Tuyệt kỹ đã mất xuất hiện trở lại: Vũ công Shen Yun và vẻ đẹp ‘thần kỳ’ của khiêu vũ truyền thống

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trên cung Quảng Hằng, cô là tiên nữ Hằng Nga; trong các triều đại nhà Hán và nhà Đường, cô là một phụ nữ dịu dàng và duyên dáng; trong câu chuyện Lương Sơn, cô là một phụ nữ trung thành của gia đình họ Lâm. Bóng đèn đung đưa soi sáng khuôn mặt xinh đẹp như tranh vẽ của Dĩnh Xu, chiếc ô xoay tròn bắt đầu điệu múa uyển chuyển của cô...

Vũ công Chu Dĩnh Xu là một trong những vũ công chính của Đoàn nghệ thuật Shen Yun. Trên sân khấu Shen Yun, cô đã thể hiện thành công các vai nữ khác nhau trong các triều đại, thông qua kỹ năng múa cổ điển tinh tế và sự am hiểu sâu sắc về văn hóa truyền thống.

Trong năm qua, Đoàn nghệ thuật Shen Yun đã bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, họ không thể đem đến cho khán giả chương trình biểu diễn trực tiếp trên sân khấu. Nhưng vào mùa hè năm 2021, Shen Yun đã mang đến một tin vui cho khán giả trên toàn thế giới. Chương trình biểu diễn thường niên đã được tái khởi động và gặp gỡ khán giả tại buổi diễn đầu tiên ở Connecticut, Hoa Kỳ vào ngày 26 tháng 6.

Chu Dĩnh Xu đã rất vui, cô nói: “Chúng tôi đã không biểu diễn trên sân khấu hơn một năm. Nhưng năm nay Shen Yun đã quay trở lại, chúng tôi muốn những câu chuyện truyền thống của Trung Quốc được thể hiện qua các điệu múa cổ điển Trung Hoa và cả một số điệu múa dân gian”.

Cô chia sẻ thêm rằng trong hơn một năm qua các vũ công Shen Yun vẫn chăm chỉ tập luyện và háo hức chờ mong được cho khán giả thấy những điều mới. Khán giả yêu thích Shen Yun sẽ có cơ hội thưởng thức màn biểu diễn tuyệt vời của Chu Dĩnh Xu.

Tuyệt kỹ đã mất nay xuất hiện trở lại trên thế giới

Tịch nữ kỳ thù, Dĩnh ngộ tuyệt luân” (người con gái thanh nhàn, thông minh tuyệt đỉnh) - Cái tên Chu Dĩnh Xu mang rất nhiều ý nghĩa và sự kỳ vọng cao đẹp. Cô được học múa từ khi còn nhỏ, trong một lần tình cờ được xem Shen Yun, cô đã mơ ước được tham gia Đoàn nghệ thuật Shen Yun và học múa cổ điển Trung Quốc.

Năm mười bốn tuổi, cô tự mình đến New York và trở thành vũ công chính của Đoàn nghệ thuật Shen Yun. Trong quá trình học múa cổ điển chính thống, Chu Dĩnh Xu nhanh chóng cảm nhận được sự tiến bộ của các kỹ năng khiêu vũ và sự thăng hoa của cảnh giới thể chất và tinh thần. Cô cảm thấy vinh dự nhất là mình có một môi trường học tập độc đáo.

Vì được đích thân đạo diễn của Shen Yun hướng dẫn, Chu Dĩnh Xu đã có cơ hội chứng kiến và nghiên cứu kỹ hai kỹ thuật đã thất truyền trong điệu múa cổ điển - “thân đới thủ” (thân dẫn tay) và “khóa đới thoái” (háng và đùi)

Hai kỹ thuật tuyệt vời này tập trung vào quy luật phát huy sức mạnh và vũ đạo từ cơ thể đến tứ chi. Theo lời giới thiệu trên trang web chính thức “Shen Yun Works”, chúng đại diện cho trạng thái cao nhất của phong cách múa cổ điển Trung Quốc.

Trải qua hàng nghìn năm truyền bá, múa cổ điển Trung Quốc đã tích lũy được nội hàm nghệ thuật sâu rộng và sâu sắc. Tuy nhiên, ngày nay tuyệt kỹ này đã bị đánh mất và không ai có thể thực sự nắm bắt được hết bản chất của nó. Mặc dù vậy, Đoàn Nghệ Thuật Shen Yun đã khôi phục và biểu diễn lại những gốc rễ bị hỏng của văn hóa Trung Quốc.

