Biểu tình Hong Kong: Sự bừng tỉnh của giới trẻ và thông điệp 'khẩn cấp' tới toàn thế giới

Giúp NTDVN sửa lỗi

Biểu tình ở Hong Kong năm 2019-2020 không phải sự việc bùng phát một cách nhất thời hay do yếu tố bạo loạn kích động đằng sau giật dây. Từ ngày 9 tháng 6 năm 2019, các cuộc biểu tình ôn hòa của người dân Hong Kong kêu gọi Chính phủ rút lại dự luật dẫn độ đã được tiến hành. Và cho đến ngày 23 tháng 10, sau 4 tháng kiên trì, chính quyền của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã đồng ý rút lại dự luật dẫn độ. Nhưng khi đó, hình thế ở Hong Kong đã hoàn toàn nằm trong một ván cờ khác, khó có thể kiểm soát được theo mong muốn của những người lãnh đạo thân Bắc Kinh.

Trong 4 tháng, từ trạng thái biểu tình ôn hòa, những người đi biểu tình đã liên tục phải hứng chịu sự đàn áp từ phía cảnh sát, phun vòi rồng, đánh đập, bắt giữ tùy tiện người dân, bắn đạn hơi cay, đạn cao su và thậm chí là cả đạn thật với mục đích dập tắt phong trào dân chủ. Số người bị thương, bị bắt, bị mất tích không ngừng tăng lên, cũng có những người đã ngã xuống, nhưng tất cả vẫn không làm nản lòng những người dân quyết tâm lên tiếng cho tự do. Khi cuộc biểu tình kéo dài, các cuộc đụng độ dần leo ​​thang khi cả hai bên ngày càng trở nên bạo lực. Số lượng các cáo buộc về cảnh sát cũng tăng lên, với việc Tổ chức Ân xá Quốc tế cáo buộc cảnh sát đã tra tấn một số tù nhân. Người biểu tình cũng đã chiếm các trường đại học để chặn các đường phố chính. Đỉnh điểm là cuộc bao vây Đại học Trung văn Hương Cảng (CUHK) và Đại học Bách Khoa Hong Kong (PolyU) dẫn đến nhiều thương tích và các vụ bắt giữ hàng loạt.

Biểu tình ở Hong Kong: Vì đâu nên nỗi?

Tại sao người Hong Kong lại phản đối dự luật dẫn độ và kiên trì bảo vệ chính kiến của mình đến như vậy, mặc cho những hành động ngày càng thẳng tay từ phía cảnh sát, mà đằng sau đó là sự cho phép của Bắc Kinh?

Tại sao người Hong Kong lại phản đối dự luật dẫn độ và kiên trì bảo vệ chính kiến của mình đến như vậy? (Getty)
Tại sao người Hong Kong lại phản đối dự luật dẫn độ và kiên trì bảo vệ chính kiến của mình đến như vậy? (Getty)

Năm 1997, Hong Kong được trao trả về cho Trung Quốc theo mô hình “một quốc gia, hai chế độ”, Bắc Kinh đã cam kết quyền tự trị và tự do chính trị cho Hong Kong. Phương Tây đã tin tưởng rằng Hương Cảng sẽ là một cầu nối giữa Trung Quốc và thế giới. Nhưng thay vì tôn trọng lời hứa đó, chính quyền Trung Nam Hải lại dần áp đặt sự kiểm soát không khoan nhượng. Cụ thể là năm 2003, 500.000 người dân Hong Kong đã xuống đường và tổ chức cuộc diễu hành ngày 1/7 (ngày Hong Kong được trao trả về cho Trung Quốc) phản đối chính quyền Hong Kong khăng khăng ban bố Điều khoản 23 của Luật cơ bản. Điều luật này được coi là xâm phạm nhân quyền của người dân Hong Kong, và cuối cùng Bắc Kinh và chính phủ Hong Kong buộc phải rút lại điều luật đó. Tiếp đó năm 2014, Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPCSC) đưa ra quyết định cải cách đề xuất cải cách hệ thống bầu cử Hong Kong. Điều này đã dẫn đến “Phong trào Dù vàng” vào tháng 9 cùng năm, để đòi quyền bầu cử dân chủ về tay người Hong Kong. Tuy nhiên, phong trào này đã thất bại, một trong những người đứng đầu cuộc biểu tình - Hoàng Chi Phong đã bị bắt. Người dân Hong Kong mất đi quyền bầu cử phổ thông thực sự; chỉ một nửa số ghế trong Hội đồng Lập pháp vẫn được bầu trực tiếp và Đặc khu trưởng Hong Kong tiếp tục được bầu bởi Ủy ban bầu cử.

