Văn hóa đón mừng năm mới độc đáo

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa đều có những tập tục đón mừng năm mới theo cách đặc biệt và ý nghĩa.

Brazil: Nhảy qua bảy đợt sóng vào năm mới ở Rio

Đối với người Brazil, thời khắc giao thừa là rất quan trọng mà theo họ sẽ gắn liền với xui xẻo hay may mắn trong cả năm. Vì vậy vào đêm giao thừa, ở khắp các thành phố trên toàn Brazil đều tổ chức tiệc mừng và bất cứ ai tham dự đều mặc áo trắng vì họ tin rằng điều này sẽ mang lại sự thanh bình và thịnh vượng. Phong tục thời trang này là một truyền thống lâu đời trong lễ mừng Năm mới của người Brazil.

Đặc biệt tại Rio de Janeiro, vào đêm giao thừa sau màn pháo hoa kết thúc, người Brazil có phong tục đi ra bờ biển và nhảy bảy con sóng liên tiếp, mỗi bước nhảy lại nhẩm một điều ước cho năm mới. Truyền thống nhảy sóng này là để tôn vinh nữ thần Đại dương Iemanjá. Người ta ghi nhận tại bãi biển Copacabana ở Rio de Janeiro mỗi năm tại đêm Giao thừa, có khoảng 2 triệu người xuống bãi biển thực hiện phong tục nhảy sóng.

Đặc biệt tại Rio de Janeiro, vào đêm giao thừa sau màn pháo hoa kết thúc, người Brazil có phong tục đi ra bờ biển và nhảy bảy con sóng liên tiếp, mỗi bước nhảy lại nhẩm một điều ước cho năm mới.
Đặc biệt tại Rio de Janeiro, vào đêm giao thừa sau màn pháo hoa kết thúc, người Brazil có phong tục đi ra bờ biển và nhảy bảy con sóng liên tiếp, mỗi bước nhảy lại nhẩm một điều ước cho năm mới. (Getty)

Columbia: Đốt hình nộm đón năm mới

Năm mới là một sự kiện quan trọng ở Colombia. Mọi người bất kể tôn giáo, chủng tộc đều tổ chức đón mừng năm mới trong không khí tràn ngập niềm vui. Đây cũng là dịp để người dân quốc gia này khoe với bạn bè thế giới những phong tục, tập quán phong phú và một nền văn hóa đa dạng.

Một phong tục phổ biến trong dịp năm mới của người Colombia là tục đốt “Ngài năm cũ” (Mr. Old Year). Mọi thành viên trong gia đình cùng nhau làm một hình nộm rất to, sau đó họ nhét vào trong hình nộm những thứ không cần thiết, đặc biệt là những vật có thể gợi nhớ các kỷ niệm đau buồn trong năm vừa qua. Tất cả sẽ được đốt hết vào lúc giao thừa. Phong tục này thể hiện ước vọng muốn rũ sạch những chuyện không vui của năm đã qua và đón chào năm mới một cách đầy lạc quan của người Colombia.

Một phong tục phổ biến trong dịp năm mới của người Colombia là tục đốt “Ngài năm cũ” (Mr. Old Year).
Một phong tục phổ biến trong dịp năm mới của người Colombia là tục đốt “Ngài năm cũ” (Mr. Old Year). (Wikimedia Commons)

Iceland: Tặng sách đêm Giáng sinh

Nhiều người trên thế giới đã chi rất nhiều tiền cho những món quà Giáng sinh để tặng người thân và bạn bè như đồ công nghệ mới, nước hoa, quần áo… Nhưng người Iceland lại có phong tục truyền thống là tặng sách trong đêm Giáng sinh. Họ cùng nhau tận hưởng buổi tối yên bình bên bếp sưởi, cùng mở sách ra và đọc cho nhau nghe. Đối với người Iceland, nếu không nhận được sách tặng vào dịp lễ Giáng Sinh thì họ có cảm giác như bị lãng quên.

