Trong dịch Covid-19, chúng ta đang ‘chiến đấu’ chống lại điều gì?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Để có cái nhìn tổng quan về tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay, chúng ta cần biết rằng virus, vi khuẩn là một phần của cuộc sống, nó không phải mới xuất hiện, mà nó đã sống trên địa cầu trước cả con người. Cũng không phải là lần đầu tiên nó biến đổi hình tướng, mà nó luôn luôn như vậy. Vậy, chúng ta đang cố gắng chống lại điều gì?

Hiện giờ, virus COVID-19 được xét nghiệm toàn cầu và càng xét nghiệm thì con số nhiễm bệnh càng cao, điều gì đang xảy ra, và có phải tất cả nguyên nhân là do virus?

Theo Science Daily, phát hiện được công bố trên tạp chí Microbiome có thể giúp các nhà khoa học hiểu được virus đã phát triển như thế nào qua nhiều thế kỷ. Các nghiên cứu về băng đã tìm thấy những virus gần 15.000 năm tuổi trong hai mẫu băng lấy từ Cao nguyên Tây Tạng ở Trung Quốc. Hầu hết những virus đó không giống bất kỳ virus nào đã được xếp vào danh mục cho đến nay.

Trong tự nhiên, các virus, vi khuẩn biến đổi để sinh tồn, nhưng đồng thời với nó, hệ miễn dịch của chúng ta cũng biến đổi, mạnh lên để chống lại những mầm bệnh mới.

Hãy tưởng tượng rằng nếu trên thảo nguyên hay trong rừng, cây cối có hệ sinh thái tốt thì cỏ dại không thể lấn át được, cỏ dại vẫn có nhưng chỉ là một phần của hệ sinh thái đó thôi, nó không lấn át những cây khác.

Tương tự, cơ thể chúng ta cũng như là một khu rừng và virus chính là cỏ dại. Nếu một mầm bệnh trở nên nguy hiểm và lan tràn, có thể là bởi vì hệ miễn dịch trong cơ thể chúng ta yếu và tạo nên những điều kiện đó.

Tiến sĩ Zach Bush, một chuyên gia sức khỏe nổi tiếng với các nguyên cứu về vi trùng học, cho rằng trong cơ thể chúng ta, lợi khuẩn hay hại khuẩn, khuẩn của các virus mang các loại bệnh đều có trong máu, nhưng nó không phát bệnh, nó sẽ cộng sinh với nhau. Cho đến khi nào cơ thể chúng ta bị khiếm khuyết, hệ miễn dịch kém, thì lúc đó có một mầm bệnh nào đó - giống như một cái cây cỏ dại nào đó - sẽ mọc lên và lấn át. Và nếu lấn át quá nó sẽ trở nên nguy hiểm.

Cho nên, vấn đề không nằm ở loại khuẩn, vấn đề nằm ở sự suy yếu của hệ miễn dịch, do cách chúng ta ăn uống, chữa bệnh và sinh hoạt.

Trong cuộc chiến dịch bệnh hiện nay, liệu chúng ta đã nhận thức đúng cách chưa? Cần nhớ rằng virus có mặt trên địa cầu trước chúng ta, nó tồn tại tự nhiên trong môi trường và trong cơ thể chúng ta. Vấn đề có thể là ở sự mất cân bằng trong cơ thể của chính chúng ta.

Virus Covid-19 là virus ‘mới hay cũ’?

Có những nghiên cứu cho rằng bệnh dịch Covid-19 là do virus mới gây ra, nhưng thực ra không ai biết virus nào là mới hay cũ. Chúng ta không kiểm soát hay thống kê được tất cả các virus trên địa cầu trước đây, nên không thể nói nó là mới hay cũ.

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Current Biology - đã tìm thấy bằng chứng về sự thích nghi di truyền của coronavirus trong 42 gen của quần thể người hiện đại ở khu vực này. Một trận đại dịch coronavirus có thể đã quét qua Đông Á hơn 20.000 năm trước. Dấu vết của nó còn lưu lại trong DNA của những người ở Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam hiện đại.

