Vì sao Tổng Thống Trump nói 'Tôi không nghĩ rằng khoa học thực sự hiểu' về biến đổi khí hậu?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tổng Thống Trump trước đây đã mô tả sự nóng lên toàn cầu là một trò lừa bịp và tuyên bố rằng khí hậu "lên xuống". Ông cũng nói rằng nhiệt độ khí quyển tăng sẽ tự "thay đổi trở lại". Tổng thống là một trong số ít người hiểu được “đồng thuận khoa học” đang bị lợi dụng với nhan đề “biến đổi khí hậu”, nhằm phá hoại sự phát triển của nền kinh tế, thịnh vượng của các quốc gia.

Tổng thống Trump hôm qua đã nhân đôi lời phủ nhận về biến đổi khí hậu khi nói rằng các nhà khoa học đã sai và tuyên bố rằng thế giới sẽ "bắt đầu trở nên mát mẻ hơn."

Các nhận xét, được đưa ra trong một chuyến thăm ngắn tới California để thảo luận về vụ cháy rừng lịch sử của bang, đi ngược lại hàng núi nghiên cứu được gọi là “khóa học” về sự nóng lên toàn cầu - bao gồm các báo cáo do chính quyền của ông đưa ra.

Những bình luận của ông đã bỏ qua việc biến đổi khí hậu đã góp phần gây ra thảm họa thiên nhiên như thế nào khi quốc gia này chứng kiến ​​những trận hỏa hoạn không kiểm soát được lan rộng khắp phương Tây, được cho là gây ra thiệt hại thảm khốc và giết chết hơn 35 người.

Các nhà khoa học cho rằng biến đổi khí hậu do con người gây ra đang làm tăng nhiệt độ ở California, thúc đẩy hạn hán và tình trạng cháy rừng ngày càng tồi tệ.

Tổng thống Trump đã bác bỏ những phát hiện đó.

“Thời tiết sẽ bắt đầu trở nên mát mẻ hơn, quý vị cứ xem", Tổng thống Trump nói với các quan chức California trong một cuộc họp báo về phản ứng cháy rừng.

“Thời tiết sẽ bắt đầu trở nên mát mẻ hơn, quý vị cứ xem"
“Thời tiết sẽ bắt đầu trở nên mát mẻ hơn, quý vị cứ xem". (Getty)

Wade Crowfoot, Giám đốc Sở Tài nguyên thiên nhiên của California cho biết: “Tôi ước gì khoa học đồng ý với ngài”.

"Chà, tôi không nghĩ rằng khoa học thực sự hiểu", Tổng thống Trump đáp lại.

Tổng thống Trump trước đây đã mô tả sự nóng lên toàn cầu là một trò lừa bịp và tuyên bố rằng khí hậu "lên xuống". Ông cũng nói rằng nhiệt độ khí quyển tăng sẽ tự "thay đổi trở lại".

Trong các chuyến thăm trước đây đến Florida và các nơi khác, ông đã từ chối thừa nhận vai trò của biến đổi khí hậu trong việc làm trầm trọng thêm các thảm họa thiên nhiên.

Thống đốc California Gavin Newsom (D), người gần đây đã thúc giục một phản ứng mạnh mẽ hơn đối với sự nóng lên toàn cầu, đã chống lại quan điểm của tổng thống. Bang của ông đã lập kỷ lục nhiệt mới trong mùa hè này. Một ngày đã ghi nhận nhiệt độ nóng nhất từng được ghi nhận trên Trái đất.

Ông Newsom cho biết: “Chúng tôi cảm thấy rất rõ ràng những con cuốc đang trở nên nóng hơn, những mùa khô ngày càng khô hơn. Điều gì đó đã xảy ra với môi trường trên thế giới, và chúng tôi từ một góc độ, khiêm tốn, khẳng định với khoa học rằng biến đổi khí hậu là có thật. Xin hãy tôn trọng sự khác biệt quan điểm ở đây đối với vấn đề cơ bản của biến đổi khí hậu."

