Sự trùng hợp kinh ngạc: trung bình 100 năm (1720, 1820, 1920 và 2020), thế giới phải hứng chịu một trận đại dịch

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một số người thường nói rằng lịch sử luôn có sự tuần hoàn lặp lại, và thực tế cho thấy lịch sử luôn giống nhau một cách đáng ngạc nhiên. Từ góc độ sự bùng phát của các bệnh dịch hiện đại, chúng ta dường như có thể kiểm chứng nhận định này. Từ năm 1720 đến năm 2020, trung bình khoảng 100 năm sẽ có những đợt lây lan dịch nghiêm trọng trên toàn thế giới, liệu điều này có xảy ra một cách tình cờ hay không?

Chúng ta hãy nhìn lại quá khứ và tự mình đưa ra kết luận:

1. Năm 1720 - Đại dịch hạch ở Marseille

Bệnh dịch hạch lần đầu tiên bùng phát ở Marseille, một thành phố ở phía đông nam nước Pháp vào năm 1720, sau đó lan sang các khu vực khác, giết chết khoảng 100.000 người. Khi số người chết vượt quá sức chịu đựng của hệ thống chăm sóc y tế cộng đồng, người ta trở nên bất lực trước hàng ngàn thi thể nằm rải rác khắp nơi, chất thành núi.

Để ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch này, chính phủ Pháp đã ra lệnh cô lập thành phố Marseilles và các khu vực khác, đồng thời xây một bức tường thành cao 2m bằng đá ở ngoại ô thành phố, và cử binh lính để canh gác sau bức tường.

Bệnh dịch hạch lần đầu tiên bùng phát ở Marseille, một thành phố ở phía đông nam nước Pháp vào năm 1720, sau đó lan sang các khu vực khác, giết chết khoảng 100.000 người.
Bệnh dịch hạch lần đầu tiên bùng phát ở Marseille, một thành phố ở phía đông nam nước Pháp vào năm 1720, sau đó lan sang các khu vực khác, giết chết khoảng 100.000 người. (Wikipedia)

2. Năm 1820 - Đại dịch tả đầu tiên

Dịch tả là một căn bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Vibrio cholerae gây ra, chủ yếu lây lan qua các nguồn nước bị ô nhiễm. Các triệu chứng của bệnh bao gồm tiêu chảy, nôn mửa, mất nước, chuột rút và thậm chí là sốc.

Đại dịch tả đầu tiên trong lịch sử loài người xảy ra từ năm 1817 đến năm 1824. Bệnh dịch này còn được gọi là bệnh dịch tả châu Á (Asiatic cholera) vì nó có nguồn gốc từ lưu vực châu thổ sông Hằng của Ấn Độ, sau đó lây lan sang các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Trung Á, Trung Đông, Đông Phi và bờ biển Địa Trung Hải.

Người ta ước tính rằng đã có hàng trăm nghìn người Ấn Độ chết vì bệnh dịch tả này. Chỉ riêng năm 1820, 100.000 người đã chết trên đảo Java của Indonesia.

Dịch tả phổ biến khắp Ấn Độ từ 1817-1818.
Dịch tả phổ biến khắp Ấn Độ từ 1817-1818. (Wikipedia)

3. Năm 1920 - Cúm Tây Ban Nha

Cúm Tây Ban Nha dùng để chỉ đại dịch cúm H1N1 bùng phát trên khắp thế giới từ tháng 1 năm 1918 đến tháng 12 năm 1920.

Dịch cúm đã lây nhiễm cho 500 triệu người trên toàn cầu, tương đương với khoảng 1/4 dân số thế giới vào thời điểm đó (có tài liệu ghi rằng chiếm 1/3 dân số), thậm chí cả những người ở xa như các đảo Thái Bình Dương và các vùng Bắc Cực cũng không tránh khỏi. Số người chết ước tính từ hàng chục triệu đến 100 triệu người khiến nó trở thành một trong những đại dịch bệnh gây chết chóc nhất trong lịch sử, chỉ đứng sau Cái chết đen bùng phát vào thế kỷ 14.

Sau năm 1920, vi rút cúm Tây Ban Nha không biến mất đi mà thường kết hợp với các loại bệnh cúm gia cầm hoặc cúm lợn để tạo ra nhiều chủng vi rút mới, tiếp tục gây ra cái chết cho hàng chục triệu người. Vì vậy, cúm Tây Ban Nha còn được gọi là “mẹ của mọi đại dịch”.

