Trốn khỏi Peru vì virus, người mẹ cùng 3 đứa con nhỏ lết bộ gần 500 km

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi dịch viêm phổi Vũ Hán bắt đầu tấn công Peru, hàng ngàn người dân đã rơi vào tình trạng tuyệt vọng bởi hoàn cảnh không việc làm, không lương thực và phải xa gia đình.

Maria Tambo là một người mẹ trẻ cùng với 3 đứa con cũng đã rơi vào hoàn cảnh khốn khó ấy. Người mẹ này đã tới đỉnh điểm của sự sợ hãi và tuyệt vọng khi các con của cô không còn gì để ăn. Họ quyết định phải rời thủ đô Lima.

Tambo và các con gái của cô lần đầu tiên tới thủ đô của Peru từ một ngôi làng hẻo lánh trong rừng nhiệt đới Amazon. Chuyến di cư nhằm mục đích cho đứa con gái lớn nhất Amelie 17 tuổi theo học đại học.

Cô gái này đã lấy được học bổng danh giá để theo học tại trường Đại học Cientifica del Sur của Lima, vì vậy gia đình luôn kỳ vọng vào một tương lai xán lạn. Họ đã thuê một căn phòng nhỏ và giúp Amelie bắt đầu. Tambo và các con sẽ cùng nhau làm việc trong một nhà hàng để kiếm tiền trang trải chi phí sinh hoạt.

Tambo và các con gái của cô tới thủ đô của Peru từ một ngôi làng hẻo lánh trong rừng nhiệt đới Amazon. Chuyến di cư nhằm mục đích cho đứa con gái lớn nhất Amelie 17 tuổi theo học đại học. 
Tambo và các con gái của cô tới thủ đô của Peru từ một ngôi làng hẻo lánh trong rừng nhiệt đới Amazon. Chuyến di cư nhằm mục đích cho đứa con gái lớn nhất Amelie 17 tuổi theo học đại học. (Getty)

Nhưng khi dịch bệnh ập đến, tất cả những người như mẹ con Maria đều run rẩy sợ hãi. Hơn 70% người dân Peru làm việc trong môi trường không chính thức, không có hợp đồng lao động, không có bảo hiểm. Khi chính phủ bắt đầu thực thi các hành động phong tỏa và thắt chặt sự di chuyển của người dân, gia đình Tambo cũng rơi vào cảnh thất nghiệp.

Sau gần hai tháng cách ly, họ đã không còn tiền để trả tiền phòng và mua thức ăn. Tambo quyết định trở về làng của họ trong khu vực Ucayali, cách Lima khoảng gần 500km.

Khi giao thông công cộng ngừng hoạt động, lựa chọn duy nhất để thực hiện hành trình là đi bộ. “Tôi biết là nguy hiểm khi đặt các con mình vào tình huống này. Nhưng tôi không còn lựa chọn nào khác. Hoặc là chúng tôi sẽ chết khi cố thoát ra khỏi đây hoặc là chết đói trong phòng trọ”, cô nói.

“Tôi biết là nguy hiểm khi đặt các con mình vào tình huống này. Nhưng tôi không còn lựa chọn nào khác. Hoặc là chúng tôi sẽ chết khi cố thoát ra khỏi đây hoặc là chết đói trong phòng trọ”.
“Tôi biết là nguy hiểm khi đặt các con mình vào tình huống này. Nhưng tôi không còn lựa chọn nào khác. Hoặc là chúng tôi sẽ chết khi cố thoát ra khỏi đây hoặc là chết đói trong phòng trọ”. (Ảnh chụp video)

Thoát khỏi thành phố

Hàng ngàn người Peru đã bàn tán trên các trang mạng xã hội về cách họ sẽ rời Lima để trở về nhà. “Tôi đã không rời khỏi phòng trọ kể từ khi Chính phủ ban bố lệnh cách ly. Nhưng hiện tại tôi không còn gì để sinh sống”, Tambo chia sẻ.

Đầu tháng 5, Tambo và các con của mình rời thành phố Lima. Cô đeo khẩu trang và bế Melec, đứa con sơ sinh trên lưng cùng với một chiếc ba lô lớn nhiều màu. Amelie và Yacira 7 tuổi lê bước bên cạnh cô, tay ôm lấy túi đồ của mình. Một con gấu bông treo trên balo của Yacira.

Không chỉ có gia đình mẹ con Tambo, nhiều người Peru khác cũng đang tuyệt vọng chạy trốn khỏi thành phố. Họ sẽ đi dọc theo những con đường cao tốc đầy bụi bặm, đường ray xe lửa và những con đường quê tối tăm. Họ sẽ đi qua dãy Andes (dãy núi dài nhất thế giới) trước khi đến được khu rừng Amazon - một hành trình nguy hiểm cho một người phụ nữ cùng với ba đứa trẻ.

