Tập Cận Bình - Ông là ai (Phần 1)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi, săn cáo” của Tập Cận Bình là để thâu tóm quyền lực của ông ta, hay còn có vấn đề gì ẩn giấu phía sau?  Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, Luật An ninh ở Hồng Kông, đại dịch Covid-19 xảy ra phải chăng có một thế lực tà ác đang chi phối trong nội bộ ĐCSTQ?

“Tình cờ” lên nắm chính quyền

Chuyện ông Tập trở thành Chủ tịch TQ là một điều nằm ngoài dự liệu của bất kỳ ai trên chính trường đại lục giai đoạn đó. Có thể nói, hoàn toàn là nhờ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.

Những năm cuối nhiệm kỳ của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào là thời kỳ hỗn loạn ở Bắc Kinh, nội bộ ĐCSTQ rơi vào khủng hoảng do tham nhũng tràn lan và đấu đá dữ dội giữa nhiều phe phái.

Khi đó cựu chủ tịch Giang Trạch Dân muốn đưa Bạc Hy Lai lên, nhưng vợ của ông này lại bị cáo buộc đầu độc giết thương gia người Anh, cũng là người tình của bà ta.

Còn phe ông Hồ Cẩm Đào muốn đưa Lệnh Kế Hoạch lên thay, nhưng Lệnh Kế Hoạch đang vướng scandal che giấu việc con trai ông ta gây tai nạn giao thông sau bữa tiệc cùng hai cô gái.

Các lãnh đạo ĐCSTQ lúc ấy cần một người có khả năng lãnh đạo ổn định, và ông Tập là người có lợi thế lớn nhất.

Bởi giới lãnh đạo ĐCSTQ đã mất uy tín trong mắt người dân qua việc đàn áp người Ngô Duy Nhĩ và Pháp Luân Công, tham nhũng, ngoại tình hủ bại nên phải cấp tốc tìm một người có lý lịch sạch, vô danh trong hàng ngũ cán bộ Đảng đưa lên với mục đích để ổn định và che mắt dân chúng.

Hơn nữa, thân thế ông Tập có tạo ra sự khác biệt lớn so với các ứng cử viên khác: Cha ông Tập Cận Bình là Tập Trọng Huân, là một trong những người thân cận của Mao Trạch Đông, và từng là người lãnh đạo cơ quan tuyên huấn của Đảng trước khi bị ngồi tù trong cuộc Đại Cách mạng Văn hóa.

Vậy là năm 2013, ông Tập Cận Bình thành Chủ tịch TQ với 2.952 phiếu ủng hộ, một phiếu chống và ba phiếu trắng.

(Từ trái sang phải) Người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình và những người tiền nhiệm của ông là Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân tại Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 30/9/2014. (Nguồn ảnh: Feng Li / Getty Images)

Ngay khi lên nắm quyền, Tập Cận Bình đã tiến hành chiến dịch đả hổ diệt ruồi, những con hổ lớn tưởng chừng bất khả xâm phạm như Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, cựu chủ tịch nước Tăng Khánh Hồng đều sa lưới, phải ngồi tù hoặc quản thúc nội bộ.

Nhiều nhà bình luận chính trị phương Tây cho rằng những quyết sách của ông Tập không hề đơn giản. Các bô lão ĐCSTQ cũng nhận ra ông không phải là người dễ sai, dễ bảo. Còn tập đoàn Giang Trạch Dân thì hiểu ra rằng họ đang đối diện với một địch thủ đáng gờm nhất.

Cuộc đời Tập Cận Bình có gì đặc biệt?

Năm 1962: lúc ông khoảng hơn 9 tuổi, cha ông đã bị bắt khi bị cáo buộc đứng đầu một nhóm chống Đảng phản Mao, và sau đó bị tù trong cuộc Cách mạng Văn hóa, cho đến khi Mao mất vào năm 1976, cha ông được phục chức và trở thành bí thư thành ủy Quảng đông.

Những tháng ngày đó như ông Tập mô tả là một cơn ác mộng “địa ngục trần gian”. Cha ông luôn bị lăng nhục, còn Hồng vệ binh đã liên tục cưỡng ép ông phải lên án cha mình.

