuộc họp báo lại tuyên bố rằng dịch SARS đã được kiểm soát.

Tuy nhiên, vài ngày sau, bác sĩ Tưởng Ngạn Vĩnh của Bệnh viện 301 Bắc Kinh cung cấp cho giới truyền thông sự thật đáng sợ là: Tính đến ngày 3/4/2003, chỉ riêng Bệnh viện 309 Bắc Kinh đã tiếp nhận 60 bệnh nhân nhiễm SARS nhập viện, trong đó ít nhất là 6 người đã tử vong, khác xa con số mà Trương Văn Khang công bố.

Sau khi tin tức công bố ra, dư luận thế giới chấn động. Trương Văn Khang vì thế mà bị gọi là “Bộ trưởng nói dối”.

Người dân đại lục thậm chí đã phải kêu lên rằng: “Báo chí của chính quyền Trung Quốc, ngoại trừ ngày tháng là thật, còn tất cả là giả!”.

Ngày nay, Trung Quốc có những hành vi đàn áp đối với người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương bao gồm: giam giữ trên quy mô lớn khoảng 1 triệu người, xây dựng các chương trình cải tạo bắt buộc, giám sát có tính xâm phạm cao, đàn áp tôn giáo, cưỡng bức phụ nữ triệt sản và cưỡng bức lao động, cố gắng xóa bỏ văn hóa và tín ngưỡng Hồi giáo của người Duy Ngô Nhĩ…

Thế nhưng, Bộ trưởng Trung Quốc Vương Nghị lại gọi Tân Cương và Tây Tạng là "những tấm gương sáng về tiến bộ nhân quyền của Trung Quốc”, và "nền dân chủ xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc là nền dân chủ tiêu biểu nhất".

Có thể nói rằng, cho đến nay các lãnh đạo chính quyền này đã đạt đến trình độ "điêu luyện" nói dối như thật - được xem là một phương thức ngoại giao "đặc trưng" của ĐCSTQ.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã gặp Tổng tư lệnh quân đội Myanmar trước thềm cuộc đảo chính
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị "tung ra" những lời nói dối "như thật" (Ảnh: Song Kyung-Seok-Pool/Getty Images)

Những ‘lời hứa gió bay’

ĐCSTQ đang thực hiện một nhiệm vụ thống trị toàn cầu với sự dối trá là vũ khí được ưu tiên lựa chọn.

Năm 1997, Trung Quốc cam kết với Vương quốc Anh rằng Hong Kong sẽ duy trì quyền tự chủ và hiến pháp trong 50 năm. Vậy mà chưa đến hết một nửa thời hạn đã hứa, chính quyền này đã thu hồi quyền tự trị của Hong Kong.

Sáng kiến Vành đai - Con đường được chính quyền này ra sức quảng bá - đã trở thành “Sáng kiến bẫy nợ” đối với các nước yếu kém về tài chính. Được hứa hẹn về sự tiến bộ và lợi ích từ các điều khoản cho vay nới lỏng, các quốc gia dính “bẫy nợ” hiện đang rơi vào tình trạng mất khả năng trả nợ. Cảng Hambantota ở Sri Lanka và cảng Gwadar ở Pakistan buộc phải cho Trung Quốc thuê dài hạn là những ví dụ điển hình cho trường hợp này

Năm 2020 đã chứng kiến ​​những nỗ lực bắt nạt chưa từng có của chính quyền Trung Quốc, bằng cách sử dụng hàng loạt lời nói dối như một bức tường thành của họ. Chẳng hạn như:

  • Tuyên bố chủ quyền đối với các đảo Senkaku của Nhật Bản;
  • Máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và máy bay trinh sát của Không quân Trung Quốc xâm phạm không gian Hàn Quốc và liên tục xâm phạm không gian Đài Loan;
  • Tấn công tàu đánh cá Việt Nam ở Biển Đông;
  • Gây sức ép với Indonesia và Malaysia ở Biển Đông;
  • Thực hiện các cuộc tấn công mạng có chủ đích chống lại Úc và đe dọa Philippines.

Ngoài ra, có một hoạt động mà không có bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào thách thức nổi các “kỹ năng” của ĐCSTQ. Trong nhiều thập kỷ nay, Trung Quốc luôn duy trì vị trí hàng đầu về nạn trộm cắp tài sản trí tuệ (IP) trên toàn cầu, dù là bí mật quân sự hay gián điệp công nghiệp. Có thể nói rằng phần lớn sức mạnh công nghiệp và quân sự của Trung Quốc được xây dựng dựa trên hành vi trộm cắp.

Tuyên bố của chế độ này về một "sự trỗi dậy hòa bình" là một “lời nói dối vĩ đại”, chính quyền Trung Quốc đơn thuần là một gã khổng lồ kinh tế và quân sự đầy dối trá, với ham muốn chinh phục không giới hạn.

