Từ bức hình ‘ám ảnh’ Kền kền chờ đợi, cho đến những ‘tay súng’ mạng xã hội

Giúp NTDVN sửa lỗi

“Kền kền chờ đợi” là bức ảnh được đăng trên tờ New York Times năm 1993, một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất thế giới về sự ám ảnh - ghi lại khoảnh khắc một đứa trẻ châu Phi chỉ còn da bọc xương, gục đầu chờ chết trên bãi cỏ cháy khô tiêu điều. Ngay cạnh em, một con kền kền đói khát hau háu ánh mắt... đang chờ lao vào để thưởng thức bữa ăn...

Đứa trẻ đang đợi cái chết, và con kền kền đang chờ đợi đứa trẻ chết để kiếm ăn - hai sự chờ đợi đều mang đến sự ám ảnh sâu sắc, phản ảnh chân thực về sự khủng khiếp của nạn đói ở Sudan đã khiến toàn thể thế giới bàng hoàng. Lần đầu tiên người ta được chứng kiến sự thật nghiệt ngã về cuộc sống của người dân nghèo châu Phi.

Câu chuyện phía sau tấm ảnh còn ám ảnh hơn. Sau khi bức ảnh đã đăng tải, nhiều người đã tức giận và phẫn nộ, họ kết án rằng rằng tác giả của bức ảnh này - anh Kevin Carter - là một kẻ vô nhân đạo khi chỉ biết "giương ống kính lên chụp", thay vì chạy đến để giúp đỡ đứa trẻ tội nghiệp.

Đâu mới là ‘kền kền chờ đợi’

Thuật ngữ “kền kền chờ đợi” còn ám chỉ điều gì nữa? Nó ám chỉ sự vô lương của cái gọi là “cộng đồng dư luận”, những kẻ chỉ thích phán xét, nhưng lại không hiểu rõ bản chất của sự việc.

Rất nhiều thư từ gửi đến New York Times, yêu cầu được biết về tình hình của đứa bé ra sao nhưng đáng tiếc họ không có được câu trả lời. Thế là những cáo buộc, phán xét cay nghiệt, những lời đe dọa giáng xuống đầu Kevin.

Tháng 4/1994, bức ảnh “Kền kền chờ đợi” giúp anh Kevin xuất sắc giành được giải thưởng nhiếp ảnh danh giá Pulitzer. Dư luận lại càng kết án anh vì danh lợi mà dẫm lên tình người, bỏ mặc sinh mạng chỉ vì để có một bức ảnh hiếm.

Bức tranh "Kền kền chờ đợi" đầy ám ảnh
Bức tranh "Kền kền chờ đợi" đầy ám ảnh

Và tháng 7/1994, Kevin Carter đã tự sát như một lối thoát cuối cùng, do không thể chịu được áp lực, kết thúc chuỗi ngày đau khổ dằn vặt mà anh đã gồng mình chịu đựng bấy lâu.

Kevin Carter sinh ra và lớn lên ở Nam Phi, nơi anh từng phải chứng kiến nạn phân biệt chủng tộc và sự đói nghèo khủng khiếp. Kevin quyết định thành phóng viên ảnh, bởi anh cảm thấy mình cần phơi bày cho cả thế giới biết được sự thật về những điều kinh khủng mà những người dân quê hương anh phải gánh chịu.

Có một điều mà những người chỉ trích Kevin không hề biết được rằng, khi tác nghiệp, anh bị bao quanh bởi hàng chục người lính vũ trang Sudan với súng ống đạn dược, họ theo dõi để chắc rằng Kevin không có bất cứ hành động nào can thiệp vào những việc xảy ra ở khu vực của họ.

Giải thưởng Pulitzer cho bức ảnh “Kền kền chờ đợi” không giết chết Kevin, nhưng sự nghiệt ngã của cộng đồng dư luận, cũng như những ám ảnh đau thương về đời sống nhân dân châu Phi khi anh đi tác nghiệp - chính là nguyên nhân dồn Kevin vào sự tuyệt vọng.