Chu Dĩnh Xu giải thích thêm về kỹ thuật “thân đới thủ”: “Đây là điệu nhảy của phần trên cơ thể, từ trung tâm cơ thể đưa lực ra cánh tay, ngón tay. Theo cách này, sức mạnh sẽ tách ra từ phần thân và làm cho tay chân được giải phóng, kéo căng ra nhiều nhất có thể”.

Về “khóa đới thoái”, cô mô tả đây là động tác sử dụng cả phần hông. Ví dụ các động tác đá bình thường khác thường chỉ tính đến phần đũng quần, điều này làm mất kết nối giữa háng và cẳng chân, điều này làm động tác trông bị ngắn và không đủ đẹp. Thay vào đó, khóa đới thoái có nghĩa là cộng cả phần xương chậu, đùi và chân, nó được gọi là “tất cả chân dưới thắt lưng” và toàn bộ cơ thể được kéo căng.

Nắm vững bí quyết làm chủ cơ thể, các vũ công Shen Yun mang đến cho người xem ấn tượng về sự căng tràn, tinh tế vô hạn của khi họ nhảy.

Dĩnh Xu nói: “Sau khi làm chủ được tay, hông và chân, cơ thể sẽ uyển chuyển và khi múa cổ điển Trung Quốc sẽ trở nên khí chất hơn, mang lại cho khán giả cảm giác tươi sáng và căng tràn sức sống”.

Múa là một loại nghệ thuật trình diễn mà vừa có thể tạo hình nhân vật và thể hiện cảm xúc. Mặc dù thân pháp là động tác biểu hiện bên ngoài nhưng nó cũng liên quan mật thiết đến những nội hàm tâm linh bên trong.

Dĩnh Xu chia sẻ rằng, sức chịu đựng tập trung vào lực từ trung tâm cơ thể, cũng tương ứng với trái tim của con người. “Điều này sẽ rất có ích giúp diễn viên khi thể hiện cảm xúc nội tâm của nhân vật. Vì vậy nó có thể thúc đẩy cảm xúc bên trong và khán giả sẽ nhận được thông điệp cảm xúc”.

Đó là lý do vì sao múa cổ điển Trung Hoa có thể trở nên phong phú và biểu cảm nhất trên thế giới - là thể loại nghệ thuật lớn nhất và khó nhất.

Bước đi trên con đường ‘phục hồi truyền thống’

Múa cổ điển Trung Quốc là một phần không thể thiếu trong văn hóa truyền thống Trung Quốc. Về vấn đề này, Chu Dĩnh Xu nói về mối quan hệ sâu sắc giữa múa cổ điển Trung Quốc và võ thuật cổ truyền Trung Quốc.

Khiêu vũ (Vũ) và võ thuật (Võ) là hai từ khác nhau nhưng có cùng âm (wu), phản ánh nội hàm của việc dùng âm kép. Võ thuật cũng là một nét văn hóa rất lâu đời. Nhiều thứ trong múa cổ điển Trung Hoa bắt nguồn từ võ thuật. Trong sự phát triển của năm nghìn năm văn minh, các môn võ thuật như đánh, nhào lộn và các động tác khác được sử dụng trong nghệ thuật biểu diễn, tức là võ thuật được sử dụng cho mục đích văn học, và cuối cùng phát triển thành các kỹ thuật khó trong múa cổ điển.

Chu Dĩnh Xu đã giành huy chương vàng ở nhóm nữ trẻ trong "Cuộc thi Múa Cổ điển Trung Quốc Thế giới" lần thứ 7 của Đài truyền hình Tân Đường Nhân năm 2016. (The Epoch Times)
Chu Dĩnh Xu đã giành huy chương vàng ở nhóm nữ trẻ trong "Cuộc thi Múa Cổ điển Trung Quốc Thế giới" lần thứ 7 của Đài truyền hình Tân Đường Nhân năm 2016. (The Epoch Times)

Các môn võ thuật cổ xưa nổi tiếng, chẳng hạn như Thiếu Lâm và Thái Cực Quyền, thuộc về văn hóa tu luyện, nhiều người luyện tập võ thuật thời cổ đại cũng là người tu luyện. Bản chất của võ thuật cổ truyền phản ánh nội hàm sâu xa của văn hóa truyền thống Trung Quốc là văn hóa tinh thần, và múa cổ điển Trung Quốc cũng có di sản văn hóa tinh thần.

