Từ chuyện ‘em bé gốc Hoa’ bị bỏ rơi đoạt HC Vàng Olympic, đến việc ĐCSTQ thu lợi từ ‘xuất khẩu trẻ em’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhà vô địch 100 mét bơi bướm nữ McNeill tại Thế vận hội Tokyo có một xuất thân “khá nổi bật”, khi cô là một em bé bị bỏ rơi từ Trung Quốc, và được một cặp vợ chồng Canada nhận nuôi, để rồi ngày nay thế giới có một “tài năng” thể thao vượt trội. Từ đây, cùng nhìn lại việc Bắc Kinh đã thu lợi từ ‘xuất khẩu trẻ em’ làm con nuôi và thu phí quyên góp như thế nào.

Cô McNeill chắc chắn là người may mắn khi được bố mẹ nuôi yêu thương và cho học hành tử tế, hiện tại cô đang theo học tại Đại học Michigan, Hoa Kỳ.

Việc McNeill là vận động viên Canada gốc Hoa giành huy chương Vàng tại Thế vận hội - đang thu hút sự quan tâm của dư luận - khi xuất thân của cô là "một đứa trẻ bị bỏ rơi". Nhưng câu chuyện đằng sau đó cho thấy một Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhiều thủ đoạn đáng sợ hơn.

Kể từ năm 1992, số lượng những đứa trẻ được nhận làm con nuôi lớn nhất ở Mỹ đến từ Trung Quốc.

Bắc Kinh thu lợi từ ‘xuất khẩu trẻ em’ và thu phí quyên góp

Dữ liệu nhận trẻ sơ sinh bị bỏ rơi của Trung Quốc cho thấy: Hoa Kỳ đã nhận nuôi tổng cộng 80.162 trẻ sơ sinh bị bỏ rơi đến từ Trung Quốc từ năm 1999 đến năm 2017. Trung Quốc cho phép nhận con nuôi ở nước ngoài vào năm 1992, và ước tính có tổng cộng 120.000 trẻ sơ sinh bị bỏ rơi Trung Quốc được người Mỹ nhận làm con nuôi. Canada chỉ đứng sau Hoa Kỳ.

Một trong những lý do tại sao người nước ngoài sẵn sàng nhận trẻ em Trung Quốc làm con nuôi, là vì việc này “rất ổn định và có tổ chức”, và các thủ tục nhận con nuôi được xử lý thông qua các kênh chính thức.

Một quy tắc bất thành văn là mỗi gia đình nhận nuôi sẽ phải trả 3.000 đô la Mỹ cho trại trẻ mồ côi. Khi số lượng trẻ được nhận nuôi tăng lên, điều này chắc chắn đã tạo thành một chuỗi lợi ích kinh tế to lớn cho Bắc Kinh.

Năm 2005 là năm cao điểm của việc nhận con nuôi của người Mỹ từ Trung Quốc. Theo trang web của Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, các gia đình Mỹ đã nhận nuôi tổng cộng 7.906 trẻ em từ Trung Quốc vào năm đó.

Nếu tính trên cơ sở phí quyên góp là 3.000 USD/trẻ em năm đó, tổng số phí quyên góp lên tới hơn 23,7 triệu USD. Điều này cho thấy lợi ích kinh tế to lớn của việc “xuất khẩu trẻ em” và thu phí quyên góp là rất đáng kinh ngạc.

Những đứa trẻ trong cô nhi viện chắc chắn có thể mang lại lợi ích to lớn cho các cô nhi viện, nếu chúng được các gia đình ở nước ngoài nhận làm con nuôi. Vì vậy, trong vài năm trở lại đây, nhiều nơi đã thông báo rằng các trại trẻ mồ côi "thu giữ" trẻ sơ sinh một cách bất hợp pháp để kiếm thêm tiền quyên góp.

