Tàu chiến trong Thế chiến II ẩn mình khỏi kẻ thù như thế nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong hai cuộc chiến tranh thế giới, lực lượng quân sự giữa các bên đều khá tương đồng và không có công nghệ radar tân tiến như ngày nay, muốn biết tung tích của kẻ thù, người ta phải dựa vào khả năng quan sát của binh sĩ. Trong trường hợp này, để chặn đường ngắm của quân địch, không quân Mỹ đã áp dụng một phương pháp đơn giản mà hiệu quả.

Màn khói đã được sử dụng trong lĩnh vực quân sự từ lâu, nó là công cụ để che khuất nơi ở của người, phương tiện, máy bay hoặc tàu thuyền nhằm bảo vệ chúng khỏi hỏa lực của kẻ thù.

Theo truyền thuyết, người La Mã cổ đại thường đốt cây xanh để tạo khói, trong khi người Viking hay đốt than bùn. Vào thời Nội chiến Hoa Kỳ, Tướng Robert Schenck khi dẫn quân rút lui đã tạo khói và gây cản trở tầm nhìn của binh sĩ của đối phương bằng cách đốt cành cây và lá.

Trong Thế chiến 1 và 2, màn khói thường được sử dụng trong các trận hải chiến. Có một loại màn khói được sản xuất bởi titan tetraclorid, có thể tạo ra một rào chắn màu trắng khổng lồ trong không khí để đạt được hiệu quả của sự bảo vệ.

Vào ngày 26 tháng 2 năm 1929, tàu USS Lexington (CV-2) đi qua màn khói do một máy bay ném xuống. (Hải quân Hoa Kỳ)
Vào ngày 26 tháng 2 năm 1929, tàu USS Lexington (CV-2) đi qua màn khói do một máy bay ném xuống. (Hải quân Hoa Kỳ)

Từ đoạn phim ngắn sau đây do Dịch vụ Hàng không Quân đội Hoa Kỳ (United States Army Air Service) ghi lại, bạn có thể thấy một chiếc máy bay đang rải titan tetraclorua trong không khí. Nó tạo thành một bức màn trắng từ trên xuống dưới giống như một thác nước, và sau đó ẩn con tàu phía sau.

Dịch vụ Hàng không Quân đội Hoa Kỳ là cơ quan phục vụ chiến đấu trên không của Quân đội Hoa Kỳ từ năm 1918 đến năm 1926, và là tiền thân của Không quân Hoa Kỳ sau này.

Titan tetraclorua là chất lỏng không màu, không cháy và có khả năng ăn mòn. Khi tiếp xúc với không khí ẩm, nó tạo ra khói trắng có chứa các hạt titanium dioxide và các giọt axit clohydric.

Titan tetraclorua gây khó chịu và khiến người ta khó thở, vì vậy phải đeo thiết bị bảo hộ khi rải bột. Nếu chất lỏng này tiếp xúc với da hoặc mắt, nó có thể gây ra cảm giác bỏng rát.

Hoàng Tuấn
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Tàu chiến trong Thế chiến II ẩn mình khỏi kẻ thù như thế nào?