Trung Quốc đang trên bờ vực của 'đại khủng hoảng lương thực'?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trung Quốc gần đây đã phát động "Chiến dịch Đĩa ăn sạch", nhằm vào những người lãng phí thực phẩm, khi suy đoán về tình trạng thiếu lương thực trên toàn thế giới ngày càng gia tăng.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã thúc đẩy các biện pháp mới để hạn chế lãng phí thực phẩm sau đại dịch virus, gọi những người phát trực tiếp trải nghiệm ăn uống của họ trên mạng xã hội là "gây sốc và đau buồn".

Ông Tập cho biết Trung Quốc phải "duy trì cảm giác khủng hoảng về an ninh lương thực" trong bối cảnh đại dịch virus. Cảnh báo được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể sớm đối mặt với tình trạng thiếu lương thực. Bên cạnh sự suy thoái kinh tế do virus gây ra đang làm gián đoạn chuỗi cung ứng lương thực, còn có hạn hán, lũ lụt và sâu bệnh có khả năng dẫn đến một vụ thu hoạch kém trong năm nay.

Tân Hoa Xã, Thời báo Hoàn cầu, hạ thấp quan điểm Trung Quốc đang đứng trước một cuộc khủng hoảng lương thực. Một số nhà hàng ở Trung Quốc đã giới hạn số lượng món ăn phục vụ cho thực khách, trong khi một số nhà hàng khác lại yêu cầu khách hàng đứng lên bàn cân trước khi gọi món.

Một nghiên cứu được công bố bởi Viện Khoa học Trung Quốc và Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới tại Trung Quốc cho thấy Trung Quốc lãng phí thực phẩm đủ để nuôi sống 30 đến 50 triệu người mỗi năm. Việc ĐCSTQ chính thức đề ra các biện pháp lãng phí thực phẩm cho thấy sự thiếu hụt có thể sắp đến gần.

Theo Farmer Guardian, chiến dịch Đĩa ăn sạch đã làm dấy lên suy đoán Trung Quốc có thể đang đối mặt với tình trạng thiếu lương thực, mặc dù các phương tiện truyền thông nhà nước đã nhanh chóng ngăn chặn cơn hoảng sợ sắp xảy ra, đưa tin rằng Trung Quốc gần đây đã chứng kiến ​​các vụ thu hoạch ngũ cốc liên tiếp bội thu và sản lượng ngũ cốc cao kỷ lục.

Khi mức sống nâng lên, tiêu dùng cũng tăng theo. Mức độ béo phì đã tăng vọt và Trung Quốc ước tính sẽ lãng phí đủ lương thực trong một năm để nuôi một quốc gia có quy mô như Hàn Quốc.

Nhưng với việc đại dịch đang làm giảm mức tiêu thụ, các lựa chọn của Trung Quốc để chấm dứt tình trạng thiếu hụt trong nước đã bị hạn chế.

Việc nhà nước trợ cấp sản xuất có thể vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới, điều này có thể làm gia tăng căng thẳng với Mỹ.

Điều này có nghĩa là Trung Quốc, nhà nhập khẩu lương thực lớn nhất thế giới, sẽ cần phải tìm cách tăng nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu. Điều này sau đó có thể sẽ có ảnh hưởng gián tiếp đối với giá cả trên toàn cầu.

Các vết nứt trong chuỗi cung ứng thực phẩm đang xuất hiện ở Trung Quốc, và hiện nước này thừa nhận đang có khủng hoảng lương thực, và cùng tuần đó Bộ Nông nghiệp Mỹ bắt đầu thu mua cây trồng dư thừa từ nông dân để tích trữ vào ngân hàng lương thực. Và một thứ mà các ngân hàng trung ương không thể in ra là lương thực - nếu tình trạng thiếu hụt ở Trung Quốc và các nơi khác trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến giá lương thực tăng vọt ngoài tầm kiểm soát khi đại dịch virus và suy thoái kinh tế tiếp tục, thì người dân trên thế giới sẽ trở nên lo lắng.

Thanh Hương

Trung Quốc Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc đang trên bờ vực của 'đại khủng hoảng lương thực'?