"Điều gì đó đã xảy ra với môi trường trên thế giới, và chúng tôi từ một góc độ, khiêm tốn, khẳng định với khoa học rằng biến đổi khí hậu là có thật." (Getty)

Tuy nhiên trước khi đến California, Tổng thống Trump đã tweet lại Steve Milloy, một luật sư chuyên phản biện chính sách khí hậu và nới lỏng bớt các quy định liên quan. Milloy cho rằng cho các đám cháy ở California là do chu kỳ hạn hán tự nhiên kéo dài 200 năm.

Trong vụ hỏa hoạn ở California năm 2018, Tổng thống Trump cho rằng các vụ cháy rừng là do việc quản lý rừng yếu kém của tiểu bang.

"Quý vị đến các nước khác và họ không gặp vấn đề này, nhưng họ có nhiều cây dễ cháy hơn, có nghĩa là rừng dễ bị bắt lửa hơn nhiều", Tổng thống Trump nói. "Vì vậy, chúng ta phải bàn về điều đó."

Ngay cả thống đốc California Newsom cũng phải thừa nhận rằng quản lý rừng tốt hơn là một chiến lược quan trọng để quản lý cháy rừng ở California, nhưng ông đổ lỗi rằng phần lớn đất đai của bang nằm dưới sự kiểm soát của liên bang.

Việc Tổng thống Trump từ chối khoa học khí hậu đồng thuận lặp lại lời của cựu quan chức Hội đồng An ninh Quốc gia William Happer.

William Happer, một giáo sư vật lý danh dự tại Đại học Princeton từ lâu đã bác bỏ khoa học khí hậu đồng thuận, và đổ lỗi cho sự nóng lên toàn cầu là do sự biến đổi tự nhiên.

William Happer, một giáo sư vật lý danh dự tại Đại học Princeton từ lâu đã bác bỏ khoa học khí hậu đồng thuận, và đổ lỗi cho sự nóng lên toàn cầu là do sự biến đổi tự nhiên.
William Happer, một giáo sư vật lý danh dự tại Đại học Princeton từ lâu đã bác bỏ khoa học khí hậu đồng thuận, và đổ lỗi cho sự nóng lên toàn cầu là do sự biến đổi tự nhiên. (Wikipedia)

Ông đã dành nhiều tháng để lên kế hoạch cho một cuộc đánh giá phản biện về khoa học khí hậu tại Nhà Trắng, và chỉ ra những điểm yếu của khoa học khí hậu liên bang và chính sách khí hậu. William Happer là nhà nghiên cứu duy nhất được biết đến đã báo cáo cho Tổng thống Trump về biến đổi khí hậu.

Bình luận của Tổng thống Trump tại California được đưa ra chỉ vài phút sau khi ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden vu cáo cho ông là "kẻ đốt phá khí hậu".

Sự hoang đường của “đồng thuận” biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là chủ đề nóng của xã hội ngày nay. Sự tranh luận của công chúng xung quanh chủ đề này cũng vô cùng nóng bỏng, dù là giới truyền thông, công chúng hay là giới chính trị, đều có những ý kiến khác nhau.

Cách nói thường thấy nhất trong vấn đề này là “vì con người xả khí thải gây hiệu ứng nhà kính đã tạo ra sự nóng lên toàn cầu, và sẽ dẫn đến thảm họa khí hậu nguy hiểm”. Đồng thời nhấn mạnh rằng kết luận này là sự đồng thuận của các nhà khoa học (scientific consensus), hoặc là kết luận khoa học (settled sience). Trong mắt của một số tín đồ của chủ nghĩa môi trường, những ai phản đối kết luận này không những là “phản khoa học”, mà còn là “phản nhân loại”.