Sự chỉ trích đến từ rất nhiều độc giả từ nhiều tầng lớp, nhiều quốc tịch. Lời phân bua của người bạn tác nghiệp cùng Kevin ngày đó, rằng anh đã “vừa chạy vừa gạt nước mắt, bị quẫn trí…” đã không được dư luận chấp nhận.

Cứ mỗi bức ảnh Kevin chụp được lại trở thành một chiếc thòng lọng tội lỗi buộc vào cổ - khiến anh cảm thấy nghẹt thở và bất lực. Bản thân anh cũng chỉ có thể dùng ống kính của mình nói lên sự thật, nhưng không thể làm gì khác để can thiệp vào cuộc bạo lực kinh hoàng kia.

Tuy vậy, những áp lực tinh thần đã khiến người phóng viên ảnh tâm huyết và tận tụy với nghề ra đi ở độ tuổi 33, để lại một bức thư tuyệt mệnh cầu xin sự tha thứ.

Chậu cây bị mắng trong 30 ngày cuối cùng đã chết

Mặc dù ngôn ngữ nhìn không thấy, sờ không được, nhưng bản thân nó có năng lượng rất lớn. Có một thí nghiệm kỳ lạ đã chứng minh cho điều đó khiến chúng ta phải giật mình. Ngôn ngữ có thể giết người, bạn có tin không?

Họ kêu gọi học sinh, sinh viên của ngôi trường này tới dọa nạt, mắng chửi, chê bai một chậu cây, trong khi dành những lời khen ngợi, thể hiện tình yêu thương với chậu cây còn lại.
Họ kêu gọi học sinh, sinh viên của ngôi trường này tới dọa nạt, mắng chửi, chê bai một chậu cây, trong khi dành những lời khen ngợi, thể hiện tình yêu thương với chậu cây còn lại. (Ảnh từ video)

Ít nhất, nó có thể giết chết một chậu hoa. Điều đó cho thấy rằng ngôn ngữ tiêu cực có năng lượng phá hoại khủng khiếp như thế nào…

IKEA - hãng nội thất danh tiếng của Thụy Điển đã tiến hành một thí nghiệm tại một trường học ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Thí nghiệm này ban đầu không gây nhiều chú ý, nhưng kết quả của nó đã gây chấn động thế giới.

Chủ đề chính của thí nghiệm là: "Lời nói của con người rốt cuộc có năng lượng lớn như thế nào?"

Họ kêu gọi học sinh, sinh viên của ngôi trường này tới dọa nạt, mắng chửi, chê bai một chậu cây… trong vòng 30 ngày - tiến hành "tấn công ngôn ngữ" vào cái cây đó.

Những lời mắng chửi này, chính là "bạo lực bằng lời nói" vốn rất quen thuộc với chúng ta. Ví dụ như:

"Bạn là đồ bỏ đi, đồ vô dụng!"

"Bạn không xanh tươi chút nào!"

"Bạn trông giống như sắp héo đến nơi rồi"

"Bạn không được ai yêu thích, chẳng có công dụng gì!"

Sau 30 ngày, chậu cây bị dọa nạt trở nên héo úa, còn chậu cây được yêu thương phát triển xanh tươi. Điều này đủ để thấy rằng: sức mạnh của ngôn ngữ khủng khiếp như thế nào! Nếu thực vật có thể bị ảnh hưởng, thì con người chắc chắn cũng sẽ tương tự! Và, thậm chí tác động còn có thể lớn hơn!

Những người vô lương trên mạng xã hội

Ngày nay, truyền thông ở một khía cạnh nào đó, trông giống như con kền kền chờ ăn xác chết của con vật khác. Những kền kền truyền thông chính hiệu là những kẻ chuyên dùng ngòi bút của mình để kích động hoặc hùa vào “đám đông hung hãn”.

Trào lưu “làm nhục để mua vui và tàn nhẫn để giải khuây” khiến những cư dân mạng trở nên quá khích, và giống như những “con nghiện”, hằng ngày họ đi tìm lỗi của người khác để được sống trong cảm giác của người phán xét. Phát xét và lăng mạ người khác dù “chẳng biết gì nhiều” và chẳng vì lý do gì.