Giống như nhiều thách thức về môi trường khác, virus thời cổ đại này có thể đã kích hoạt sự thích nghi - giúp tổ tiên của chúng ta tồn tại. Những sự thích nghi này có thể bao gồm những thay đổi về sinh lý hoặc miễn dịch, giúp cải thiện khả năng chống nhiễm trùng hoặc giảm tác động đến sức khỏe.

Các ca tử vong gần đây do COVID-19 có kết quả là: Những người tử vong có virus trong máu của họ, nhưng điều này chưa thể dẫn đến kết luận rằng nguyên nhân tử vong là do COVID-19, bởi vì luôn luôn có các ca tử vong do bệnh hô hấp và bệnh phổi, những biểu hiện rất nhanh và lạ mà người ta không kết luận được nguyên nhân.

Những biểu hiện lâm sàng của bệnh hô hấp giống với bệnh COVID-19, như vậy người ta dễ dàng gom tất cả những ca tử vong đó vào và kết luận tử vong do COVID-19.

Ảnh minh họa: Pixabay
Ảnh minh họa: Pixabay

Biểu hiện và triệu chứng

Theo nghiên cứu của tiến sĩ Zach Bush, biểu hiện và triệu chứng của COVID-19 bắt đầu bằng việc thiếu oxy, người bệnh vẫn thở bình thường nhưng máu của họ lại thiếu oxy

Xét qua bệnh lý của 5.700 bệnh nhân COVID-19 được nhập viện vào tháng 4/2020 ở New York, thì thấy rằng nhiều nhất là hiện tượng: Từ thiếu oxy rồi ngưng chức năng của gan (có thể ngưng chức năng của nhiều bộ phận khác nhau).

Có nhiều bệnh nhân không bị sốt, không có biểu hiện khó thở hay thở gấp nhưng men gan tăng rất cao. Bạch cầu hoàn toàn bình thường, không hề có biểu hiện của nhiễm virus (nếu nhiễm virus thì phải sốt và bạch cầu tăng), nếu là viêm phổi thì phải khó thở.

Như vậy, bệnh nhân có thể đã tử vong do hồng cầu không vận chuyển được oxy nữa, khi ấy, các mô, các tế bào trong cơ thể không nhận được oxy, gây ra hiện tượng tràn dịch màng phổi.

Virus COVID-19 có thể đã có sẵn trong mạch máu của rất nhiều người rồi; và khi cơ thể suy yếu như tim, phổi, gan ngưng hoạt động, thì virus sẽ "trồi lên".

Cũng giống như virus HIV, lao, bại liệt, viêm gan siêu vi B, C, hầu hết đều có thể có trong cơ thể chúng ta, nhưng nó không phát thành bệnh, không nguy hiểm, không gây hại cho ta - cho đến khi cơ thể chúng ta bị suy yếu do nhiễm độc.

Khi môi trường ô nhiễm, tâm hồn bất tịnh, cơ thể suy yếu sẽ ‘nhiễm độc’

Điều cần quan tâm có thể là vấn đề sức khỏe, môi trường ô nhiễm đã khiến cơ thể chúng ta nhiễm độc. Và virus tham gia khi các biểu hiện nhiễm độc xảy ra, nó cộng hưởng với nhau.

Thêm vào đó, cơ thể suy yếu vì tham dục quá nhiều, vì nạp quá nhiều thứ độc hại theo thời gian cũng khiến virus "tác quái". Người già, theo thời gian, hệ miễn dịch suy yếu - sẽ trở thành nạn nhân yếu nhất của đợt bùng phát dịch bệnh nguy hiểm này.

Số người mang virus thì nhiều nhưng không phải ai dương tính cũng phát bệnh, mà chỉ ở số ít bệnh nhân, và thường đi kèm với đó là tình trạng nhiễm độc. Với môi trường ô nhiễm như trong nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật thải ra môi trường; trong công nghiệp thì các hóa chất công nghiệp độc hại làm môi trường rất độc.