Trong giai đoạn đen tối đó, khi các trường học đóng cửa, ông Tập phải tự bảo vệ mình bằng những vụ đánh nhau trên đường phố và ăn cắp sách báo trong các thư viện đang bị tàn phá để tự học.

Sau đó ông bị bắt đi “vùng kinh tế mới” ở Thiểm Tây khoảng 7 năm, từ năm 1969 đến 1975, trong chiến dịch “về nông thôn” của Mao Trạch Đông với 30 triệu thanh niên “bị đày đọa”, ông phải sống trong một hang đá tại một làng quê ở Diên An thuộc miền trung TQ, xúc phân bò và làm việc theo mệnh lệnh của cán bộ cai quản là một nông dân theo Hồng vệ binh.

Phẫn uất vì cực khổ và bị lạm dụng, người chị cùng cha khác mẹ của ông đã treo cổ tự tử. Còn ông thì ngược lại, quyết định chấp nhận thực tế, chiến đấu để vượt qua, nói theo ngôn từ riêng của ông để “tái sinh”

Sau cái chết của Mao 1976, cha ông được phục chức, và ông được trở về đi học trở lại.

Ông đã tốt nghiệp kỹ sư hóa học năm 1979 tại đại học Thanh hoa, một đại học danh tiếng ở Bắc kinh, nhưng chưa bao giờ làm việc trong lĩnh vực hóa, sau đó ông chuyển qua học về ngành Lý thuyết Mác-xít và ngành Khoa học Nhân văn.

Hơn nữa chiến dịch chống tham nhũng một cách triệt để “đả hổ, diệt ruồi, săn cáo” đã đụng đến những lãnh đạo cấp cao trong Trung ương Đảng, kể cả những thế lực bất khả xâm phạm là chưa có trong tiền lệ ĐCS, và cách đối đầu theo kiểu một mất một còn cho chúng ta thấy ông Tập không đứng chung chiến tuyến với “thế lực Giang Trạch Dân”, một thế lực ma quỷ chính yếu của ĐCSTQ.

Quả báo nào cho những kẻ dâm loạn tà ác
Chiến dịch "Đả hổ diệt ruồi" của ông Tập đã lần lượt bắt những con hổ lớn như Chu Vĩnh Khang, Tăng Khánh Hồng, Từ Tài Hậu, La Cán, Bạc Hy Lai... (Ảnh: Feng Li/Getty Images)

Hội nghị Bắc Đới Hà 2015 - Cuộc chính biến lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc đương đại

Ngày 24/7/2015, Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng muốn mượn hội nghị Bắc Đới Hà để lôi kéo các nguyên lão, là những Ủy ban thường vụ Bộ chính trị về hưu, hợp nhau lại nhằm phế bỏ Tập Cận Bình.

Chu Bản Thuận, Bí thư tỉnh Hà Bắc khi ấy đã chuẩn bị tài liệu rất tỉ mỉ để phê bình chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập đã phá bỏ luật bất thành văn trong nội bộ ĐCSTQ, là không công khai tội trạng của những Ủy viên Trung ương Đảng.

Nhưng một số nguyên lão như Hồ Cẩm Đào, Lý Bằng, và những người ủng hộ Giang Trạch Dân từ trước đã bất ngờ quay lưng, khiến Chu Bản Thuận bị bắt và liên minh chống Tập tan rã.

Sau đó, phe Giang Trạch Dân đã lên một kế hoạch khác trong năm 2015, đó là dùng đội quân cảm tử trung thành với Tăng Khánh Hồng trong Quân cảnh Trung ương hay còn gọi là Đơn vị 8341 để khống chế hoặc ám sát ông Tập.

Nhưng cuối cùng sự việc bại lộ do một “cán bộ bí mật cấp cao” của ông Tập phát hiện rằng trong mấy đêm liền Đơn vị 8341 liên tục điều chuyển lính canh.

Kết quả là một đợt cải tổ lớn trong Quân cảnh Trung ương 8341 đã diễn ra, với hơn 80-90% cơ cấu lãnh đạo bị “thay máu”.