Năm 2014, Phong trào Dù Vàng ở Hong Kong thất bại, người dân nơi đây mất quyền bầu cử thực sự.
Năm 2014, Phong trào Dù Vàng ở Hong Kong thất bại, người dân nơi đây mất quyền bầu cử phổ thông thực sự. (Getty)

Có một sự kiện đặc biệt nữa đáng nói đến ở đây, là một lễ tưởng niệm hàng năm được người dân Hong Kong tổ chức để tưởng nhớ gần 10.000 người Trung Quốc đã chết trong một cuộc đàn áp đẫm máu của ĐCSTQ. Đó chính là sự kiện Thiên An Môn, ngày 4 tháng 6 năm 1989, mà người ta hay gọi là sự kiện “Lục tứ” - một thám sát kinh hoàng mà Trung Quốc mong muốn xóa sạch trong ký ức người dân. Hong Kong là nơi duy nhất thuộc Trung Quốc đã và luôn tưởng niệm công khai sự kiện này. "Trung Quốc muốn xóa sự kiện, cấm sách báo nói đến, nhưng chúng tôi làm cho Thiên An Môn lưu truyền mãi mãi trong lịch sử", một người Hong Kong lên tiếng.

Đó là một bài học đau thương mà người Hong Kong đã khắc ghi trong tâm trí thay những người Trung Quốc. Họ hoàn toàn không muốn số phận mình một ngày nào đó sẽ giống như người dân Đại Lục.

Theo Reuters, đã có hơn 900 cuộc biểu tình và mít tinh trong 6 tháng (2019-2020) của phong trào dân chủ. Những người tham gia ở nhiều độ tuổi và đến từ các tầng lớp khác nhau, có cả những em bé nhỏ tuổi, học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, người lao động và cả người cao tuổi. Trong đó giới trẻ chiếm số đông và là lực lượng chính duy trì sức mạnh tinh thần cho khát vọng tự do của người Hong Kong. Những người trẻ mang trái tim đầy nhiệt huyết và họ thấu hiểu rằng, những điều họ đang đấu tranh không chỉ đơn giản là cho bản thân mà còn cho các thế hệ tương lai. Thậm chí có người đã viết sẵn di chúc cho gia đình, trong những thời khắc nguy hiểm của cuộc bao vây Đại học Bách Khoa Hong Kong (PolyU) từ phía cảnh sát:

Những người trẻ mang trái tim đầy nhiệt huyết và họ thấu hiểu rằng, những điều họ đang đấu tranh không chỉ đơn giản là cho bản thân mà còn cho các thế hệ tương lai.
Những người trẻ mang trái tim đầy nhiệt huyết và họ thấu hiểu rằng, những điều họ đang đấu tranh không chỉ đơn giản là cho bản thân mà còn cho các thế hệ tương lai. (Getty)

Khi ba mẹ thấy bức thư này, có lẽ con đã bị bắt, hoặc đã chết. Con luôn cố gắng hết sức để xứng đáng với kỳ vọng của ba mẹ trong học hành và trong công việc. Nhưng trên tất cả, con muốn trở thành một người có lương tri, không đớn hèn, không sống nhục. Sẽ là nói dối nếu bảo rằng không sợ, nhưng chúng con sẽ không bỏ cuộc…”, một bạn trẻ Hong Kong chia sẻ.

Chiến thuật Tượng thuỷ nhất dạng - “Be water"

Bất chấp những hành động thô bạo từ phía cảnh sát, bất chấp những mất mát và tổn thương phải đối mặt hàng ngày người dân xứ Cảng Thơm vẫn cố gắng duy trì phương thức đấu tranh ôn hòa của mình. Đặc biệt trong khó khăn thì những phẩm chất quý giá lại càng được bộc lộ.

Tuần hành

Tuần hành là cách thức biểu tình ôn hòa nhất có thể thấy ở mọi nơi trên thế giới, khi một số lượng người dân muốn bày tỏ quan điểm cá nhân đến Chính phủ. Cuộc tuần hành đầu tiên được diễn ra vào tháng 6 năm 2019, người dân Hong Kong đã xuống đường, mang theo cờ, biểu ngữ, hô khẩu hiệu hoặc hát vang những bài ca như “Do you hear the people sing” từ Les Misérables hay “Vinh quang cho Hong Kong” (bài hát được cho là quốc ca không chính thức mới của Hong Kong).