Cách nói thường thấy nhất trong vấn đề này là “vì con người xả khí thải gây hiệu ứng nhà kính đã tạo ra sự nóng lên toàn cầu, và sẽ dẫn đến thảm họa khí hậu nguy hiểm”.
Cách nói thường thấy nhất trong vấn đề này là “vì con người xả khí thải gây hiệu ứng nhà kính đã tạo ra sự nóng lên toàn cầu, và sẽ dẫn đến thảm họa khí hậu nguy hiểm”. (Getty)

Phần trên đã miêu tả lý do vì sao những thành viên của “hòa bình xanh” phá hoại nhà máy điện được phán vô tội, chính là vì đã mời được các chuyên gia nổi tiếng ủng hộ loại “đồng thuận” này đến làm chứng, tuyên bố rằng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhà máy điện này thải ra mỗi ngày dẫn đến hơn 400 loại động vật bị diệt hết v.v.

Giới khoa học thực sự đã đạt được sự đồng thuận này chưa? Richard Lindzen, thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ và là nguyên giáo sư khoa khí quyển Học viện Công nghệ Massachusetts đã biểu thị trong bài viết của mình rằng “khoa học khí hậu vẫn chưa có kết luận”. (1)

Một bài viết của Steven Koonin, nguyên Thứ trưởng Khoa học Bộ năng lượng Mỹ và là giáo sư của Đại học New York cũng nói: “Khoa học khí hậu vẫn chưa có kết luận: Chúng ta còn lâu nữa mới có đủ tri thức để đưa ra một chính sách khí hậu tốt”. (2)

Trong một bài viết khác ông cũng cảnh tỉnh độc giả rằng, “trên cơ bản, công chúng hoàn toàn không biết về những tranh luận kịch liệt trong giới khoa học khí hậu: “Ở một hội nghị gần đây nhất của Phòng thí nghiệm Quốc gia, tôi đã chứng kiến hơn 100 nhà nghiên cứu từ chính phủ và các trường đại học tranh luận với nhau, cố gắng để tách bạch sự ảnh hưởng của con người với khí hậu ra khỏi sự biến đổi khí hậu tự nhiên; một số vấn đề mà họ tranh luận không phải là tầm phào, mà là về nhận thức căn bản của chúng ta [đối với khí hậu], ví dụ như trong suốt 20 năm qua sự dâng lên của mực nước biển đã giảm xuống, tuy bất ngờ nhưng biểu hiện rất rõ ràng”. [3]

Trong suốt 20 năm qua sự dâng lên của mực nước biển đã giảm xuống, tuy bất ngờ nhưng biểu hiện rất rõ ràng.
Trong suốt 20 năm qua sự dâng lên của mực nước biển đã giảm xuống, tuy bất ngờ nhưng biểu hiện rất rõ ràng. (Getty)

Nói một cách tổng quát, trên tổng thể thì nhiệt độ bề mặt trái đất từ năm 1880 đến nay có tăng lên, việc nhân loại thải khí CO2 và các khí thải gây hiệu ứng nhà kính khác lên khí quyển đúng là có tác dụng gây nóng lên đối với trái đất –– trên cơ bản, thì các nhà khoa học đều không có ý kiến phản đối gì đối với việc này.

Nhưng mà, vấn đề quan trọng nhất, cũng là trọng điểm tranh luận của các nhà khoa học là: Sự nóng lên này là do nguyên nhân các hoạt động của con người gây ra hay là do nguyên nhân tự nhiên? Đến cuối thế kỷ 21 địa cầu sẽ nóng lên bao nhiêu? Con người có thể dự đoán biến đổi khí hậu tương lai không? Sự nóng lên có dẫn đến “thảm họa” hay không?

Tuy nhiên, nói từ một góc độ khác, giới khoa học tựa như thực sự đã đạt được một sự “đồng thuận” nào đó hoặc là hình thành được một “kết luận” nào đó trong vấn đề biến đổi khí hậu: Bởi vì tiếng nói phản đối sự “đồng thuận” có rất ít cơ hội được xuất hiện trên truyền thông và tạp chí học thuật.