“Con người được tạo ra bởi Thần, và con đường truyền thống cũng do Thần linh ban cho”, cô nói.

Chu Dĩnh Xu nói rằng học múa cổ điển cũng là một cách đưa nghệ thuật quay về truyền thống và quay trở lại với đức tin. Không phân biệt phương Đông hay phương Tây, nghệ thuật truyền thống đều có cùng chủ đề chung là ca ngợi Thần vào thời kỳ sơ khai. Múa cổ điển cũng tập trung vào việc thể hiện những lễ nghi trong Phật giáo, Đạo giáo và Thượng đế, đồng thời thiết lập chính niệm và đức tin.

“Khi mới ra đời, nghệ thuật dùng để mô tả các vị Thần, miêu tả sự cao quý, vĩ đại và đức hạnh của các vị Thần”, cô nói.

Vì vậy, Dĩnh Xu đã học được nghệ thuật thực sự trong khóa đào tạo múa cổ điển chuyên nghiệp. Khiêu vũ không chỉ là cử động cánh tay và tung ra vài động tác, mang đến cho khán giả cảm giác thích thú thuần túy, mà còn có thể truyền tải một thông điệp tích cực và tốt đẹp.

Cô nói: "Nghệ thuật chân chính có thể mở ra cảnh giới suy nghĩ tích cực của con người, hoặc có thể khiến con người khao khát một cảnh giới cao hơn”.

Cô ấy lấy vở kịch múa nhỏ của Shen Yun làm ví dụ: "Kịch múa là kể một câu chuyện, truyền đạt những tư tưởng của Nho giáo như nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Còn các tác phẩm múa thuần túy chủ yếu là biểu hiện của tâm lý: ‘Có tâm lý tích cực, chẳng hạn như điệu múa dân gian vui tươi sẽ mang lại cho con người tâm trạng vui vẻ; một điệu múa đẹp sẽ khiến con người cảm thấy rất vui. Cảm giác đẹp sẽ nâng cao tâm trạng của sự ngưỡng mộ”.

Cô tin rằng múa cũng là sự thể hiện thế giới nội tâm của vũ công. Mức độ tu dưỡng đạo đức của mỗi người sẽ được thể hiện trực tiếp qua các bước nhảy của người đó.

Khi đó, vũ công không chỉ rèn luyện các kỹ năng cơ bản vững chắc mà còn phải chú ý đến việc tu dưỡng tư tưởng, đạo đức. Cô cho rằng chỉ có người có đạo đức cao mới có thể lý giải nghệ thuật chân chính: “Đạo đức của một người quyết định quan điểm của người đó đối với sự việc. Do đó, con người cần thanh lọc nhân tâm và nâng cao thiên tính. Ngày nay, nhiều người thích theo đuổi sự mới lạ và những sở thích cá nhân. Điều đó chưa chắc đã tốt đẹp”.

Cô cũng đặc biệt đề cập đến tầm quan trọng của việc quay về truyền thống trong thời đại hiện tại, cô nói: “Ngày nay mọi người tin vào tất cả mọi thứ, và trái tim của họ trở nên rất nóng nảy, vì vậy họ không thể lắng nghe những điều chân chính sâu thẳm trong con người mình. Đặc biệt là ở Trung Quốc đại lục, chính quyền ĐCSTQ thúc đẩy một nền văn hóa biến dị dựa trên chủ nghĩa vô thần, điều này đã gây thiệt hại lớn cho văn hóa truyền thống Trung Quốc”.

Chu Dĩnh Xu cảm thấy vô cùng tiếc nuối: "Điều đó đã đánh mất những gì chân chính nhất của con người".

Trong Đoàn Nghệ thuật Shen Yun, cô được đắm mình trong bầu không khí của văn hóa truyền thống mỗi ngày, và cô ấy cảm nhận được sứ mệnh mà Shen Yun đã trao cho cô đó là quảng bá văn hóa truyền thống.

Dụng tâm nghiên cứu vai diễn và giao tiếp với khán giả một cách chân tình

Ngoài việc tập luyện căng thẳng, Chu Dĩnh Xu thích dành thời gian đọc sách cổ để làm giàu thêm kiến thức về văn hóa truyền thống và hiểu sâu thêm về các động tác múa. Nhờ đó cô đã hóa thân thành công vào nhiều nhân vật trong lịch sử.