Việc McNeill là vận động viên Canada gốc Hoa giành huy chương Vàng tại Thế vận hội - đang thu hút sự quan tâm của dư luận - khi xuất thân của cô là "một đứa trẻ bị bỏ rơi". (Ảnh tổng hợp từ video)
Việc McNeill là vận động viên Canada gốc Hoa giành huy chương Vàng tại Thế vận hội - đang thu hút sự quan tâm của dư luận - khi xuất thân của cô là "một đứa trẻ gốc Hoa bị bỏ rơi". (Ảnh tổng hợp từ video)

Ví dụ, từ năm 2002 đến 2005, đã có sự thông đồng giữa các quan chức kế hoạch hóa gia đình địa phương và trại trẻ mồ côi ở thị trấn Cao Bình, huyện Long Hồi, tỉnh Hồ Nam - để cưỡng chế “tịch thu” con em của người dân địa phương. Sau đó, dưới danh nghĩa là “trẻ sơ sinh bị bỏ rơi”, những đứa trẻ này được chuyển từ Viện Phúc lợi Xã hội thành phố Thiệu Dương đến Hoa Kỳ và những nơi khác để kiếm lời.

Theo các tài liệu kiến ​​nghị của dân làng, tổng cộng 15 trẻ sơ sinh đã bị cán bộ kế hoạch hóa gia đình của thị trấn cưỡng chế đưa đi khỏi nhà, vì các hộ này không trả tiền “hỗ trợ xã hội”. Trang Caixin.com từng đưa tin rằng một nông dân tên là Yang Libing, có con gái là Yang Ling không thuộc diện “con thứ hai” hay “con bị bỏ rơi”, nhưng cán bộ kế hoạch hóa gia đình tại địa phương đã cưỡng chế mang bé đi.

Khi Yang Libing nghe tin và vội vã trở về quê nhà để hỏi han tình hình, cán bộ kế hoạch hóa gia đình của thị trấn nói với anh rằng, chỉ cần anh hứa không còn theo đuổi vấn đề này nữa, thì anh sẽ được phép có hai con trong tương lai và có thể nộp đơn xin hai "giấy phép khai sinh" mà không phải trả tiền phạt.

Rất lâu sau đó, Yang Libing mới biết rằng con gái ông đã được gửi đến Hoa Kỳ thông qua Viện Phúc lợi Shaoyang. Nhiều trẻ em khác bị bắt đi vẫn còn đang mất tích.

Kinh doanh ‘trẻ em’

Khi các gia đình ở nước ngoài đến tìm và nhận nuôi các "thiên thần gặp nạn" với rất nhiều tình yêu thương, điều mà các trại trẻ mồ côi Trung Quốc “nắm bắt” được là: Cứ có thêm một đứa trẻ được nhận làm con nuôi, họ có thể kiếm được thêm một khoản phí hỗ trợ, liên quan đến "tình yêu thương" và "việc từ thiện”. Đây quả là một công việc kinh doanh “béo bở”

Viện phúc lợi quận Hành Dương từng đưa ra nhiệm vụ: Nếu muốn nhận đủ lương và thưởng cuối năm, mỗi nhân viên phải mang về 3 đứa trẻ trong vòng một năm. Do đó, đã có trường hợp nhân viên trại trẻ mồ côi cấu kết với bọn buôn người, nhằm mua lại trẻ em để hoàn thành nhiệm vụ.

Từ năm 2002 đến cuối năm 2005, sáu trại trẻ mồ côi thuộc quyền quản lý của thành phố Hành Dương, tỉnh Hồ Nam, đã mua trẻ em từ những kẻ buôn người, riêng năm 2005, 78 trẻ sơ sinh đã được mua. Điều tồi tệ hơn nữa là các trại trẻ mồ côi sử dụng sự tiện lợi của loại hình tổ chức này - để “tẩy trắng” nguồn gốc về những đứa trẻ bị bắt cóc, chuyển danh tính của chúng thành “trẻ sơ sinh bị bỏ rơi” thông qua các tài liệu giả mạo, sau đó cho chúng làm con nuôi để lừa tiền quyên góp.

Thực trạng trẻ em Trung Quốc bị nhà nước coi như hàng hóa để “xuất ngoại” phản ánh chân thực sự thờ ơ của ĐCSTQ đối với người dân và sự chà đạp lên những nhóm yếu thế. Cô nhi viện là một tổ chức từ thiện, nhưng có bao nhiêu điều mờ ám đã được che đậy ở những nơi này?

Vì lợi ích của mình, các quan chức ĐCSTQ đã đưa ra ý tưởng “kiếm lợi” dựa trên trẻ em mồ côi và trẻ em tàn tật, và thậm chí sử dụng các phương tiện bất hợp pháp để kiếm tiền.

Trong những năm gần đây, các quan chức dưới sự cai trị của ĐCSTQ đã tăng cường các hành vi ngang ngược đến mức trắng trợn, thô lỗ.