Tiến sĩ Vật lý Michael Griffin, cựu Giám đốc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) khi được phỏng vấn trên đài truyền hình công cộng quốc gia năm 2007 đã nói: “Tôi không có chút nghi ngờ nào về xu thế nóng lên toàn cầu. Nhưng tôi không chắc rằng nó là hợp lý khi chúng ta cho rằng đây là một vấn đề cần phải giải quyết. Đi giả định rằng nó là một vấn đề, thì chính là đã giả định rằng trạng thái khí hậu trái đất ngày nay là tốt nhất, là khí hậu tốt nhất mà chúng ta có thể có hoặc đã từng có, chúng ta cần phải làm các biện pháp để đảm bảo rằng nó sẽ không thay đổi.” [4]

Tôi không cho rằng con người có năng lực để đảm bảo khí hậu sẽ không thay đổi, lịch sử hàng triệu năm qua đều thể hiện rằng khí hậu biến đổi không ngừng.
Tôi không cho rằng con người có năng lực để đảm bảo khí hậu sẽ không thay đổi, lịch sử hàng triệu năm qua đều thể hiện rằng khí hậu biến đổi không ngừng. (Getty)

Ông đã giải thích thêm rằng, “đầu tiên, tôi không cho rằng con người có năng lực để đảm bảo khí hậu sẽ không thay đổi, lịch sử hàng triệu năm qua đều thể hiện rằng khí hậu biến đổi không ngừng; thứ nữa, tôi nghĩ tôi sẽ hỏi một vài người –– ở đâu và khi nào –– được ban cho đặc quyền, để đi quyết định rằng [cho rằng] loại điều kiện khí hậu đặc định này của chúng ta ngày nay, khí hậu hiện tại là khí hậu mà những người đó [cho là] tốt nhất. Tôi cho rằng điều này đối với con người mà nói là một lập trường tương đối ngạo mạn.” [5]

Mặc dù ông rất khiêm tốn biểu đạt lập trường khoa học, nhưng lập tức bị giới truyền thông và một số nhà khoa học khí hậu chỉ trích mạnh mẽ, thậm chí còn nói những lời nói của ông ấy đã biểu hiện ra thái độ “ngạo mạn”. Ngày hôm sau, dưới áp lực mạnh mẽ ông đã phải lên tiếng xin lỗi. [6]

Vài tháng sau sự việc trên, ông đã lên tiếng bình luận trong một cuộc phỏng vấn khác rằng: “Cá nhân tôi cho rằng mọi người đã đi quá trong các cuộc thảo luận về biến đổi khí hậu, đến mức mà thảo luận những chủ đề này từ góc độ kỹ thuật đơn giản là bất hợp pháp. Nó dường như đã nhận được địa vị của tôn giáo, tôi cảm thấy rằng điều này thật đáng tiếc.

Quan điểm của ông đối với “đồng thuận khoa học” đã cho thấy cái gọi là sự “đồng thuận” trong vấn đề khí hậu, thực sự đó không phải là quá trình khoa học. Ông cho rằng khoa học phát triển tiến lên là kết quả của tranh luận: “Bạn dựng nên một lý luận, công bố số liệu của bạn, hoàn thiện khái niệm của bạn, sau đó người khác bác bỏ nó, hoặc là cố gắng bác bỏ –– đây là phương thức phát triển của sự đồng thuận khoa học.” [7]

Ở đâu và khi nào, chúng ta được ban cho đặc quyền, để đi quyết định rằng [cho rằng] loại điều kiện khí hậu đặc định này của chúng ta ngày nay, khí hậu hiện tại là khí hậu mà những người đó [cho là] tốt nhất.
Ở đâu và khi nào, chúng ta được ban cho đặc quyền, để đi quyết định rằng [cho rằng] loại điều kiện khí hậu đặc định này của chúng ta ngày nay, khí hậu hiện tại là khí hậu mà những người đó [cho là] tốt nhất. (Andrew Flickr - CC BY-SA 2.0)

Rất hiển nhiên, dùng trăm phương ngàn kế để ngăn cấm tranh luận, bản thân nó chính là đi ngược với tinh thần khoa học.