Những vụ chính biến này đều bắt nguồn từ các chiến dịch nắm đấm sắt của ông Tập Cận Bình. Mà một trong những chiến dịch khủng ông Tập triển khai trước tiên chính là Đả hổ diệt ruồi.

6 năm “đả hổ diệt ruồi”, hơn 1,5 triệu quan chức ngã ngựa

Trong 6 năm từ 2013-2019 làm trong sạch đội ngũ quan chức, đảng viên trong nội bộ ĐCSTQ, chiến dịch “Đả hổ, diệt ruồi” đã mang lại những kết quả quan trọng. Cụ thể: Các cơ quan kiểm tra giám sát kỷ luật Trung Quốc đã thụ lý 2.674.000 hồ sơ, lập án 1.545.000 trường hợp, xử lý 1.537.000 trường hợp quan chức các cấp vi phạm kỷ luật.

Trong đó có 43 Ủy viên Trung ương Đảng Khóa 18 đã bị bắt giữ hoặc cho thôi chức vì tội tham nhũng và mắc những sai phạm nghiêm trọng khác; 9 người thuộc Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương; hơn 8.900 cán bộ cấp cục, sở; 63.000 cán bộ cấp huyện, phòng; hơn 250 quan chức cao cấp, gồm cả lãnh đạo doanh nghiệp và tướng lĩnh quân đội bị bắt giữ; 648.000 quan chức ở cấp xã vi phạm kỷ luật và tham nhũng quy mô nhỏ.

Không dừng lại ở trong nước, chiến dịch Đả hổ diệt ruồi do ông Tập khởi xướng còn đồng thời phối hợp với quốc tế để truy lùng tội phạm tham nhũng qua khuôn khổ các chiến dịch “Lưới trời” và “Săn cáo”, và tịch thu hàng tỷ đô la.

Chính sách “có án phải lập, có tố phải nhận”

Sự đối đầu giữa hai phe Giang và Tập lên đến cực điểm khi Tập Cận Bình ban hành chính sách “có án phải lập, có tố phải nhận”, và “truy cứu trách nhiệm suốt đời”. Tức là đối với những người đứng đầu đã đưa ra các quyết sách gây hậu quả nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả đã gây ra, chứ không có chuyện điều đi, nghỉ hưu là “hạ cánh an toàn” như trước đây.

Viện Kiểm sát Tối cao sau đó đã liên tục thụ lý đơn kiện, tính trên toàn cầu có tổng cộng hơn 160.000 người kiện Giang Trạch Dân.

Sau đó, Viện Kiểm sát Tối cao lần đầu tiên mở buổi luận chứng công khai như một đợt diễn tập quy mô lớn, thực chất là cố tình phán xét tội trạng của Giang Trạch Dân.

Ông Tập còn điểm mặt đích danh nguyên lão Giang Trạch Dân trong một cuốn sách do Ủy ban Kỷ luật Trung ương phát hành. Trong đó có đoạn: “Nội bộ Đảng có người đang tự xưng là Thái thượng hoàng, tuyên bố thuận ta thì sống, nghịch ta thì chết, xem mình là uy quyền tuyệt đối, độc quyền một phương…”

Học giả: Giang Trạch Dân từng bí mật “tìm Pháp Luân Công để đàm phán” đã chứng tỏ điều gì?
Những nạn nhân và gia đình nạn nhân của Giang Trạch Dân đang nộp đơn khởi kiện ông ta ở khắp nơi, cả Trung Quốc và trên thế giới.

Năm 2016, trang “Thông tin không biên giới” (Wujieliulan) tại Tân cương bất ngờ đăng một bức thư ngỏ, yêu cầu ông Tập Cận Bình từ chức với lời lẽ hăm dọa: “Hãy nghĩ đến an toàn của ông và gia đình”.

Nhưng ông Tập quyết không nhượng bộ và đã triển khai chiến lược cài chốt nhân sự, tức là cài nhân sự của mình vào những vị trí chủ chốt ở tất cả các cấp, làm phá vỡ cục diện nhân sự của phe Giang. Ngay khi nhận được lời đe dọa kể trên, Tập Cận Bình đã ban hành một loạt các điều lệ về xử lý kỷ luật trong đảng, tiếp tục siết chặt hơn thế lực của Giang.