Vào năm 2002, tờ China Through A Lens đưa tin, trong số hơn 367 triệu trẻ em dưới 17 tuổi, Trung Quốc có khoảng 30 triệu trẻ em phải đối mặt với các vấn đề về tâm lý.
Vì lợi ích của mình, các quan chức ĐCSTQ đã đưa ra ý tưởng “kiếm lợi” dựa trên trẻ em mồ côi và trẻ em tàn tật (Getty Images)

Không tội ác nào ĐCSTQ không dám làm

Trang Apollo đưa tin rằng vào tháng 3 năm nay, thành phố Đông Hoản, tỉnh Quảng Đông bắt đầu một đợt hoạt động "Cấm xe máy". Một số lượng lớn cảnh sát đã đến từng nhà để thu giữ xe máy và xe điện, thậm chí cả xe ba bánh điện của trẻ em... Theo thông báo trên trang web chính thức của Sở Công an Đông Quan, 417 xe máy và xe điện đã bị thu giữ chỉ riêng trong ngày 24/3.

Theo người trong cuộc, cô Zhao, những chiếc xe máy bị thu giữ đã được bán cho Châu Phi và cảnh sát thu lợi nhuận từ chúng. Bà Triệu từng làm quản lý trong một công ty xuất nhập khẩu ở Quảng Châu, công ty này có nguồn gốc từ Sở Công an tỉnh Quảng Đông và Cục An ninh. Nhiệm vụ của công ty là giúp cơ quan công an khai báo hải quan, thu giữ tang vật xe máy, và vận chuyển chúng đến Châu Phi trong các thùng chứa.

Để kiếm tiền, họ khôn khéo lập danh sách, tịch thu tài sản riêng của công dân rồi chiếm đoạt cho riêng mình. Không có gì ĐCSTQ không dám làm.

Vào ngày 20/7, nhiều người đã bị mắc kẹt trong tuyến tàu điện ngầm Trịnh Châu số 5 trong một trận mưa lớn. Nhiều hình ảnh cho thấy phần đầu và mắt của các nạn nhân được che bằng băng gạc. Trong video, bạn có thể thấy các bác sĩ mặc áo khoác trắng đến gần thi thể các nạn nhân, với kéo và hộp thuốc nằm rải rác trên mặt đất.

Nhiều cư dân mạng xem đoạn video đã đặt câu hỏi nghi ngờ rằng nhân viên y tế đã lấy cắp giác mạc mắt của các nạn nhân để kiếm tiền. Một cư dân mạng cho biết:

“Không biết nạn nhân đã chết chưa khi bị lấy giác mạc. Không chỉ mưa lũ làm chết người mà cả bác sĩ tà ác cũng chạy đến cắt giác mạc”.

“Hãy nhớ rằng, có những điều mà con người không thể tưởng tượng được, rằng những ‘tên cướp’ ĐCSTQ không gì không dám làm!”

Một người trên Twitter cho biết: "Một số người nói rằng họ đang thu hoạch giác mạc và bán nội tạng. Tôi không thể nghĩ ra lý do nào khác hợp lý hơn. Ai lại nghĩ rằng ĐCSTQ sẽ cho phép điều đó? Mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống không liên quan gì đến bản thân các bạn sao? Còn điều này thì sao?"

Từ việc xuất khẩu trẻ mồ côi và trẻ em tàn tật để thu “ngoại hối”, tranh giành “tiền trợ cấp”, mổ cướp nội tạng sống một cách trắng trợn, ĐCSTQ ngày càng không che giấu những tội ác xương máu đã gây ra cho nhân dân.

Dưới sự điều hành của ĐCSTQ, người dân Trung Quốc ngày càng cảm thấy ngột ngạt hơn. Việc lợi dụng lòng tốt là khía cạnh xấu xa nhất của ĐCSTQ. Những người Trung Quốc nên nhanh chóng nhận ra sự tà ác của ĐCSTQ và ly khai khỏi nó càng sớm càng tốt. Đây là cách thực sự để bảo vệ chính họ.

Tâm An

Theo The Epoch Times tiếng Hoa



BÀI CHỌN LỌC

Từ chuyện ‘em bé gốc Hoa’ bị bỏ rơi đoạt HC Vàng Olympic, đến việc ĐCSTQ thu lợi từ ‘xuất khẩu trẻ em’