Tích trữ thực phẩm thế nào cho thông minh khi bị cách ly tại nhà?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Diễn biến của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán khó lường trong những ngày qua đã thay đổi tâm lý cũng như thói quen sinh hoạt, mua sắm của người dân. Trong tình hình này chúng ta càng phải bình tĩnh và lý trí hơn bao giờ hết. Nháo nhác đi mua đồ dự trữ trong tâm thế hoảng loạn chưa bao giờ là biện pháp an toàn. Bởi điều đó dễ làm tăng nguy cơ lây nhiễm, cũng như có thể gây bất ổn thị trường.

Làm sao để sống sót trong thời buổi xã hội cách ly là một vấn đề quan trọng. Thậm chí chúng ta cũng nên chuẩn bị kĩ càng, nếu bản thân và gia đình có bị cách ly một thời gian chúng ta cũng không phải lo lắng. Đặc biệt hiện nay lượng các gia đình ở chung cư rất nhiều. Thiếu thốn vật dụng sẽ làm bạn căng thẳng thêm do không duy trì được sinh hoạt ăn uống như bình thường. Đừng đi mua đồ chất đầy nhà, bạn chỉ cần vừa đủ dùng.

Hãy kiểm tra thực phẩm dự phòng của bạn, không cần tích trữ quá nhiều nhưng cần chuẩn bị nếu chung cư của bạn bị cách ly. Nhất là gia đình có người già hay trẻ nhỏ. Hãy sắp xếp lại ngăn chứa gia vị đồ khô xem còn thiếu gì để bổ sung.

Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm dựa trên 4 tiêu chí: tiết kiệm, dễ dàng chế biến, có giá trị dinh dưỡng và có thể tích trữ trong thời gian dài mà bạn có thể cân nhắc khi đi mua sắm.

1. Ngũ cốc

Ngũ cốc là thực phẩm quan trọng cho bữa ăn hằng ngày. Các loại ngũ cốc cơ bản như gạo trắng, gạo lứt, gạo nếp, các loại đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành rất giàu giá trị dinh dưỡng, cung cấp lượng lớn protein, vitamin, khoáng vi lượng cho cơ thể. Bạn nên mua nguyên bao nhỏ, hoặc trữ trong thùng kín.

Các loại ngũ cốc rất giàu giá trị dinh dưỡng, cung cấp lượng lớn protein, vitamin, khoáng vi lượng cho cơ thể.
Các loại ngũ cốc rất giàu giá trị dinh dưỡng, cung cấp lượng lớn protein, vitamin, khoáng vi lượng cho cơ thể. (Ảnh: Pixabay)

Các loại đậu sấy khô có thể để được đến cả chục năm chỉ bằng cách bảo quản ở nơi khô ráo. Chúng ta nên dự trữ mỗi loại một ít. Bạn có thể nhân tiện mua thêm rất nhiều thứ cần thiết ở hàng khô như bún, miến khô, mì gạo, măng khô, mộc nhĩ, nấm hương, lạc, vừng...

Khoai tây, khoai lang, su hào, hành tây, bí đỏ là những loại thực phẩm để được khá lâu. Những loại này nên được cất ở chỗ thoáng mát, không có ánh sáng chiếu vào.

2. Trứng

Sau khi mua trứng gà về bạn nên dùng khăn ướt lau qua trứng, cất nguyên hộp vào tủ lạnh. Và nhớ đặt đầu to quả trứng hướng lên trên, như vậy có thể bảo quản đến 4-5 tuần.

3. Thịt, cá, tôm

Nếu trong ngăn mát, các loại thịt tươi sống chỉ để được vài ngày. Nhưng trong điều kiện đông lạnh, chúng sẽ có hạn sử dụng lên đến 3 – 4 tháng.

Ngoài ra các loại thịt đóng hộp, pate các loại, bò băm đóng hộp… khi chưa khui nắp có khả năng “vượt hạn” đến tận hơn 1 năm. Nhưng bạn nhớ để ý hạn dùng để các món ăn còn ngon nhé.