Iceland đã bảo tồn phong tục tặng sách hay còn gọi là tục Jolabokaflod từ sau Thế chiến thứ 2, khi Iceland lâm vào cảnh nghèo đói. Tuy nhiên sách truyện khá rẻ nên được nhiều người chọn mua làm quà Giáng sinh. Nhưng từ trước đó rất lâu, Iceland đã nổi tiếng là một dân tộc không những đọc nhiều nhất mà còn viết nhiều nhất thế giới. Cứ khoảng 10 người dân Iceland thì có 1 người xuất bản ít nhất 1 cuốn sách trong đời. Truyền thống văn học của Iceland phát triển từ cách đây khoảng 900 năm, trong đó kho tàng truyện dân gian được ví như "viên ngọc quý" của làng văn học thế giới.

Iceland đã bảo tồn phong tục tặng sách hay còn gọi là tục Jolabokaflod từ sau Thế chiến thứ 2, khi Iceland lâm vào cảnh nghèo đói.
Iceland đã bảo tồn phong tục tặng sách hay còn gọi là tục Jolabokaflod từ sau Thế chiến thứ 2, khi Iceland lâm vào cảnh nghèo đói. (Pixnio)

Pháp: Lễ hội muôn hoa Carnaval de Nice

Cùng với Carnival Rio de Janeiro ở Braxin và Carnival Venice ở Italia, Carnaval de Paris, được tổ chức tại thành phố Nice (Pháp) nổi tiếng không kém bởi mang đậm nét lễ hội truyền thống lâu đời. Carnaval de Paris nhận được kỷ lục là lễ hội có nguồn gốc lâu đời nhất, khi người ta tìm thấy nó trong một tài liệu du lịch của Bá tước Charles Farmnjou vào năm 1294. Nó cũng là lễ hội về hoa phong phú và sôi động nhất, còn gọi là trận chiến muôn hoa. Khoảng 16 xe hoa, mỗi xe có từ 2 đến 3 người phụ nữ trẻ, hóa trang trong những bộ đồ bắt mắt liên tưởng tới hệ thực vật Địa Trung Hải, sẽ ném hàng nghìn bông hoa tươi cho đám đông bên dưới.

Lễ hội ở Nice kéo dài khoảng 2 tuần, và thường kết thúc vào ngày 25/2 với màn đốt hình nộm vua lễ hội tại Place Masséna và chiêm ngưỡng tiệc ánh sáng pháo hoa mãn nhãn.

Carnaval de Paris nhận được kỷ lục là lễ hội có nguồn gốc lâu đời nhất, và cũng là lễ hội về hoa phong phú và sôi động nhất, còn gọi là trận chiến muôn hoa.
Carnaval de Paris nhận được kỷ lục là lễ hội có nguồn gốc lâu đời nhất, và cũng là lễ hội về hoa phong phú và sôi động nhất, còn gọi là trận chiến muôn hoa. (Lambert Rellosa Flickr - CC BY-ND 2.0)
Khoảng 16 xe hoa, mỗi xe có từ 2 đến 3 người phụ nữ trẻ, hóa trang trong những bộ đồ bắt mắt liên tưởng tới hệ thực vật Địa Trung Hải, sẽ ném hàng nghìn bông hoa tươi cho đám đông bên dưới.
Khoảng 16 xe hoa, mỗi xe có từ 2 đến 3 người phụ nữ trẻ, hóa trang trong những bộ đồ bắt mắt liên tưởng tới hệ thực vật Địa Trung Hải, sẽ ném hàng nghìn bông hoa tươi cho đám đông bên dưới. (Wikimedia Commons)

Mông Cổ: Lễ hội Đại bàng vàng mùa xuân

Nằm cách thủ đô Ulan Batar của Mông Cổ khoảng 1.600 km về phía tây là dãy núi Altai hùng vĩ. Đây là nơi trú ngụ của tộc người Kazakhstan từ thế kỷ 15. Họ là hậu duệ của người Mông Cổ và các bộ lạc du mục khác ở Trung Á và vẫn giữ truyền thống cổ xưa như việc thuần hóa ngựa hoang, hay nổi tiếng nhất là đi săn cùng đại bàng vàng.

Mỗi năm cứ vào những ngày đầu tháng 10, người Kazakh ở vùng Bayan Ulgii thường tổ chức ngày hội săn bắn, với sự tham gia của những thợ săn cự phách cùng những chú đại bàng dũng mãnh. Điều đặc biệt là sau khi kết thúc lễ hội, những chú đại bàng này sẽ được thả về với thế giới tự nhiên hoang dã.