Một mặt, con phải chịu đựng chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, trầm cảm và lo lắng; mặt khác, con phải từ bỏ thủ dâm, điều đó thật thống khổ và dằn vặt. 
Hằng ngày, họ đi tìm lỗi của người khác để được sống trong cảm giác của người phán xét. (Stocksnap)

Chúng ta biết rằng nhiều “ngôi sao” Hàn Quốc đã chọn con đường giải quyết bế tắc bằng việc tự sát, sau khi trải qua những ngày tháng chịu áp lực nặng nề. Căn bệnh trầm cảm, sự căng thẳng vì bị dư luận chỉ trích, định kiến... ở đất nước này đang ngày một đẩy các nghệ sĩ đến bờ vực thẳm.

Trong một nghiên cứu năm 2009, số liệu cho thấy 40% nghệ sĩ Hàn Quốc đã nghĩ tới chuyện tự tử vì "quyền riêng tư không được bảo vệ, những lời bình luận độc địa, thu nhập không ổn định và lo lắng về tương lai".

Ở đất nước này, trung bình mỗi ngày có 40 người tự tử, khiến tự tử trở thành nguyên nhân tử vong phổ biến thứ tư. Theo số liệu của Bộ Sức khỏe và Phúc lợi Hàn Quốc, khoảng 90% số người tự tử trong năm 2016 mắc các rối loạn tâm lý như trầm cảm, lo âu, stress.

Cái chết của nữ diễn viên Choi Jin Sil năm 2008 kéo theo một loạt hệ lụy. Nữ diễn viên "Ước mơ vươn tới một ngôi sao" những tưởng có một cuộc sống hạnh phúc nhưng không ngờ lại gặp biến cố về đời sống cá nhân, bị cộng đồng mạng lên án vì bị nghi ngờ là nguyên nhân khiến đồng nghiệp rơi vào cảnh túng quẫn, khiến Choi Jin Sil quyên sinh để chứng minh mình vô tội.

Một trường hợp khác nổi tiếng từ nhỏ là "ngôi sao" Sulli, cô đã quen với việc trở thành tâm điểm sự chú ý trong suốt thời gian dài. Quãng thời gian đó lắm hào quang mà cũng đầy chông gai khi cô liên tục bị cư dân mạng "tra tấn" tinh thần nặng nề bằng những chỉ trích và miệt thị cho bất cứ việc gì cô làm.

Sự đả kích dần nhấn chìm cô gái trẻ trong suy nghĩ tiêu cực và tổn thương mà cô không sao thoát ra được dù đã nhiều lần kêu cứu. "Xin hãy hiểu tôi hơn một chút. Bạn bè khán giả xin hãy yêu quý tôi thêm một chút, các phóng viên xin hãy yêu thương tôi một chút", nữ ca sĩ cầu xin một cách tội nghiệp trong chương trình truyền hình thực tế Jinri Market hồi tháng 10/2018.

Nhiều người nhân danh công lý và chính nghĩa, nhưng ngôn từ thóa mạ của họ sẽ sắm vai “đao phủ”. Họ tự suy luận để phán xét, lăng mạ người khác vì lý do nào đó.

Theo thống kê: mỗi năm có khoảng 246 triệu trẻ em và thanh thiếu niên bị bạo lực ngôn ngữ và bắt nạt. Nhưng bạo lực ngôn ngữ và bắt nạt không chỉ trong khuôn viên trường, nó có thể xảy ra mọi nơi ở xung quanh chúng ta.

Đôi khi, để đánh bại một người, chỉ cần nói một câu. Ngôn ngữ có thể đả thương, lời nói ác ý sẽ có sức bị tàn phá lớn nhất.

Nhà thơ người Anh Milton có một câu nói nổi tiếng trong cuốn Thiên sử “Thiên đường đã mất” (Paradise Lost) rằng:

“Trái tim ở đúng vị trí của nó, chỉ trong một niệm, thiên đường trở thành địa ngục, địa ngục biến thành thiên đường”.

Đừng đánh giá thấp một suy nghĩ nhỏ, bất kỳ “khởi tâm động niệm” nào của bạn cũng có thể thay đổi cả thế giới.

Tâm An



BÀI CHỌN LỌC

Từ bức hình ‘ám ảnh’ Kền kền chờ đợi, cho đến những ‘tay súng’ mạng xã hội