Cúm Tây Ban Nha dùng để chỉ đại dịch cúm H1N1 bùng phát trên khắp thế giới từ tháng 1 năm 1918 đến tháng 12 năm 1920.
Cúm Tây Ban Nha dùng để chỉ đại dịch cúm H1N1 bùng phát trên khắp thế giới từ tháng 1 năm 1918 đến tháng 12 năm 1920. (Wikipedia)

4. Năm 2020 - Đại dịch viêm phổi Vũ Hán

Đối với nhiều người, năm 2020 là một năm tồi tệ. Đại dịch viêm phổi lần này bùng phát ở Vũ Hán (Trung Quốc) đã càn quét khắp thế giới, không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, thậm chí cướp đi sinh mạng của hàng triệu người.

Cho đến nay, số ca nhiễm trên toàn thế giới đã vượt quá 100 triệu, và số người chết ít nhất là 2 triệu.

Khác với những đại dịch trước vốn xuất hiện một cách tự nhiên, vi rút SARS-CoV-2 được tiến sĩ, học giả Diêm Lệ Mộng khẳng định là kết quả của một nghiên cứu từ phòng thí nghiệm sinh học ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.

Thực ra, thế giới sẽ phần nào hạn chế được tổn thất nếu chính quyền Trung Quốc không giấu giếm thông tin ngay từ thời điểm bùng phát dịch.

Đại dịch viêm phổi lần này bùng phát ở Vũ Hán (Trung Quốc) đã càn quét khắp thế giới, không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, thậm chí cướp đi sinh mạng của hàng triệu người.
Đại dịch viêm phổi lần này bùng phát ở Vũ Hán (Trung Quốc) đã càn quét khắp thế giới, không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, thậm chí cướp đi sinh mạng của hàng triệu người. (Getty)

Tờ Epoch Times đưa tin, trong cuộc họp báo hôm 19/1, bà Hoa Xuân Oánh đã vô tình tiết lộ thông tin nhạy cảm, trong đó cho biết cuối năm 2019 đến đầu năm 2020, đã “có hơn 40 trường hợp được phát hiện”. Nhưng phía Trung Quốc vào thời gian này vẫn luôn một mực phủ nhận rằng vi rút không lây từ người sang người, đồng thời mượn Chợ Hải sản Hoa Nam làm dê thế tội và tuyên bố vi rút bắt nguồn từ động vật.

Bà Hoa Xuân Oánh còn nói thêm: “Từ khi phát hiện ra dịch bệnh cho đến khi đóng cửa Vũ Hán chỉ có hơn 3 tuần, hơn nữa vào thời điểm đó Vũ Hán chỉ có hơn 500 ca bệnh".

Nhà bình luận thời sự Trung Nguyên cho rằng, dường như Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chính thức công nhận có ít nhất “500 ca bệnh” trước khi Vũ Hán bị phong tỏa, nhưng thay vì thông báo, chính quyền vẫn cho phép người dân Vũ Hán tổ chức yến tiệc Vạn gia khiến dịch bệnh lây lan rộng hơn. Mặt khác, trong cùng thời gian đó, một số người tham gia Đại hội Đại biểu Nhân dân tỉnh Hồ Bắc lại chủ động đeo khẩu trang, điều đó chứng minh rằng phía chính quyền đã biết trước sự tình.

Đối với vấn đề xử lý và phòng chống dịch bệnh, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã áp dụng rất nhiều biện pháp cực đoan như đe dọa “đánh gãy chân” nếu người dân không tuân thủ và đi ra ngoài, thậm chí trói người dân vào cột điện giữa thời tiết giá lạnh…

Chính quyền Trung Quốc còn đổ lỗi cho rất nhiều quốc gia khác là nguyên nhân bùng phát vi rút nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước. Đồng thời, Trung Quốc còn “viện trợ” nhiều thiết bị y tế kém chất lượng đến nhiều nơi và tự gọi bản thân là “anh hùng”.

Một loạt các hành động cùng ứng xử của chính quyền Trung Quốc trong đại dịch đã khiến cộng đồng quốc tế thức tỉnh và xa lánh trước dã tâm của một cường quốc kinh tế số hai thế giới.

Không ít các chính trị gia, đặc biệt là cựu Tổng thống Donald Trump và cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo liên tục dùng từ “vi rút Trung Quốc” để ám chỉ nguồn gốc thật sự của dịch bệnh lần này. Tuy nhiên, tân Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây đã ban hành lệnh cấm sử dụng cụm từ “vi rút Trung Quốc”, vì theo ông, đó là “quan điểm bài ngoại”.

Hoàng Tuấn
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Sự trùng hợp kinh ngạc: trung bình 100 năm (1720, 1820, 1920 và 2020), thế giới phải hứng chịu một trận đại dịch