Nhà bảo vệ môi trường người Argentina Sofia Gatica bị cảnh sát bắt giữ khi cố gắng ngăn chặn việc phun thuốc ở Dique Chico, tỉnh Cordoba, Argentina (Ảnh: DIEGO LIMA/AFP qua Getty Images)
Nhà bảo vệ môi trường người Argentina Sofia Gatica bị cảnh sát bắt giữ khi cố gắng ngăn chặn việc phun thuốc ở Dique Chico, tỉnh Cordoba, Argentina (Ảnh: DIEGO LIMA/AFP qua Getty Images)

Miền Nam của Bắc Kinh và Vũ Hán tập trung cả ô nhiễm công nghiệp và ô nhiễm nông nghiệp, không khí để thở là khí độc, mức độ ô nhiễm cao hơn 40 lần so với New York, chất độc ở trong không khí ô nhiễm. Hãy tưởng tượng là chúng ta đang sống trong một cái nồi toàn chất độc, và con virus làm lộ ra tình trạng ô nhiễm đó, làm biến dạng hồng cầu. Ý nghĩa của virus báo cho chúng ta rằng môi trường đang rất ô nhiễm.

Virus luôn ở trong môi trường của chúng ta quanh năm. Bệnh cảm hay đến vào mùa đông, mùa thu vì khi đó cây cối rụng lá, nên giảm oxy, giảm việc tạo không khí sạch. Nhìn vào tự nhiên, có những loài đến mùa đông là sẽ ngủ đông, trong khi sinh hoạt của con người “4 mùa vội vã”, không thay đổi theo tự nhiên, sẽ tạo môi trường cho dịch cúm, bệnh phổi, bệnh hô hấp vào mùa đông.

Nước Mỹ có tỷ lệ người mắc bệnh mãn tính cao: tiểu đường, tim mạch, thừa cân béo phì dẫn đến nhiều chứng bệnh khác, tuổi mắc bệnh mãn tính của người trẻ rất cao. Trong dịch COVID-19, Mỹ cũng có nhiều ca tử vong trẻ.

Tiến sĩ Bush cho rằng khi dịch bệnh đang xảy ra, dược phẩm không còn là “tiên dược” nữa, bệnh nhân cần nhất là ăn uống lành mạnh để tăng khả năng miễn dịch lên.

Vấn đề vaccine

Tiến sĩ Zach cho rằng virus cúm cũng có thể giúp hệ miễn dịch của chúng ta mạnh lên, giúp ta chống được nhiều loại virus khác nhau. Thay vì tìm cách chống lại một loại virus cụ thể nào đó, thì hãy tìm cách để cơ thể của chúng ta thích ứng với môi trường mà virus thay đổi liên tục. Phải để cơ thể đi qua mùa dịch đó, hệ miễn dịch sẽ học cách chống bệnh đó.

Thụy Điển đã bị chỉ trích vào năm 2020 khi không tiến hành việc phong tỏa nghiêm ngặt. Bất chấp những lời chỉ trích, lối tiếp cận “tùy kỳ tự nhiên” này của Thụy Điển vẫn được tiếp tục. Dữ liệu mới cho thấy, mức trung bình số ca tử vong do COVID-19 ở Thụy Điển - được cập nhật mới nhất vào ngày 21/7 - là 0. Tỷ lệ tử vong ở Thụy Điển trong tâm dịch Châu Âu năm 2020 là 9,1 phần nghìn, bằng với tỷ lệ tử vong của họ năm 2019 - khi chưa có dịch.

Tỷ lệ tử vong ở Thụy Điển năm 2020- đất nước không đóng cửa để ngăn dịch - bằng với năm 2019 và ở mức thấp nhất trong lịch sử (Nguồn: Knoema)
Tỷ lệ tử vong ở Thụy Điển năm 2020- đất nước không đóng cửa để ngăn dịch - bằng với năm 2019 và ở mức thấp nhất trong lịch sử (Nguồn: Knoema)

Theo heritage, các bang của Hoa Kỳ không thực hiện chính sách phong tỏa như bang Arkansas, Iowa, Nebraska, North Dakota, Utah, and Wyoming - có tỷ lệ tử vong ở mức trung bình năm 2020 hoặc không cao hơn so với tỷ lệ tử vong năm 2019 của bang đó.

