Tại sao người Trung Quốc vô cảm, thấy người tai nạn sắp chết mà không cứu?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một bé gái hai tuổi tên Duyệt Duyệt ở Phật Sơn, Duyệt Duyệt đã bị một chiếc xe con cán qua hai lần trong một con hẻm, và tài xế gây tai nạn đã lái xe bỏ đi. Sau đó, gần chục người đi đường đi qua cô bé, nhưng họ không để ý đến. Ít phút sau, bé gái lại bị một chiếc xe tải cán qua người.

Ở Trung Quốc ngày nay, có rất nhiều ví dụ về việc người dân khi thấy người sắp chết và người gặp nguy hiểm thì thờ ơ bỏ đi, không cứu giúp. Nhiều người đang than thở về sự suy thoái đạo đức xã hội sau 70 năm cai trị của ĐCSTQ. Ngày nay, xã hội Trung Quốc tôn thờ tiền bạc, rất nhiều người từ lâu đã quen với những vụ việc và tin tức thấy người tai nạn, nguy hiểm tính mạng mà không cứu giúp. Điều gì đã xảy ra với người Trung Quốc hiện nay? Người Trung Quốc xưa quan niệm như thế nào về việc giúp đỡ người khác? Lợi ích của việc giúp đỡ người khác là gì?

Người Trung Quốc hiện đại: Thấy người bị nguy hiểm tính mạng mà không cứu giúp

Năm 2011, truyền thông của Đức đưa tin: Một bé gái hai tuổi tên Duyệt Duyệt ở Phật Sơn, Duyệt Duyệt đã bị một chiếc xe con cán qua hai lần trong một con hẻm, và tài xế gây tai nạn đã lái xe bỏ đi. Sau đó, gần chục người đi đường đi qua cô bé, nhưng họ không để ý đến. Ít phút sau, bé gái lại bị một chiếc xe tải cán qua người.

Cuối cùng, một người phụ nữ nhặt rác đã bế Duyệt Duyệt vào lề đường. Tất cả những điều này đã được camera giám sát của một cửa hàng bên cạnh nơi xảy ra vụ việc ghi lại. Tin tức này khiến độc giả và học giả Đức bàng hoàng, và đã gây xôn xao các cuộc thảo luận pháp lý trực tuyến. Ở Đức, nếu bạn thấy người bị nguy hiểm tính mạng mà không cứu, bạn sẽ phải ngồi tù.

Theo Điều 323 Luật Hình sự Đức: “Trong trường hợp tai nạn, nguy hiểm hoặc khẩn cấp, người có thể cứu nhưng từ chối cứu, đặc biệt là khi người đó sẽ không bị nguy hiểm cho bản thân và không xung đột với các trách nhiệm quan trọng khác, thì người đó thể bị phạt tù dưới một năm hoặc bị phạt tiền".

Người Trung Quốc xưa: Giúp đỡ người khác là giúp chính mình

Vậy người Trung Quốc xưa quan niệm như thế nào về việc giúp đỡ người khác? Theo cuốn sách cổ "Tiểu Đậu Bằng" ghi chép, vào năm Càn Long thứ 25 của triều đại nhà Thanh (năm 1760), có một người tên là Lý Phúc ở huyện Duy, tỉnh Sơn Đông (nay là thành phố Duy Phường). Lý Phúc tuổi ngoài 40, gia cảnh nghèo khó, chỉ có một cậu con trai năm tuổi. Năm đó, vì nhà nghèo, không đủ mưu sinh ở địa phương nên anh phải lên kinh thành mưu sinh.

Không ngờ, sau một năm vất vả ở kinh thành, anh đã tích lũy được hai mươi lượng bạc, anh bắt đầu hành trình trở về nhà. Một đêm trời lạnh cóng, Lý Phúc nhìn thấy bên đường có ánh đèn từ ngôi nhà ven đường hắt ra, anh liền muốn mượn lửa hút thuốc, nghỉ ngơi một lát rồi mới lên đường về nhà. Anh gõ cửa, bước vào ngôi nhà, chỉ thấy một bà lão đang canh giữ đứa trẻ ốm yếu nằm trên giường. Anh nhìn quanh và biết đây là một gia đình nghèo, có đứa con bệnh tật, cuộc sống vô cùng ảm đạm.

Anh hỏi thăm và được biết đây là hai bà cháu. Gia đình bà từ người con trai đến cháu nội hai đời đều là con một, nay bệnh nặng nguy cấp. Thuốc do thầy thuốc kê đơn phải dùng nhân sâm, mà nhân sâm trị giá hai lạng bạc, nhà nghèo không mua nổi. Lý Phúc thương tình lấy ra hai lượng bạc đưa cho bà lão, để bà mau chóng mua thuốc cứu người.

Khi Lý Phúc trở về nhà, anh thấy cơ thể con trai mình yếu ớt, giống như bị bệnh nặng vừa mới khỏi. Vợ anh kể rằng, con trai bị ốm cách đây không lâu, bệnh tình ngày càng nặng, một đêm nằm mơ thấy người bà đã khuất cho cậu uống một bát canh nhân sâm, sau khi tỉnh dậy thì khỏi bệnh.

Lý Phúc cảm thấy kỳ lạ, trên đường đi anh đã cho tiền bà lão mua thuốc nhân sâm, và con trai anh uống canh nhân sâm trong giấc mơ, đó là một sự trùng hợp kỳ lạ. Anh tính thời gian, đêm con trai anh uống canh nhân sâm trong mơ, hóa ra chính là đem anh cho bà bão tiền thuốc. Anh lại nhìn vào ví, hai mươi lượng bạc còn nguyên không thiếu một xu, thật lạ kỳ.

Chỉ đến lúc đó, anh mới chợt nhận ra rằng, gia đình mà anh gặp trên đường chính là sinh mệnh từ không gian khác huyễn hóa ra để thử thách anh. Ngoài ra, thứ mà sinh mệnh ở không gian khác coi trọng không phải là tiền bạc, mà là lòng tốt của con người. Ai đã thử thánh và và giúp đỡ anh? Lý Phúc cho rằng đây chính là tổ tiên, mẫu thân đã mất hiển linh.

Thực ra, tổ tiên có xuất hiện để giúp Lý Phúc hay không cũng không quan trọng, điều quan trọng là câu chuyện này nói với chúng ta rằng: giúp đỡ người khác là giúp đỡ chính mình. Một sinh mệnh ở không gian khác, cho dù đó là người mẹ đã khuất của Lý Phúc, dẫu muốn giúp đỡ anh thì trước hết phải xem anh có tốt bụng và sẵn sàng giúp đỡ người khác hay không.

Hiện nay, nhiều người thường thắp hương và quỳ lạy với hy vọng được Thần Phật hoặc những sinh mệnh thiện lương ở không gian khác giúp đỡ, nhưng họ không đạt được như mong muốn, rất có thể vì họ chưa thực sự là một người thiện lương.

Thanh Hà
Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Tại sao người Trung Quốc vô cảm, thấy người tai nạn sắp chết mà không cứu?