Tăm và đũa sản xuất từ Trung Quốc có thực sự sạch sẽ?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hàng hoá gắn mác “made-in-China" (sản xuất tại Trung Quốc) tràn lan trong thị trường tiêu dùng ngày nay. Nhưng bạn sẽ cảm thấy thế nào khi biết mặt hàng với thương hiệu bạn yêu thích được sản xuất một cách vô đạo đức? Hoặc ngay cả khi những đồ dùng hàng ngày như tăm và đũa cũng không sạch sẽ như bạn vẫn nghĩ?

Gần đây, Viện Chính sách Chiến lược Australia (Australian Strategic Policy Institute) đã tiết lộ một báo cáo về việc những người Duy Ngô Nhĩ bị bắt giữ và lao động trong các nhà máy của Trung Quốc, sản xuất sản phẩm cho “ít nhất 83 thương hiệu nổi tiếng toàn cầu" như Apple, Gap, Sony, Nike và Samsung. Công ty về Quyền lợi của Công nhân, một nhóm có trụ sở chính tại Mỹ, cũng đã tiết lộ rằng những đôi găng tay của thương hiệu Lacoste được sản xuất ở các nhà máy bởi người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi và những nhóm dân tộc thiểu số, theo VOA News.

Thực tế, thuật ngữ “lao động cưỡng bức" không phải là một chủ đề xa lạ với những ai quan tâm tới những gì đang diễn ra ở Trung Quốc.

Toà nhà ở Trung tâm Dịch vụ Giáo dục Kỹ năng Nghề của thành phố Artux được cho là trại cải tạo của những người Hồi giáo bị bắt giữ (Getty Images)
Toà nhà ở Trung tâm Dịch vụ Giáo dục Kỹ năng Nghề của thành phố Artux được cho là trại cải tạo của những người Hồi giáo bị bắt giữ (Getty Images)

Ngành công nghiệp lao động nô lệ điều hành bởi nhà nước

Vào năm 2019, Tổ chức Thế giới điều tra về cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) - một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Hoa Kỳ - đã công bố một báo cáo điều tra có 2 phần về việc ngành lao động nô lệ đã phát triển thế nào ở các nhà tù Trung Quốc, trại lao động và các trung tâm tẩy não. Những người bị bắt giữ thường là những tù nhân lương tâm hay các dân tộc thiểu số. Họ bị giam cầm cùng với những tội phạm hình sự khác.

Không chỉ nêu bật những sản phẩm được sản xuất hàng ngày, báo cáo còn tổng hợp các ví dụ cụ thể về cách các tù nhân sản xuất tăm và đũa trong điều kiện mất vệ sinh - thực trạng mà không một ngành tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức nào sẽ cho phép.

Một trong những nhóm chính bị cưỡng ép lao động là các học viên Pháp Luân Công - những người thực hành thiền định theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Môn tu luyện an hoà này được hơn 114 quốc gia trên thế giới đón chào, nhưng Giang Trạch Dân - cựu lãnh đạo ĐCSTQ - đã coi môn tu tập là một mối đe dọa khi chứng kiến số người tập tăng vọt ở Trung Quốc (khoảng 70 triệu người - 100 triệu người), vượt quá số lượng Đảng viên ĐCSTQ.

Vào ngày 20/7/1999, Giang phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công trên phạm vi toàn quốc, dẫn đến hàng loạt học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ trong các nhà tù, trại lao động và trung tâm tẩy não.

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp luyện công ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, năm 1998
Các học viên Pháp Luân Đại Pháp luyện công ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, năm 1998.

Những chiếc chậu đặc biệt

Báo cáo của Tổ chức WOIPFG trích dẫn một trường hợp trong trại giam của một phụ nữ Nội Mông. Tại đây, những học viên Pháp Luân Công quan sát những người khác đóng tăm hay phân loại diêm mạch mà chỉ được phát cho một cốc nước nhỏ. Đồng thời, họ sử dụng một chiếc thùng đặc biệt - một chiếc bồn nhỏ dùng để tắm rửa vào ban đêm.

Báo cáo khẳng định rằng: “Những tù nhân được phát 2 cốc nước mỗi ngày: một vào buổi trưa và một vào ban đêm. Họ sẽ giữ cốc nước nóng cho ban đêm để rửa những vùng riêng tư trên cơ thể trong một chiếc chậu nhỏ. Vào ban ngày, những chiếc chậu nhỏ này lại được dùng để đóng gói tăm hay phân loại diêm mạch. Những loại diêm mạch với chất lượng cao nhất được dùng để xuất khẩu".

Báo cáo cũng đề cập rằng, việc cắt nước thường xuyên xảy ra do lỗi kỹ thuật hoặc do quản tù cố tình làm vậy để tiết kiệm tiền. Kết quả, những tù nhân không thể rửa tay sau khi đi vệ sinh. Báo cáo cũng cho biết thêm, những tù nhân được dùng nhà vệ sinh 2 lần một ngày trong suốt giờ làm việc. Nếu họ không có tiền hối lộ cai tù để sử dụng phòng vệ sinh, một số người đành phải “trốn sau đống quần áo to để giải quyết, tránh bị cai tù chú ý".

Tuy nhiên, những công ty may mặc không biết về hành động này, và có thể nghĩ rằng những dấu vết trên quần áo chỉ là vết nước chứ không là nước tiểu.