Nếu trong ngăn mát, các loại thịt tươi sống chỉ để được vài ngày. Nhưng trong điều kiện đông lạnh, chúng sẽ có hạn sử dụng lên đến 3 – 4 tháng. 
Nếu trong ngăn mát, các loại thịt tươi sống chỉ để được vài ngày. Nhưng trong điều kiện đông lạnh, chúng sẽ có hạn sử dụng lên đến 3 – 4 tháng. (Ảnh: Pixabay)

4. Thực phẩm ăn liền

Bạn có thể mua sẵn hoặc tự làm muối vừng, ruốc, kho quẹt cho vào lọ nhỏ để luôn có thể có một bữa ăn nhanh gọn mà vẫn dinh dưỡng. Đừng ăn nhiều mì gói hại sức khoẻ lắm đấy!

Thèm ăn vặt ở nhà thì sao? Một miếng phô mai hoặc vài hạt dinh dưỡng (như hạt bí, hạnh nhân, óc chó,...) là đủ xoa dịu cơn thèm của bạn.

5. Gia vị

Gia vị cơ bản cũng không thể thiếu được khi nấu nướng. Mắm, muối, đường, bột nêm, dầu ăn, tùy theo nhu cầu gia đình mà bạn hãy chuẩn bị một lượng dự phòng cần thiết.

6. Đồ uống

Nếu gia đình bạn có thói quen uống trà, dịp này nên chuẩn bị một ít trà gừng, sả, atiso, gạo lứt,... vừa đã khát lại giúp thanh lọc cơ thể.

Bạn có thể trữ một ít mật ong, chanh (hoặc chanh leo), sữa để giúp tăng vị nữa nhé!

7. Hoá mỹ phẩm

Không chỉ thực phẩm, một số đồ dùng hàng ngày cũng không thể thiếu như giấy vệ sinh, khăn giấy, xà phòng, dầu tắm gội, nước rửa chén, nước rửa tay, khăn lau các loại cũng nên được dự phòng trước một lượng nhất định.

Không chỉ thực phẩm, một số đồ dùng hàng ngày cũng không thể thiếu như giấy vệ sinh, khăn giấy, xà phòng... cũng nên được dự phòng trước một lượng nhất định.
Không chỉ thực phẩm, một số đồ dùng hàng ngày cũng không thể thiếu như giấy vệ sinh, khăn giấy, xà phòng... cũng nên được dự phòng trước một lượng nhất định. (Ảnh: Pxhere)

Không cần phải có dịch bệnh thì các gia đình cũng đã có sẵn nhiều món như trên rồi đúng không? Chỉ là cẩn thận hơn một chút để an tâm.

Lưu ý: Cách trữ đồ cũng quan trọng như số lượng đồ vậy.

Bạn có thể mua các hộp bảo quản chuyên dụng hay thùng nhựa to trong suốt, ghi hạn dùng bên ngoài. Xếp gọn chồng lên nhau trong tủ lạnh và trên giá, đảm bảo được bạn có thể nhìn thấy tất cả những thứ bạn đang có. Như vậy bạn sẽ dễ dàng kiểm soát được cái gì còn, cái gì sắp hết, và nên dùng cái nào trước.

Hình ảnh một tủ đồ khô. (Ảnh: Shutterstock)
Hình ảnh một tủ đồ khô. (Ảnh: Shutterstock)

Sống chậm lại, ý thức hơn, tiết kiệm hơn, ở nhà nhiều nhất có thể là đang giúp chính mình, đang góp sức cho xã hội. Dịch bệnh không kiêng nể bất kì ai và vẫn chưa đến hồi kết. Chuẩn bị kỹ về tinh thần và cả vật chất để bạn không phải liên lụy đến người khác.

Trận dịch này không chỉ khiến cuộc sống của một người thay đổi, mà chắc chắn nó sẽ thay đổi cả thế giới trong hôm nay, ngày mai và cho đến mãi về sau.

My My



BÀI CHỌN LỌC

Tích trữ thực phẩm thế nào cho thông minh khi bị cách ly tại nhà?