Tỷ lệ tử vong cũng ở mức trung bình tại các bang có thời gian đóng cửa ngắn và (hoặc) nới lỏng hơn, chẳng hạn như Georgia và Florida.

Những khu vực bị đóng cửa nghiêm khắc nhất - chẳng hạn như khu vực đô thị của Thành phố New York, Ý, Tây Ban Nha, Peru và Argentina - đều là những nơi có tỷ lệ tử vong vượt mức cao nhất trên thế giới, bởi có thể là có quá nhiều cái chết không liên quan đến virus.

Trường hợp có chút khác biệt là bang South Dakota của Hoa Kỳ, bang này luôn bị chỉ trích về chính sách không phong tỏa, không đeo khẩu trang khiến dịch bệnh bùng phát mạnh năm 2020. Nhưng tỷ lệ tử vong ở bang này thấp hơn 5 bang phong tỏa nghiêm khắc nhất của Hoa Kỳ.

Giáo sư Luc Montagnier – người đạt giải Nobel Y học năm 2008, nhận định rằng tiêm vaccine không bảo vệ hoàn toàn trước việc nhiễm virus Corona Vũ Hán và tử vong. Nhiều số liệu đã chứng minh điều này. Trong khi đó, việc tiêm vaccine hàng loạt đang là nguyên nhân đẩy nhanh việc xuất hiện các biến thể mới nguy hiểm hơn.

Trước đây, các hãng dược phải bồi thường rất nhiều tiền cho các ca tử vong vì vaccine. Nhưng từ năm 1986, tổng thống Bush đã miễn trừ trách nhiệm của các hãng dược sản xuất vaccine, vì thế nhà xuất suất vaccine không cần phải “chịu bất kỳ trách nhiệm gì”.

Theo CDC Hoa Kỳ chỉ ra rằng, 76% số ca nhập viện và tử vong là do các ca “đột phá” vaccine xảy ra ở những người trên 65 tuổi. Ca nhiễm “đột phá” tức là phát hiện virus hoặc kháng nguyên SARS-CoV-2 - sau 14 ngày - ở người đã tiêm đủ vaccine.

Tiến sĩ Paul Offit, cố vấn hàng đầu của FDA Hoa Kỳ về vaccine cho trẻ em, nói với hãng tin CNBC vào ngày 25/6 rằng: “Đúng như dự đoán. Các loại vaccine không có hiệu quả 100%, ngay cả khi chống lại bệnh nặng. [4.115 người] chỉ là một tỷ lệ rất nhỏ trong số 600.000 người chết”.

Hãng tin Life Site News trích dẫn một thống kê mới đây ở Israel chỉ ra rằng, phản ứng miễn dịch tự nhiên của những người đã phục hồi sau khi mắc COVID-19 - cao hơn 6,72 lần - so với những người đã tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Dữ liệu của Bộ Y tế Israel về các ca nhiễm trong 2 tháng qua cũng cho thấy: “Những người Israel có được khả năng miễn dịch từ miễn dịch tự nhiên, có khả năng ít bị tái nhiễm hơn nhiều - so với những người Israel đạt được miễn dịch thông qua tiêm chủng”.

'Thông điệp của nước' - Môi trường nào tốt nhất cho con người khiến virus yếu nhược?

Những nghiên cứu của tiến sĩ Masaru Emoto, chủ tịch Viện Hado Quốc tế (IHM) và là tác giả cuốn sách “Thông điệp của Nước” sẽ đem đến cho chúng ta một cái nhìn mới về ảnh hưởng của nước đến cơ thể chúng ta ở mức độ sâu sắc hơn rất nhiều.