Trong số đó, cô ấn tượng sâu sắc nhất về tiên nữ Hằng Nga. Dĩnh Xu lý giải về nhân vật này: "Cô ấy là vị thần Mặt trăng, trong hình ảnh của một nữ thần thuần khiết. Mặt trăng quay quanh mặt trời, và Hằng Nga cũng từ bi luôn có mặt trông nom thế giới”.

Trong buổi biểu diễn năm 2019, Chu Dĩnh Xu cho biết cô đã đóng vai Hằng Nga trong vở kịch múa “Gặp gỡ Hằng Nga trên Cung trăng”. Vở kịch này kể về trải nghiệm của vua Đường Thái Tông dạo chơi trên Cung Quảng Hằng vào đêm Trung Thu. Dĩnh Xu tin rằng vị Hoàng đế nhà Đường này có mối tiên duyên, và việc Hằng Nga gặp nhà vua là cách để tạo nên mối nhân duyên đó.

Để thể hiện tốt vai diễn này, Dĩnh Xu đã khiến những hành động và biểu cảm của cô phù hợp với tâm ý của các vị Thần nhất có thể.

Dĩnh Xu nói: “Nhân vật Hằng Nga là một cảnh giới cao hơn người bình thường. Cô ấy không có nhiều cảm xúc và ham muốn như người thường. Trái tim Hằng Nga luôn trong trạng thái yên bình và từ bi”.

Trong khi tập luyện, Dĩnh Xu đã tự hỏi tâm thái của Hằng Nga là như thế nào!? Cô nghĩ rằng mình không nên bị dao động quá nhiều và cố gắng thể hiện vẻ đẹp trong thế giới Thần thoại. Điều đó chứng tỏ sự theo đuổi tinh tế của cô trong việc khắc họa trái tim nhân vật. Dĩnh Xu nói rằng mặc dù sân khấu của Shen Yun rất lớn và một số khán giả ở xa sân khấu, họ có thể không nhìn thấy những biểu cảm tinh tế của các diễn viên, nhưng họ vẫn có thể cảm nhận được rất nhiều nhờ các vũ điệu.

“Khi bạn thực sự giao tiếp bằng trái tim, đối phương nhất định sẽ cảm nhận được”, cô nói.

Múa là một ngôn ngữ nghệ thuật không biên giới. Ngay cả khán giả phương Tây cũng có thể cảm nhận được các vũ công Shen Yun mang đến nghệ thuật truyền thống hoàn hoàn bằng cả trái tim.

Trong thời kỳ ngày nay khi dịch bệnh vẫn chưa rút lui, mọi người trên toàn thế giới đang phải đối mặt với những thách thức to lớn. Chu Dĩnh Xu nói rằng nếu Shen Yun gặp gỡ khán giả vào thời điểm này, điều đó có thể mang lại cho mọi người nhiều ánh sáng và hy vọng hơn.

Chu Dĩnh Xu chia sẻ rằng trong những buổi giới thiệu về Shen Yun, những gì được giới thiệu là về một thế giới Thiên quốc huy hoàng, cho khán giả niềm tin vào những vị Thần. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể cảm thấy mỏi mệt với những mưu mô, danh vọng, tiền bạc… nhưng khi họ được chiêm ngưỡng một thế giới hoàn toàn khác, sự u ám trong lòng họ có thể bị xóa sạch.

“Khi khán giả nhìn thấy một thế giới tươi sáng và tuyệt mỹ, họ sẽ nhận ra rằng có một khía cạnh khác của đời sống cũng rất cần được chăm sóc - đó chính là tâm hồn. Bằng cách này, mọi người sẽ cảm thấy rất nhẹ nhàng đối với những khúc mắc trong cuộc sống. Và họ sẽ đối mặt bằng một thái độ tích cực hơn”, cô nói.

Đây có lẽ là động lực lớn nhất cho tình yêu của Chu Dĩnh Xu với Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun và sứ mệnh quảng bá múa cổ điển Trung Hoa.

Từ Tịnh

Theo aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Tuyệt kỹ đã mất xuất hiện trở lại: Vũ công Shen Yun và vẻ đẹp ‘thần kỳ’ của khiêu vũ truyền thống