Đi săn cùng đại bàng vàng được coi là nghề dành cho những người dũng cảm trong bộ tộc Kazakh và được duy trì theo kiểu cha truyền con nối đã hàng nghìn năm. Mỗi dòng họ có các bí quyết và quy tắc riêng trong việc bắt, nuôi và huấn luyện đại bàng vàng. Người Kazakh rất coi trọng chim đại bàng, bởi chúng là “chiến binh” quan trọng giúp họ có thức ăn và da thú để may áo ấm. Hầu hết người Kazakhstan sống ở vùng núi xa xôi, phụ thuộc vào động vật nuôi để kiếm sống cũng như đi săn thỏ và cáo với “yểm trợ” của đại bàng vàng. Đây là loài chim dũng mãnh, có móng vuốt sắc khỏe, độ sải cánh khoảng 2m và tầm nhìn xa gấp 8 lần tầm nhìn con người nên có thể phát hiện con mồi cách xa cả hàng cây số.

Mỗi năm cứ vào những ngày đầu tháng 10, người Kazakh ở vùng Bayan Ulgii thường tổ chức ngày hội săn bắn, với sự tham gia của những thợ săn cự phách cùng những chú đại bàng dũng mãnh.
Mỗi năm cứ vào những ngày đầu tháng 10, người Kazakh ở vùng Bayan Ulgii thường tổ chức ngày hội săn bắn, với sự tham gia của những thợ săn cự phách cùng những chú đại bàng dũng mãnh. (www.david baxendale.com Flickr - CC BY-ND 2.0)

Anh: Lễ hội lăn pho mai và phong tục chào chim sẻ

Lễ hội Pho mai lăn được tổ chức tại đồi Cooper Hill, thuộc vùng Cotswolds, nơi có độ dốc tới 200m. Mục đích của lễ hội này là để đón chào một mùa xuân mới đang tới. Quy tắc của cuộc chơi rất đơn giản. Một viên pho mát Double Gloucester tròn, nặng khoảng 4kg được thả lăn xuống ngọn đồi và ngay sau đó một giây những người tham gia cuộc chơi sẽ đuổi theo nó xuống chân đồi. Người chiến thắng trong lễ hội phô mai là người chộp được phô mai nhanh nhất, đó là về mặt lý thuyết. Nhưng thực tế, rất hiếm người chộp được nó và cơ hội thực sự rất mong manh nếu người đó không thể đạt được tốc độ lên đến 70 dặm/h. Phần thưởng cho người thắng cuộc chính là miếng pho mai nặng 4 kg đó.

Cho đến năm 2009, Lễ hội pho mai lăn trở thành một sự kiện chính thức sau bao tranh cãi do lo ngại cho sự an toàn của người chơi. Có khá nhiều người bị thương khi tham gia lễ hội này. Tuy nhiên, điều này cũng không ngăn được người dân làng Brockworth tiếp tục lễ hội truyền thống đã có từ hơn 200 năm của họ.

Một viên pho mát Double Gloucester tròn, nặng khoảng 4kg được thả lăn xuống ngọn đồi và ngay sau đó một giây những người tham gia cuộc chơi sẽ đuổi theo nó xuống chân đồi.
Một viên pho mát Double Gloucester tròn, nặng khoảng 4kg được thả lăn xuống ngọn đồi và ngay sau đó một giây những người tham gia cuộc chơi sẽ đuổi theo nó xuống chân đồi. (Getty)

Ngoài lễ hội pho mai lăn độc đáo đó, người Anh còn duy trì tục chào chim sẻ. Đối với người Anh, việc nhìn thấy một con chim sẻ đang hót lại được cho là mang đến những điều xui xẻo. Nhưng người Anh đã hài hước tìm ra phương cách để “giải độc” bằng cách chào nó. Vì vậy, nếu bạn bắt gặp ai đó đang đi một mình và tự dưng nói: "Chào buổi sáng ông Magpie. Vợ của ông hôm nay khỏe không?", thì bạn đừng lo lắng gì nhé. Người đó không có vấn đề gì về tâm thần đâu, đơn giản có thể họ nhìn thấy một con chim sẻ và chủ động chào nó để tránh buồn phiền và xui xẻo đến với họ.

Quốc Trung



BÀI CHỌN LỌC

Văn hóa đón mừng năm mới độc đáo