Masaru Emoto đã làm rất nhiều thí nghiệm quan sát tinh thể nước, trước và sau khi tiếp xúc với âm nhạc, từ ngữ, hình ảnh và lời cầu nguyện...

Những thay đổi kỳ diệu của tinh thể nước được mô tả sẽ làm thay đổi hoàn toàn nhân sinh quan của chúng ta về cuộc sống. Ví dụ, trước khi nghe lời cầu nguyện, tinh thể nước méo mó, bị khuyết, và không có hình dáng cụ thể và xấu xí. Bất ngờ thay, tinh thể nước trở nên tuyệt đẹp như một bông tuyết đều đặn, tinh khiết và đẹp rực rỡ sau khi nghe cầu nguyện.

Tinh thể nước trở nên tuyệt đẹp như một bông tuyết đều đặn, tinh khiết và đẹp rực rỡ sau khi nghe cầu nguyện.
Tinh thể nước trở nên tuyệt đẹp như một bông tuyết đều đặn, tinh khiết và đẹp rực rỡ sau khi nghe cầu nguyện.

Và còn nhiều bài học thú vị khác như là:Nói lời tốt đẹp: Những thông điệp mang nội hàm tích cực thì khiến tinh thể nước vô cùng đẹp mắt; còn những thông điệp có ý nghĩa xấu không những khiến nước không thể hình thành được tinh thể mà hình dạng cũng rất xấu xí, đáng sợ.Trong một thí nghiệm khác, tinh thể nước khi được cho xem chữ “thiên thần” thì vô cùng đẹp đẽ, còn tinh thể nước khi được cho xem chữ “ác quỷ” thì u ám, đáng sợ.

Nhìn những điều tốt đẹp: Nước cũng rất nhạy cảm với các hình ảnh. Sau khi “nhìn” một bức tranh hoa sen, tinh thể nước sẽ tỏa rộng ra không ngừng, như một bông hoa sen nở lớn không ngừng.

Còn khi nước nhìn thấy những điều không tốt đẹp thì sao? Sau trận động đất kinh hoàng tại Kobe, Nhật Bản, cướp đi sinh mạng của 6.400 người, một mẫu nước máy ở đây đã được đưa đi làm thí nghiệm. Kết quả, tinh thể nước đen ngòm, biến dạng, như biểu lộ cảm giác hoang mang, đau buồn và sợ hãi mà người dân địa phương đã phải trải qua trong trận động đất.

Qua những thí nghiệm này ta thấy rằng nếu chúng ta thường xuyên tiếp xúc với những hình ảnh tươi đẹp thì cơ thể và tư tưởng của chúng ta cũng sẽ cải biến, trở nên thanh thoát, nhẹ nhõm và trong sáng hơn. Còn nếu tiếp xúc nhiều với những hình ảnh xấu, đáng sợ, chúng ta không những bị ám ảnh mà tính cách trở nên xấu xa hơn.

Nghe âm nhạc cổ điển: Những thí nghiệm với nước của tiến sĩ Emoto cho ra kết quả là: Những tinh thể nước sau khi cho nghe nhạc rock thì vỡ nát, còn nghe một bản nhạc cổ điển thì xuất hiện tinh thể tuyệt đẹp.

Hãy học tập tri thức: Trong một thí nghiệm khác, khi cùng một từ, ví dụ như “trí tuệ”, được viết bằng các ngôn ngữ khác nhau và dán lên các khay chứa mẫu nước khác nhau; các tinh thể nước được tạo ra có hình dạng và cấu trúc như nhau và đều rất đẹp.

‘Tà không thể thắng chính’: Tiến sĩ Emoto đã làm thí nghiệm với nước bằng cách đặt hai mẩu giấy lên một chai nước. Một ghi: “Cám ơn!” còn cái kia ghi: “Ngu ngốc!” - Kết quả là nước đã hình thành nên các tinh thể tuyệt đẹp. Điều này cho thấy rằng “Cám ơn” đã chiến thắng “Ngu ngốc”. Cũng có nghĩa là ở cùng một điều kiện tác động, thì cái tốt luôn chiến thắng cái xấu, cái thiện luôn chiến thắng cái ác.