Không chỉ có gia đình mẹ con Tambo, nhiều người Peru khác cũng đang tuyệt vọng chạy trốn khỏi thành phố.
Không chỉ có gia đình mẹ con Tambo, nhiều người Peru khác cũng đang tuyệt vọng chạy trốn khỏi thành phố. (Ảnh chụp video)

Đi bộ dưới cái nóng khắc nghiệt, nước và thực phẩm khan hiếm, sức lực của người mẹ dần cạn kiệt. Cô vừa khóc vừa hát khe khẽ với bé Melec, “không có con đường nào dễ dàng, bạn phải tự tạo ra con đường của mình”, cô ậm ừ.

Mặc dù hầu hết thời gian, Tambo và các con gái của cô đi bộ. Có những lúc gặp được người tốt, họ được quá giang một vài chuyến trên đường đi.

Vào ngày thứ ba, khi họ vật lộn trong bầu không khí loãng gần Andes (khoảng 4500m so với mực nước biển), một người lái xe tải đã thương xót gia đình và cho họ đi xe đến gần thị trấn bên cạnh và chia sẻ một ít thức ăn của anh ta. “Tôi đã đi bộ rất nhiều”, cô ấy nói với người lái xe, cố gắng kìm nén những giọt nước mắt biết ơn.

Đó là khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn cho đôi chân của họ. “Bàn tay con gái tôi đã chuyển sang màu tím. Tôi nghĩ con bé khó có thể cố gắng lâu hơn được”, cô ấy nói với người lái xe.

Các trạm kiểm soát trên đường đi

Chuyến đi gian nan và khó khăn hơn tưởng tượng và sức chịu đựng. Tambo cũng phải đánh lạc hướng các trạm kiểm soát được thiết lập để ngăn chặn cư dân từ Lima ra khỏi thành phố, nhằm tránh lây lan virus ra các vùng lân cận.

Tambo cũng phải đánh lạc hướng các trạm kiểm soát được thiết lập để ngăn chặn cư dân từ Lima ra khỏi thành phố, nhằm tránh lây lan virus ra các vùng lân cận. 
Tambo cũng phải đánh lạc hướng các trạm kiểm soát được thiết lập để ngăn chặn cư dân từ Lima ra khỏi thành phố, nhằm tránh lây lan virus ra các vùng lân cận. (Ảnh chụp video)

Cô đã nói dối một sĩ quan cảnh sát rằng cô không đến từ Lima, để anh có thể cho cô qua trạm kiểm soát và bắt đầu tiến vào rừng, tiếp tục cuộc hành trình của mình.

Người mẹ kiệt sức ấy vẫn tiếp tục kiên trì. Cô đã làm những gì mình cần phải làm, “virus không đáng sợ bằng chết đói”, cô nói.

Sau bảy ngày và đêm, di chuyển trên chặng đường ước chừng 482,7km, Tambo và các con cô đã đến địa phận của quê nhà, khu vực Ucayali, nơi những người dân bản địa Ashaninka sống.

Rào cản cuối cùng nằm trên hành trình của họ là việc tiến nhập vào khu vực đã bị phong tỏa vì virus Vũ Hán. “Điều gì sẽ xảy ra nếu một người bị nhiễm bệnh tiến vào? Làm thế nào chúng ta có thể thoát khỏi việc bị lây nhiễm?”, một trong những lãnh đạo Ashaninka nói với cô. “Máy hô hấp duy nhất chúng ta có là không khí. Trung tâm y tế của địa phương không có gì để chống lại virus”.

Nhưng Tambo vẫn tiếp tục cầu xin. Cô đã thương lượng với các nhà lãnh đạo địa phương và được phép về nhà với điều kiện cô và các con phải tự cách ly trong 14 ngày.

Họ trở về nhà vào ban đêm. Tambo choáng ngợp khi những con chó của gia đình chạy đến chào họ. Cô quỳ xuống và khóc nức nở, cảm ơn Chúa vì đã cho cô được trở về nhà, những con vật vẫy đuôi và rúc vào đứa trẻ trong tay cô.

Cô quỳ xuống và khóc nức nở, cảm ơn Chúa vì đã cho cô được trở về nhà, những con vật vẫy đuôi và rúc vào đứa trẻ trong tay cô. 
Cô quỳ xuống và khóc nức nở, cảm ơn Chúa vì đã cho cô được trở về nhà, những con vật vẫy đuôi và rúc vào đứa trẻ trong tay cô. (Ảnh chụp video)

Khi nước mắt vẫn tuôn rơi, chồng cô - Kafet và bố chồng, bước ra từ bóng tối. Cô nói với mọi người trong gia đình qua những giọt nước mắt, “thật khó khăn, chúng tôi đã phải chịu đựng rất nhiều. Tôi không bao giờ muốn đến Lima một lần nữa. Tôi đã nghĩ rằng mình có thể chết ở đó với các con”.

Nhưng trong niềm vui vẫn phải giữ khoảng cách. Những cái ôm không thể trao cho nhau. Không ai có thể chạm vào những người vừa từ bên ngoài trở về, chỉ vì virus.

Từ Tịnh
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Trốn khỏi Peru vì virus, người mẹ cùng 3 đứa con nhỏ lết bộ gần 500 km