Đũa gỗ đã qua sử dụng tại một quầy bán thịt cừu nướng trên đường phố vào ngày 23 tháng 3 năm 2006, tại Trường Xuân của tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. (Getty Images)
Đũa gỗ đã qua sử dụng tại một quầy bán thịt cừu nướng trên đường phố vào ngày 23 tháng 3 năm 2006, tại Trường Xuân của tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. (Getty Images)

Điều kiện làm việc của người Duy Ngô Nhĩ

Trang web Minh Huệ, một trang web có trụ sở tại Mỹ ghi chép về cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc, cũng phát hành một báo cáo dài 3 phần về nạn lao động cưỡng bức và môi trường làm việc thiếu vệ sinh. Báo cáo dựa vào lời kể của những học viên đã chứng kiến thực trạng này trong trại giam khi họ bị bắt.

Báo cáo mô tả chi tiết trường hợp xảy ra tại trại giam của phụ nữ ở tỉnh Liêu Ninh. Nhà tù có xây dựng một nhà máy sản xuất quần áo quy mô lớn để xuất khẩu ra nước ngoài như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh và Canada. Không chỉ sản xuất quần áo, những tù nhân còn phải sản xuất rất nhiều loại hàng hoá khác bao gồm thực phẩm, giày, đồ lót, và thậm chí bông gòn được xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Châu Âu, Úc và các nước khác.

Phần 2 của báo cáo, dựa vào lời kể của học viên, nhấn mạnh rằng rất nhiều tù nhân bị bắt và bỏ tù thường sẽ mắc các căn bệnh truyền nhiễm như viêm gan, ghẻ, lao, hoặc thậm chí là AIDS, nhưng vẫn bị buộc phải làm việc. Báo cáo cũng đề cập rằng những tù nhân ở Trung tâm giam giữ thành phố Funshun ở tỉnh Liêu Ninh rất bức bối khi bị bắt làm việc và trút cơn giận của họ khi đóng gói tăm.

“Những chiếc tăm này được đặt trên nền đất bất kể sạch hay bẩn. Một số tù nhân còn giẫm chân lên tăm trước khi vứt chúng vào trong hộp. Có người còn dùng tăm xỉa răng trước khi để lại chỗ cũ", báo cáo cho biết.

Tăm xỉa răng được sản xuất tại Trung tâm giam giữ Changliu ở phía đông bắc Trung Quốc Thành phố Tonghua
Tăm xỉa răng được sản xuất tại Trung tâm giam giữ Changliu ở phía đông bắc Trung Quốc Thành phố Tonghua.

Một vài học viên Pháp Luân Công trốn thoát thành công khỏi Trung Quốc cũng kể lại trải nghiệm của họ trong trại lao động cưỡng bức.

Luo Zizhao, một đầu bếp ở Radiance, một nhà hàng Quảng Đông cao cấp ở thành phố New York, nói với The Epoch Times vào năm 2014 rằng: anh ta bị buộc phải lắp ráp một số sản phẩm để xuất khẩu, bao gồm cả kẹp tóc và đèn Giáng sinh khi bị giam giữ tại Nhà tù Shunde ở tỉnh Quảng Đông. Trong khi nối dây cho đèn Giáng sinh, anh ta thường bị đứt tay do các tấm đồng rất sắc. Lao động cưỡng bức khiến cả 10 ngón tay của anh bị chảy máu và mưng mủ.

Đầu bếp Luo Zizhao ở Manhattan, New York vào ngày 17/2/2014 (Petr Svab/Epoch Times)
Đầu bếp Luo Zizhao ở Manhattan, New York vào ngày 17/2/2014 (Petr Svab/Epoch Times)

Bu Dongwei, hiện đang sống ở California và từng làm việc cho chi nhánh tại Bắc Kinh của Asia Foundation, có trụ sở tại San Francisco, nói với Radio Free Asia năm 2009 về việc anh bị buộc phải đóng gói đũa trong một căn phòng nhỏ, chật hẹp với các tù nhân khác; anh ta bị kết án hai năm rưỡi vì tập luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Bu cho biết: trong các trại lao động, những chiếc đũa được làm và đóng gói mà không trải qua bất kỳ sự khử trùng nào, và chúng thường được sử dụng trong các nhà hàng ở Hoa Kỳ. Anh nhớ một lần khi anh ở Washington dùng bữa ở tầng dưới của Capitol Hill, anh nhìn thấy họ đang sử dụng loại đũa tương tự.

Bu Dongwei phát biểu tại thị trấn thuộc San Francisco, California vào 16/7/2016
Bu Dongwei phát biểu tại thị trấn thuộc San Francisco, California vào 16/7/2016.

Mặc dù WOIPFG lưu ý rằng Hoa Kỳ đã cấm nhập khẩu hàng hóa do lao động cưỡng bức vào năm 2016, các nhà tù và trung tâm giam giữ ở Trung Quốc vẫn tiếp tục xuất khẩu các sản phẩm đó bằng cách sử dụng “nhiều nhà thầu phụ để che giấu nguồn gốc thực sự của những sản phẩm này”.

Thiên An
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Tăm và đũa sản xuất từ Trung Quốc có thực sự sạch sẽ?