Cuộc tuần hành đầu tiên được diễn ra vào tháng 6 năm 2019, người dân Hong Kong đã xuống đường, mang theo cờ, biểu ngữ, hô khẩu hiệu hoặc hát vang những bài ca
Cuộc tuần hành đầu tiên được diễn ra vào tháng 6 năm 2019, người dân Hong Kong đã xuống đường, mang theo cờ, biểu ngữ, hô khẩu hiệu hoặc hát vang những bài ca. (Getty)

Bức tường Lennon

Biểu tượng bức tường Lennon xuất hiện khắp nơi trên toàn lãnh thổ, điển hình là các nút giao thông. Những mẩu giấy đầy màu sắc ghi những thông điệp dân chủ là một cách biểu đạt phi bạo lực khác của người Hong Kong về khát vọng tự do của họ.

Những bức tường như thế này thường xuyên bị cảnh sát gỡ bỏ nhưng nhanh chóng ở những địa điểm khác lại được dựng lên, cho thấy ý chí của người dân không bị lung lay.

Những mẩu giấy đầy màu sắc ghi những thông điệp dân chủ là một cách biểu đạt phi bạo lực khác của người Hong Kong về khát vọng tự do của họ.
Những mẩu giấy đầy màu sắc ghi những thông điệp dân chủ là một cách biểu đạt phi bạo lực khác của người Hong Kong về khát vọng tự do của họ. (Getty)

In thông điệp lên bánh

Trong khi chính quyền Bắc Kinh cảnh báo người biểu tình “đừng có đùa với lửa”, dân chúng Hong Kong kêu gọi nhau “Hãy như nước”.

Theo AP, một số tiệm bánh đã in những khẩu hiệu biểu tình lên mặt bánh trung thu như: “Hãy là nước”, “Người Hong Kong”, “Không rút lui, không phân tán”.

Theo AP, một số tiệm bánh đã in những khẩu hiệu biểu tình lên mặt bánh trung thu như: “Hãy là nước”, “Người Hong Kong”, “Không rút lui, không phân tán”.
Theo AP, một số tiệm bánh đã in những khẩu hiệu biểu tình lên mặt bánh trung thu như: “Hãy là nước”, “Người Hong Kong”, “Không rút lui, không phân tán”. (Ảnh chụp màn hình)

Truyền thông bằng đồ hoạ

Không cần phải đợi đến lúc Hoàng Chi Phong đi vận động nước ngoài, video dài một phút rưỡi “Say No to China Extradition” với hoạt hình trắng đen biểu thị năm yêu cầu của người biểu tình đã được trình chiếu ở nhiều nước qua YouTube. Video này được phụ đề với 20 ngôn ngữ (Pháp, Việt, Ba Lan, Hàn Quốc, Đức, Hà Lan…), theo South China Morning Post.

Vũ khí khác của người biểu tình là những tấm poster. Các poster không chỉ truyền thông điệp mang tính tuyên ngôn. Chúng đôi khi còn hướng dẫn địa điểm biểu tình, hướng dẫn những trang thiết bị cần có cho một địa điểm cụ thể. Trước mỗi cuộc xuống đường, họ in poster đồ họa cung cấp những thông tin căn bản, tùy chỉnh theo từng khu vực và khu công nghiệp.

Poster là một vũ khí truyền thông khác mà người Hong Kong sử dụng để thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình.
Poster là một vũ khí truyền thông khác mà người Hong Kong sử dụng để thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình. (Getty)

Ngồi cầu nguyện, gấp hạc giấy

Người Hong Kong đã tập hợp tại Quảng trường Thời đại và kiên nhẫn ngồi gấp những con hạc giấy nhiều màu sắc, bày tỏ sự thương tiếc cũng như cầu nguyện cho với những người bị bắt, bị thương, tưởng nhớ người đã mất, lên án bạo lực của cảnh sát.

“Chúng tôi hy vọng những người chính nghĩa trên thiên đàng có thể được yên nghỉ”, ban tổ chức phát biểu.

“Chúng tôi hy vọng những người chính nghĩa trên thiên đàng có thể được yên nghỉ”
“Chúng tôi hy vọng những người chính nghĩa trên thiên đàng có thể được yên nghỉ”. (Getty)

Tinh thần đoàn kết

Phong trào biểu tình tại Hong Kong khó có thể nào kéo dài như thời điểm hiện tại, nếu không nhờ sự đoàn kết kiên cường, bền bỉ của người dân. Một bên là cảnh sát được trang bị khiên chắn, súng, đạn hơi cay thậm chí đạn thật… một bên là những người dân thường trong tay chủ yếu chỉ là khẩu trang, ô dù, điện thoại và vật phẩm ít mang tính sát thương.