Nền văn hóa nói dối lâu đời và tinh vi

Không giống như những kẻ nói dối thông thường, ĐCSTQ không chỉ nói dối thành lệ, mà còn sáng tạo ra một nền văn hóa nói dối lâu đời và tinh vi, là một công cụ quan trọng để chính quyền này thực hiện việc thao túng người dân đại lục, đồng thời lừa dối cộng đồng quốc tế.

Không nói dối thì không thể làm được đại sự” - câu "tuyên ngôn" của lãnh đạo ĐCSTQ Lâm Bưu - là những giáo nghĩa “không có gì bí mật”. Nói dối không những không đáng xấu hổ mà còn vô cùng vinh quang; chỉ cần lợi ích của chính quyền yêu cầu thì mọi lời nói dối đều có thể nói, mọi lời nói dối đều đáng nói, mọi lời nói dối đều cần phải nói. Đây là căn nguyên của lý do tại sao Bắc Kinh liên tục nói dối từ khi thành lập cho đến ngày nay.

Camera an ninh trí tuệ nhân tạo với công nghệ nhận dạng khuôn mặt được nhìn thấy tại Triển lãm Quốc tế Trung Quốc lần thứ 14 về An ninh và An toàn Công cộng ở Bắc Kinh vào ngày 24/10/2018. Giám sát là một trong những lý do khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc ra sức khai thác trí tuệ nhân tạo. (Hình ảnh: NICOLAS ASFOURI / AFP qua Getty Images)
Giám sát là một trong những lý do khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc ra sức khai thác trí tuệ nhân tạo. (Hình ảnh: NICOLAS ASFOURI / AFP qua Getty Images)

ĐCSTQ quản lý chặt chẽ các phương tiện truyền thông và Internet để "bịt miệng" những bất đồng chính kiến. Người dân đại lục ví von rằng truyền thông trong nước là “cái loa của ĐCSTQ”. Qua đó, tình yêu dành cho Trung Quốc được chính quyền này tô vẽ, đánh đồng với tình yêu dành cho ĐCSTQ - vì mục tiêu gắn kết và phát triển quốc gia.

Phương tiện truyền thông và Internet - bao gồm cả mạng xã hội - được kiểm soát chặt chẽ. Cơ quan kiểm duyệt Internet "Great Firewall" của Trung Quốc kiểm soát quyền truy cập vào nhiều trang web tin tức phương Tây, cũng như Google, Facebook, YouTube và Twitter.

Cũng cần chú ý đến việc giám sát dữ liệu khổng lồ, cùng với việc truyền bá thông tin sai lệch của ĐCSTQ. Những nỗ lực thu thập dữ liệu khổng lồ của Trung Quốc, thông qua khoảng 200 triệu camera an ninh - không chỉ thúc đẩy việc kiểm soát dịch bệnh bằng công nghệ cao nhất, mà ĐCSTQ còn tăng cường mức độ của cuộc trấn áp của họ.

Đại dịch Covid-19 bắt nguồn từ Trung Quốc - cung cấp cho ĐCSTQ một “điểm tựa” để phát huy nghệ thuật nói dối, rằng đây là một “cuộc chiến của mọi người chống lại virus” - đã tạo ra một ảo tưởng về sự “xích lại gần nhau” ở Trung Quốc, đề cao vai trò của chính quyền này và ca ngợi ông Tập như một anh hùng sẵn sàng cứu thế giới, trong khi miêu tả các nền dân chủ phương Tây là kém cỏi.

Thế giới hiện đang theo dõi. Người dân Trung Quốc không còn đứng một mình nữa. Nhiều người không còn sợ hãi nữa. Họ đã bắt đầu xuất bản các thông tin trực tiếp về những màn che đậy được dàn dựng và những lời nói dối vĩ đại của ĐCSTQ - để lộ cốt lõi mục nát của chế độ này.

Sự dối trá của ĐCSTQ diễn ra liên tục, có hệ thống, có mục đích. Nó đã trở thành phương thức hành động, phương thức thống trị và phương thức sống của Bắc Kinh. Nói cách khác, ĐCSTQ đã tạo ra một “nền văn hóa dối trá” và đã phát huy nó đến cực điểm.

Thanh Vân

Nguồn tham khảo

https://www.bbc.com/news/world-asia-china-49631120

https://www.theglobeandmail.com/opinion/article-the-chinese-communist-partys-culture-of-corruption-and-repression-has/

https://www.city-journal.org/html/empire-lies-13006.html

https://bharatshakti.in/chinese-communist-party-and-the-art-of-lying/



BÀI CHỌN LỌC

“Văn hóa nói dối”: ĐCS Trung Quốc đã phát triển nghệ thuật nói dối đến cực điểm như thế nào?