Giáo sư Lennart Bengsston nguyên chủ nghiệm Trung tâm Dự báo Thời tiết Mesoscale Châu Âu (ECMWF), viện sĩ Hội Khoa học Khí tượng Hoàng gia Anh, sau khi tham gia làm thành viên Ủy ban Cố vấn Học thuật (một viện nghiên cứu phản biện lý luận về sự nóng lên của khí hậu) của Diễn đàn Chính sách Nóng lên Toàn cầu (GWPF), vì có danh tiếng lớn trong lĩnh vực chuyên môn, nên đã nhận phải áp lực rất lớn cũng như sự quan tâm theo dõi của các đồng nghiệp trên toàn thế giới. Hai tuần sau đó ông đã buộc phải từ chức.

Ông đã giải thích trong thư từ chức rằng: “Áp lực tập thể rất lớn” khiến ông ấy “bắt đầu lo sợ cho sự an toàn và sức khỏe của bản thân”, “các đồng nghiệp không còn ủng hộ tôi, một số đồng nghiệp đang rút lui khỏi sự hợp tác đồng tác giả” v.v. “trong cộng đồng vốn dĩ hài hòa này của khoa học khí tượng, tôi hoàn toàn không lường trước được sẽ diễn ra loại sự việc này. Hiển nhiên những năm gần đây nó đã có sự thay đổi.” [8]

Trên thực tế, cái gọi là đồng thuận khoa học trong vấn đề biến đổi khí hậu, đã biến một loại lý thuyết về biến đổi khí hậu trở thành giáo điều. Nó cũng là một tín điều quan trọng nhất của chủ nghĩa bảo vệ môi trường ngày này, không thể bao dung cho bất cứ sự thách thức nào.

Thực tế, những nhà khoa học, truyền thông và những nhà hoạt động của chủ nghĩa bảo vệ môi trường tiếp đang cùng nhau thổi phồng thảm họa và sự sợ hãi để phục vụ cho các chương trình nghị sự của họ.

Lê Minh

Nguồn tham khảo:
(1) Richard Lindzen, “The Climate Science Isn’t Settled,” The Wall Street Journal, November 30, 2009: https://www.wsj.com/articles/SB10001424052748703939404574567423917025400.
(2) Steven Koonin, “Climate Science Is Not Settled,” The Wall Street Journal, September 19, 2014: https://www.wsj.com/articles/climate-science-is-not-settled-1411143565.
(3) Steven Koonin, “A ‘Red Team’ Exercise Would Strengthen Climate Science,” The Wall Street Journal, April 20, 2017: https://www.wsj.com/articles/a-red-team-exercise-would-strengthen-climate-science-1492728579.
(4) “NASA Administrator Not Sure Global Warming A Problem,” Space Daily, May 30, 2007: http://www.spacedaily.com/reports/NASA_Administrator_Michael_Griffin_Not_Sure_Global_Warming_A_Problem_999.html.
(5) Như trên.
(6) Alicia Chang, “NASA Chief Regrets Remarks on Global Warming,” NBC News, June 5, 2007: http://www.nbcnews.com/id/19058588/ns/us_news-environment/t/nasa-chief-regrets-remarks-global-warming/
(7) Michael Griffin: “NASA at 50 Oral History Project,” NASA Johnson Space Center, September 10, 2007: https://www.jsc.nasa.gov/history/oral_histories/NASA_HQ/NAF/GriffinMD/GriffinMD_9-10-07.htm
(8) “Lennart Bengtsson Resigns: GWPF Voices Shock and Concern at the Extent of Intolerance within the Climate Science Community,” The Global Warming Policy Foundation, May 5, 2014: http://www.thegwpf.org/lennart-bengtsson-resigns-gwpf-voices-shock-and-concern-at-the-extent-of-intolerance-within-the-climate-science-community/



BÀI CHỌN LỌC

Vì sao Tổng Thống Trump nói 'Tôi không nghĩ rằng khoa học thực sự hiểu' về biến đổi khí hậu?