Những người biểu tình có một mạng lưới liên kết trên Internet rất chặt chẽ, họ luôn sẵn sàng thông báo cho nhau ở mọi nơi, những nơi nào nguy hiểm, nơi nào cần trợ giúp… Họ cũng nhận được rất nhiều sự trợ giúp từ những người không tham gia. Sự kiện nổi bật nhất đó là lời kêu gọi giải phóng những người biểu tình trẻ tuổi từ Đại học Bách Khoa (PolyU), rất nhiều người đã tìm cách giải thoát những người bị mắc kẹt trong trường.

Sinh viên Đại học PolyU của Hong Kong được giải cứu trên một cây cầu.
Sinh viên Đại học PolyU của Hong Kong được giải cứu trên một cây cầu. (getty)

Có một thanh niên trẻ bị mắc kẹt trong PolyU, lúc đến lượt cậu leo dây thoát ra ngoài, cậu sẵn sàng nhường cơ hội đó cho 2 nữ sinh học trung học. “Tôi không hối hận với quyết định của mình. Tôi thấy việc mình làm là đúng đắn”, cậu thanh niên chia sẻ.

Sự đoàn kết của người dân xứ Hương Cảng còn thể hiện qua cuộc bầu cử Hội đồng quận hôm 24/11/2019. Trên các diễn đàn, mọi người kêu gọi nhau trân trọng từng phiếu bầu. Kết quả là, số người đi bầu cử cao kỷ lục, phe dân chủ giành chiến thắng áp đảo.

Văn minh, tình nghĩa

Có rất nhiều hình ảnh đẹp về cách ứng xử văn minh của những người biểu tình Hong Kong. Họ hành xử rất lịch thiệp và hòa bình. Hoàn toàn không có hiện tượng đập phá, hôi của, xả rác thậm chí họ còn ở lại dọn dẹp vào cuối ngày… Báo Slate magazine cho họ là "những người biểu tình lịch sự nhất thế giới".

Sinh viên Hong Kong dọn dẹp vệ sinh sau cuộc biểu tình vào ngày 11 tháng 10 năm 2019.
Sinh viên Hong Kong dọn dẹp vệ sinh sau cuộc biểu tình vào ngày 11 tháng 10 năm 2019. (Getty)

Ngay cả khi có hơn 1 triệu người xuống đường thì họ vẫn nhường đường cho các xe đi qua.

Các cuộc biểu tình tại Hong Kong mặc dù không có người đứng đầu, không có ai lãnh đạo nhưng có tính tổ chức cực kỳ cao. Đây không phải chỉ là những người chỉ có lý tưởng, họ là những người hoạt động chính trị hiểu biết mà hiểu được cách tranh đấu bất bạo động mang đến thắng lợi.

Một nữ sinh viên nói với Libération: “Trung Quốc bắt các khuôn mặt dân chủ để gây tác động đến chúng tôi, nhưng họ không chịu hiểu rằng phong trào không có người cầm đầu và giới trẻ căm ghét chế độ Bắc Kinh”. Một người khác nói thêm: “Chúng tôi không làm gì được trước chế độ Đảng cộng sản Trung Quốc, nhưng ít nhất cũng phải nắm lấy cơ hội cuối cùng này để bảo vệ quyền tự do biểu lộ ý kiến trên đường phố”.

Ngay cả khi có hơn 1 triệu người xuống đường thì họ vẫn nhường đường cho các xe đi qua.
Ngay cả khi có hơn 1 triệu người xuống đường thì họ vẫn nhường đường cho các xe đi qua. (Getty)

Luật an ninh quốc gia Hong Kong: Một “gậy” của ĐCSTQ nhưng không khiến người Hong Kong khuất phục

Khi ĐCSTQ lâm vào khó khăn cả trong lẫn ngoài, nó bất ngờ giáng một đòn nặng nề vào Hong Kong bằng cách ban hành Luật an ninh quốc gia, khiến ngoại giới náo động. Một số nhà phân tích cho rằng, vì ĐCSTQ che giấu dịch bệnh đã khiến tất cả các quốc gia trên thế giới yêu cầu truy cứu trách nhiệm, rơi vào tình trạng cô lập quốc tế chưa từng có. ĐCSTQ tạo ra rắc rối mới ở Hong Kong nhằm uy hiếp xã hội quốc tế, đồng thời chuyển hướng sự chú ý và che đậy cảnh cùng quẫn khi bị các nước truy cứu trách nhiệm.

