Sự thật đằng sau hành động ‘ngớ ngẩn và đáng xấu hổ' này của người Nhật Bản

Giúp NTDVN sửa lỗi

Những ai đã từng đến Nhật Bản sẽ không thể bỏ qua chi tiết này: Một người lái tàu hoả và những nhân viên ga tàu khác luôn chỉ tay vào những thứ xung quanh họ và nói điều gì đó rất to khi họ làm việc. Những hành động này có thể khiến người nước ngoài cảm thấy kỳ cục, nhưng nó lại giữ một chức năng quan trọng - đảm bảo sự an toàn cho hành khách.

Những động tác này có ứng dụng thực tiễn và thực tế chúng nằm trong một hệ thống rất thông minh của người Nhật Bản.

Khi chúng ta thực hiện một hành động ngày qua ngày ở nơi làm việc và trong cuộc sống, bất cứ lỗi nào cũng có thể gây chết người, và phải trả giá đắt. Hệ thống đường sắt Nhật Bản được xem là một trong những hệ thống an toàn nhất trên thế giới, giúp vận chuyển khoảng 12 tỷ hành khách mỗi năm. Một trong những lý do góp phần nên sự thành công này là vì nhân viên ga tàu ở Nhật Bản sử dụng hệ thống cử chỉ và ngôn ngữ bắt buộc gọi là Shisa Kanko, nghĩa là Pointing and Calling (Chỉ và Gọi).

Công nhân ga tàu ở Nhật Bản sử dụng hệ thống cử chỉ và ngôn ngữ bắt buộc gọi là Shisa Kanko, nghĩa là Pointing and Calling (Chỉ và Gọi). (Ảnh: Shutterstock)
Công nhân ga tàu ở Nhật Bản sử dụng hệ thống cử chỉ và ngôn ngữ bắt buộc gọi là Shisa Kanko, nghĩa là Pointing and Calling (Chỉ và Gọi). (Ảnh: Shutterstock)

Các nhân viên đường sắt ở Nhật Bản mang găng tay trắng trong bộ đồng phục, luôn khéo léo chỉ ngón tay dưới nền sân ga và hô to mỗi khi có tàu đến hoặc rời ga. Những cử chỉ này cũng dễ dàng được bắt gặp trên boong tàu, đó là khi người lái tàu và điều khiển buồng máy thực hiện những hành động trên thường xuyên như việc sử dụng các phím số, nút, màn hình để điều khiển.

Dù người lái tàu làm gì, họ đều phải đảm bảo hành động của họ dưới sự trợ giúp của các động tác cơ thể kết hợp với âm thanh. Ví dụ, khi mà người lái tàu cần xác nhận tốc độ con tàu là 80 dặm/giờ, họ sẽ chỉ vào đồng hồ tốc độ bằng ngón trỏ và nói rằng tốc độ bây giờ là 80 dặm/giờ. Sau đó họ đưa tay lên tai, nhìn vào đồng hồ tốc độ, rồi chỉ vào nó một lần nữa và nói rằng “Ok”!

Đối với nhân viên nhà ga, cần phải chắc chắn rằng không có những mảnh vụn vỡ hay hành khách bị ngã trên đường ray. Vì lẽ đó, chỉ quan sát bằng mắt thường thôi chưa đủ. Thay vào đó, họ sẽ đi xuống đường và bắt đầu quét cánh tay của họ dọc theo nền đường ray, hướng ánh mắt theo đó cho tới khi mọi thứ đã được kiểm tra kỹ càng. Quá trình này được lặp đi lặp lại cho đến khi tàu khởi hành, nhằm đảm bảo không có túi xách hoặc hành khách bị mắc kẹt từ cửa ra vào của tàu.

Hệ thống cử chỉ này đảm bảo sự an toàn tối đa cho hành khách, không chỉ tại các nhà ga mà một số sân bay cũng áp dụng phương thức này.
Hệ thống cử chỉ này đảm bảo sự an toàn tối đa cho hành khách, không chỉ tại các nhà ga mà một số sân bay cũng áp dụng phương thức này. (Ảnh: Shutterstock)

Chỉ tay và gọi làm cho bộ não tham gia nhiều hơn vào những việc chúng ta làm

Vậy việc kết hợp cử chỉ và lời nói có thể làm cho hành động của chúng ta chính xác hơn như thế nào? Chuyển động cơ thể kết hợp cùng lúc với mệnh lệnh sẽ làm tăng lưu lượng máu ở một số khu vực của não, khiến chúng ta tập trung và chú ý hơn. Các nghiên cứu chứng minh rằng, việc chỉ tay vào một vật thể, nêu rõ hành động của bạn và xác nhận lại một lần nữa bằng cách nghe giọng nói của chính bạn hiệu quả hơn nhiều so với việc chỉ nhìn vào vật thể hoặc suy nghĩ về hành động đó.

Hệ thống an toàn này khá hiệu quả và nó có thể giảm tới 85% sai sót trong công việc. Nó được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác ở Nhật Bản. Các hệ thống tương tự được sử dụng trong ngành hàng không trên toàn thế giới. Phi công và phi hành đoàn kết hợp cử động và lời nói trong những việc họ làm, đặc biệt là nhiệm vụ yêu cầu mức độ chính xác cao. Ví dụ, khi một phi công cần thay đổi độ cao dưới chế độ lái tự động, sau khi nhập độ cao mới vào hệ thống, họ giữ tay trên bộ chọn độ cao cho đến khi đồng nghiệp của họ xác nhận.

Chuyển động cơ thể kết hợp cùng lúc với mệnh lệnh sẽ làm tăng lưu lượng máu ở một số khu vực của não, khiến chúng ta tập trung và chú ý hơn.
Chuyển động cơ thể kết hợp cùng lúc với mệnh lệnh sẽ làm tăng lưu lượng máu ở một số khu vực của não, khiến chúng ta tập trung và chú ý hơn. (Ảnh: Shutterstock)

Bạn cũng có thể sử dụng hệ thống này: kết hợp cử chỉ và giọng nói để kiểm soát các hành động của bạn nơi công sở hoặc ở nhà

Nếu bạn thuộc nhóm người luôn quên rằng liệu mình đã tắt bàn là hay đóng cửa chưa, bạn có thể sử dụng Shisa Kanko để kiểm tra. Đây là những gì bạn cần làm:

Nhìn vào đối tượng. Ví dụ, nếu bạn muốn chắc chắn rằng bạn đã tắt bàn là, hãy nhìn vào bàn là.

Chỉ vào đối tượng bằng ngón trỏ và nói những gì bạn định làm với chúng. Ví dụ, “Tắt bàn là”.

Đưa tay lên tai và xác nhận trực quan rằng những gì bạn nói là đúng.

Duỗi cánh tay của bạn một lần nữa, chỉ vào đối tượng và nói rằng OK!

Hệ thống chỉ tay và gọi có thể áp dụng trong nhiều tình huống thực tiễn. (Ảnh: NTD Việt Nam)
Hệ thống chỉ tay và gọi có thể áp dụng trong nhiều tình huống thực tiễn. (Ảnh: NTD Việt Nam)

Sau khi thực hiện những hành động này, bạn gần như không có cơ hội để quên rằng liệu bàn là của bạn đã tắt.

Bạn đã bao giờ nghe bất cứ điều gì về hệ thống này chưa? Bạn có muốn thử hệ thống này để kiểm soát các hành động trong cuộc sống hàng ngày của bạn?

Thiên An
Theo Brightside



BÀI CHỌN LỌC

Sự thật đằng sau hành động ‘ngớ ngẩn và đáng xấu hổ' này của người Nhật Bản