Vì thế, chúng ta hãy tin rằng, những điều thiện sẽ luôn tồn tại trong thế giới này, cái xấu cái ác một ngày nào đó sẽ phải lùi xa.

Hãy cầu nguyện: Vào lúc 2 giờ ngày 2/2/1997, 500 người từ khắp Nhật Bản đã hưởng ứng lời kêu gọi của tiến sĩ Emoto và phát thiện niệm vào một chai đựng nước máy - được đặt trên bàn làm việc của tiến sĩ Emoto tại Tokyo. Mỗi người được yêu cầu nghĩ như sau: “Nước hãy trở nên tinh khiết bây giờ. Xin cảm ơn”. Thông điệp trìu mến này đã được phát ra cùng lúc bởi 500 người trên khắp Nhật Bản.

Và kết quả là nước máy tại Tokyo từ hình thù vỡ vụn đen tối đã biến đổi thành dạng tinh thể tuyệt đẹp. Không có quá trình xử lý nhân tạo nào đối với nguồn nước trước và sau khi thí nghiệm trên được thực hiện.

Điều này cũng cho thấy rằng sức mạnh thiện niệm của tập thể là rất vĩ đại. Nếu chúng ta sử dụng thiện niệm tập thể để chống chọi với một tai nạn, thì tai nạn đó có thể sẽ được hóa giải.

Chúng ta biết rằng nước chiếm đến 70% cơ thể chúng ta, vậy nếu chúng ta có thể biến đổi nước trong cơ thể trở nên tinh khiết bằng những phương pháp trên, thì virus không còn trở nên đáng sợ nữa

Cách sống của chúng ta

Qua đại dịch lần này, chúng ta đang thấy những gì? Những người bị cách ly trong bệnh viện, mà những giây phút cuối không được ở bên cạnh người thân, trong khi điều cốt lõi của con người là sự kết nối, tình thương yêu.

Phải chăng chúng ta đã xem nhẹ mối quan hệ giữa người và người, xem nhẹ tình cảm gia đình, tâm hồn chúng ta thiếu vắng sự đồng cảm, và rồi “cỏ dại” virus xuất hiện để dạy chúng ta bài học đó.

Ngày hôm nay, có những người chết lẻ loi… còn chúng ta thì bị kích hoạt mức hoảng sợ cao. Đây không chỉ là vấn đề bệnh tật, mà còn là vấn đề của tư duy, của tâm hồn, là điều quan trọng hơn nhưng chúng ta đã vô tình xem nhẹ.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, chúng ta đã xé bỏ những mối nối trong các mối quan hệ thân ái giữa người và người. Chúng ta được sinh ra với một bản năng là luôn luôn duy trì sự kết nối. Nhưng rồi khi lớn lên, ta quên hết mọi sự mầu nhiệm của tình yêu thương. Ta thu lại sự tồn tại của mình trong những chiếc xe, trong cao ốc văn phòng; mua đồ ăn có chứa chất gây ung thư, rồi về nhà, dùng những thiết bị điện tử với “mạng ảo”, khiến chúng ta lệch với chu trình của tự nhiên, khiến ta bị trầm cảm, mất kết nối.

Đây là câu chuyện nỗi sợ của nhân loại, hay chính là việc chúng ta sợ thay đổi, sợ học cách làm lại tất cả cho đúng.

Tất cả sự kiện xảy ra đều để đánh thức tâm hồn. Cả sự kiện COVID-19 này, không chỉ để chúng ta mong nó qua đi và “trở lại như cũ”, mà là để chúng ta học được bài học “thay đổi chính mình”.

Bài viết sử dụng một số nguồn tin và lập luận từ facebook của Lan Thanh và được sự đồng ý của tác giả.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.

Tâm An



BÀI CHỌN LỌC

Trong dịch Covid-19, chúng ta đang ‘chiến đấu’ chống lại điều gì?