Đối mặt với sự đàn áp vô lý của ĐCSTQ, người dân Hong Kong không e sợ bạo lực và đe dọa, họ đã xuống đường để chiến đấu một lần nữa. Vào ngày 24/5, hàng chục ngàn người Hong Kong đã diễu hành phản đối dự luật tà ác của ĐCSTQ.

Nhiều người dân Hong Kong nói rằng: "Nếu "Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hong Kong" được thông qua, Hong Kong sẽ trở thành là “một quốc gia, một chế độ”, nền dân chủ và tự do của Hong Kong sẽ chết hoàn toàn, bây giờ không phản kháng thì sau này sẽ không còn cơ hội. Người dân Hong Kong không có đường lui, phản kháng là lối thoát duy nhất."

Nếu "Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hong Kong" được thông qua, Hong Kong sẽ trở thành là “một quốc gia, một chế độ”, nền dân chủ và tự do của Hong Kong sẽ chết hoàn toàn
Nếu "Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hong Kong" được thông qua, Hong Kong sẽ trở thành là “một quốc gia, một chế độ”, nền dân chủ và tự do của Hong Kong sẽ chết hoàn toàn. (Getty)

Và họ đã không đơn độc. Như một động thái bày tỏ sự phản đối với cách làm của Bắc Kinh, Anh quyết định thúc đẩy quyền nhập tịch cho tất cả người dân Hong Kong. Hoa Kỳ đã lên án mạnh mẽ và đưa ra các biện pháp trừng phạt, bao gồm cả việc hủy bỏ dần vị thế đặc biệt của Hong Kong và các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức của ĐCSTQ và Hong Kong. Bà Thái Anh Văn đến thăm nhà sách của người Hong Kong và bày tỏ lo ngại về tình hình thay đổi ở Hong Kong. Bà nói rằng chính phủ Đài Loan sẽ cố gắng hết sức để cung cấp hỗ trợ cho người Hong Kong đến Đài Loan.

Tất cả những sự góp sức này là thành quả hơn 1 năm qua của giới trẻ Hong Kong. Giới trẻ Hong Kong đã cho Bắc Kinh thấy một thực tế rằng, chính quyền này chẳng hiểu gì về họ lẫn khả năng mà họ có. Động lực biểu tình của họ là chân chính, và cách làm của họ thì “thuận theo Đạo". Cuộc biểu tình của họ không chỉ “đẹp” về lý tưởng mà cũng dữ dội về hành động. Và trên hết, không chỉ cho thế giới thấy tinh thần bền bỉ và kiên cường của “thế hệ tương lai" của Hong Kong, mà những người trẻ này còn khiến các quốc gia khác phải bày tỏ lương tri trước tội ác của ĐCSTQ.

Giới trẻ Hong Kong đã cho Bắc Kinh thấy một thực tế rằng, chính quyền này chẳng hiểu gì về họ lẫn khả năng mà họ có. Động lực biểu tình của họ là chân chính, và cách làm của họ thì “thuận theo Đạo".
Giới trẻ Hong Kong đã cho Bắc Kinh thấy một thực tế rằng, chính quyền này chẳng hiểu gì về họ lẫn khả năng mà họ có. Động lực biểu tình của họ là chân chính, và cách làm của họ thì “thuận theo Đạo". (Getty)

Nhiều nơi trên thế giới đang ủng hộ người Hong Kong, khi mà tội ác đang diễn ra hàng ngày thì việc lựa chọn đứng về chính nghĩa, góp một tiếng nói cho sự thật và công lý hay là im lặng, tiếp tục che chắn cho cái ác… sẽ quyết định tương lai của mỗi người hay mỗi quốc gia trong thế giới tự do.

Cánh cửa mới đang dần mở ra, và lịch sử sắp khép lại một chương rất dài đen tối trước những ảnh hưởng của chế độ độc tài toàn trị.

Lựa chọn của mỗi người, sẽ sắp đặt vị trí của người đó trong tương lai.

Từ Tịnh



BÀI CHỌN LỌC

Biểu tình Hong Kong: Sự bừng tỉnh của giới trẻ và thông điệp 'khẩn cấp' tới toàn thế giới