Vậy là cuộc chiến giữa “phe Tập” và “phe Giang” vẫn không ngừng tiếp diễn. Phe Giang Trạch Dân sử dụng hai Ủy viên Thường trực là Vương Hỗ Ninh và Hàn Chính làm nội gián để gây ra căng thẳng trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Sau đó, dự luật mới đã được ban hành ở Hồng Kông - nơi được coi là địa bàn chính của phe Giang Trạch Dân. Rồi khi đại dịch Covid-19 xảy ra, nhiều nhà phân tích cũng đã chỉ ra rằng có liên quan chặt chẽ đến hành tung của “phe Giang” gây hỗn loạn trong và ngoài Trung Quốc.

Tất cả những động thái này là nhằm làm dấy lên làn sóng phản đối, dẫn đến sự phẫn nộ trong dân chúng Trung Quốc và thế giới, tạo ra một thách thức chính trị rất lớn lên “phe Tập”.

Thỏa hiệp: “Bước lùi” nguy hiểm cho ông Tập

Nhưng cuối cùng đã có sự thỏa hiệp giữa hai phe. Theo nguồn tin giấu tên từ quân đội TQ tiết lộ: Sự thỏa hiệp đã diễn ra trong Đại hội 19, đó là một sự trao đổi.

Phe Giang Trạch Dân ủng hộ vị trí lãnh đạo “hạt nhân” của ông Tập, chấp nhận đưa tư tưởng của Tập viết vào điều lệ của ĐCSTQ, đồng thời chấp nhận sửa đổi Hiến pháp loại bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ của Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước.

Đổi lại phe Tập không được động đến Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng và ngừng điều tra Giả Đình An - một tay chân thân tín của phe Giang.

Theo các nhà quan sát, đây là một bước lùi sai lầm của ông Tập, đã thỏa hiệp với phe Giang Trạch Dân để đổi lấy vị trí bền vững cho mình. Nhưng có lẽ ông quên rằng không phải tự nhiên mà phe Giang được gọi là tập đoàn ma quỷ, mà ma quỷ thì không bao giờ dùng cách thức chính thường, đường đường chính chính mà đối đầu. Rằng xưa nay mãnh hổ uy nghiêm nhường nào vẫn khó mà thắng được rắn độc, chỉ có cách đánh dập đầu rắn ngay từ đầu hoặc tránh xa, chứ không thể giao tranh công bằng được.

Sau đó, có tin đồn rằng 10 vụ ám sát ông Tập đã diễn ra. Trong đó nổi tiếng nhất là vụ nổ rúng động ở Thiên Tân ngày 15/8/2015, do việc ám sát ông Tập bị bại lộ nên các đối thủ chính trị phải tiêu hủy chứng cứ bằng cách đặt kíp nổ tại kho thuốc súng ở khu Tân Hải.

Ngay trong ngày 15/8 đó, ông Tập tuyên bố rằng chính quyền phải rút ra “bài học sâu sắc trả giá bằng máu" khi số người thiệt mạng trong vụ này lên đến 112 người, 722 người bị thương.

Sau khi thỏa hiệp với phe Giang, ông Tập gặp rất nhiều khó khăn trên mọi vấn đề, bởi đó chính là chiêu bài của phe Giang: Đầu tiên là chiêu bài thoát nạn, và sau đó dưỡng quân tấn công hòng lật đổ ông Tập.

Trong quá khứ, bố ông Tập đã từng bị tù và ông Tập đã từng bị đưa đi cải tạo trong cuộc Cách mạng văn hóa, tức là bị liệt vào Phần tử xấu, đối nghịch với tư tưởng và con đường của ĐCSTQ.

Và dù hiện giờ Tập Cận Bình là người quyền lực nhất, nhưng luôn phải sống trong thấp thỏm bởi các đòn thù của thế lực Giang Trạch Dân, và tương lai cũng sẽ không có gì được đảm bảo một cách chắc chắn.

(Còn tiếp phần 2)

(Bài viết phản ánh quan điểm cá nhân tác giả)

Ngọc Minh



BÀI CHỌN LỌC

Tập Cận Bình - Ông là ai (Phần 1)