Tại sao chế độ Trung Quốc gặp khó khăn khi tuyển thêm binh sĩ?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sự mở rộng quân sự của chế độ Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương đang trở thành một chủ đề nóng, và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã yêu cầu quân đội chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người đào ngũ ở Trung Quốc. Những lý do đằng sau hiện tượng này là gì, và nó phản ánh điều gì?

Tôi từng làm việc ở cấp cơ sở của các tổ chức chính phủ Trung Quốc và hỗ trợ trong quá trình nhập ngũ. Tôi muốn chia sẻ những gì mình biết về hoạt động né tránh và đào ngũ ở Trung Quốc.

Lý do thứ nhất là “hội chứng hoàng đế nhỏ”: Rất nhiều nam thanh niên từ chối phục vụ trong quân đội vì họ nghĩ rằng việc này quá khó. Theo chính sách một con, nhiều thanh niên Trung Quốc trở nên hư hỏng và không muốn chịu đựng gian khó - hiện tượng này được gọi là “hội chứng hoàng đế nhỏ”.

Một số người trong số họ nhận thấy việc huấn luyện rất khó khăn, và khi họ nghĩ về những ngày khó khăn phía trước, họ sẽ trốn khỏi các trại quân sự bất chấp hậu quả.

Lý do thứ hai là nghĩa vụ gia đình: Nhiều thanh niên không muốn nhập ngũ vì họ đang chuẩn bị tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình. Những thanh niên này thường xuất thân trong các gia đình khá giàu có và có mối quan hệ chính trị.

Lý do thứ ba là ý thức hệ chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Ví dụ, nhiều người đã sống qua thời Cách mạng Văn hóa và không tin tưởng ĐCSTQ, họ tin rằng quân đội chỉ bảo vệ lợi ích của chế độ này.

Các binh sĩ Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) diễu hành (Ảnh của Lam Yik Fei / Getty Images)
Các binh sĩ Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) diễu hành (Ảnh của Lam Yik Fei / Getty Images)

Một số người có thể “không đủ tiêu chuẩn” đối với sự kiểm duyệt chính trị của các cơ quan chức năng. Những người không đủ điều kiện nhập ngũ bao gồm:

  • Những người bất đồng chính kiến ​​hoặc những người chỉ trích thẳng thắn ĐCSTQ;
  • Người biểu tình;
  • Dân oan (những người khiếu nại, khiếu kiện lên chính quyền trung ương ở Bắc Kinh);
  • Các học viên Pháp Luân Công và các thành viên khác của các nhóm tôn giáo bị ĐCSTQ nhắm tới.

Lý do thứ tư là tinh thần xuống thấp: Điều này đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn trong những năm gần đây. Kể từ khi ông Tập Cận Bình nắm quyền trong quân đội, ĐCSTQ đã ban hành các hình phạt nghiêm khắc đối với những người từ chối phục vụ trong quân đội.

Vào ngày 4/4/2021, chính quyền huyện Thuận Sơn, thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, đã đăng thông báo liên quan đến việc xử lý một tân binh từ chối tiếp tục phục vụ trong quân đội.

Theo trang web của chính quyền địa phương, Liu Shuai, người tỉnh Hà Bắc, được nhận vào Đại học Nông nghiệp An Huy năm 2019 và nhập ngũ vào tháng 9 năm 2020. Anh này được chỉ định phục vụ trong một đơn vị quân đội thuộc Quân khu Tân Cương.

Không lâu sau khi nhập ngũ, Liu xin xuất quân. Hai tháng sau, tên của anh ta bị xóa khỏi quân đội. Nhưng điều này đã để lại một “hồ sơ sen” trong lý lịch của anh ấy, với lý do "phản đối nghĩa vụ quân sự". Các phương tiện truyền thông nhà nước đã đăng tải câu chuyện của Liu và gọi anh là một “tấm gương tiêu cực”.

Liu phải đối mặt với 8 hình phạt, trong đó có khoản tiền phạt 46.866 nhân dân tệ (khoảng 7.200 USD). Anh ta bị cấm làm việc cho cơ quan chính phủ hoặc công ty nhà nước, bị cấm đăng ký học lại tại Đại học Nông nghiệp An Huy trong hai năm tới, cấm rời khỏi đất nước trong hai năm tiếp theo và cấm thành lập doanh nghiệp của riêng mình trong ba năm tiếp theo.

Những hình phạt này rất nghiêm khắc, vì chúng đã lấy đi tương lai của chàng trai trẻ Trung Quốc này. Lối thoát duy nhất của anh ấy là rời khỏi đất nước sau hai năm - khi lệnh cấm được dỡ bỏ.

Chủ tịch và lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình ngồi trên một chiếc ô tô mui trần khi chào đón binh lính và những người khác trước Quảng trường Thiên An Môn và Tử Cấm Thành trong cuộc diễu binh vào ngày 3 tháng 9 năm 2015 tại Bắc Kinh, Trung Quốc (Ảnh của Kevin Frayer / Getty Images)
Chủ tịch và lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình ngồi trên một chiếc ô tô mui trần khi chào đón binh lính và những người khác trước Quảng trường Thiên An Môn và Tử Cấm Thành trong cuộc diễu binh vào ngày 3 tháng 9 năm 2015 tại Bắc Kinh, Trung Quốc (Ảnh của Kevin Frayer / Getty Images)

Nhiều cơ quan chính phủ khác nhau đã tuyên truyền rầm rộ câu chuyện này - nhằm cố gắng ngăn chặn nhiều người từ chối hoặc chống lại việc thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nhưng, điều này đã không mang lại kết quả tốt.

Việc những người trẻ tuổi thường xuyên từ chối phục vụ trong quân đội có thể ảnh hưởng đến những người vẫn đang trong thời gian phục vụ, và gây ra một cú sốc cho tinh thần các quân nhân.

Theo trang web Nghĩa vụ Quốc gia của ĐCSTQ, “nam công dân Trung Quốc đủ 18 tuổi tính đến ngày 31 tháng 12 sẽ tự đăng ký theo luật”, và “những người đã đăng ký có thể nhập ngũ trực tuyến để phục vụ tại ngũ”.

Trên thực tế, nam công dân đủ 18 tuổi không thể tự quyết định mình đăng ký hay nhập ngũ, vì họ đã được sắp đặt bởi văn phòng nghĩa vụ quân sự địa phương. Bất kỳ ai từ chối đăng ký hoặc nhập ngũ đều bị coi là vi phạm một vấn đề chính trị nghiêm trọng và bị xem như một kẻ đào ngũ.

Các cơ quan chức năng chắc hẳn đã phải làm rất nhiều “công tác tư tưởng” từ trước, thuyết phục những thanh niên này đăng ký và đe dọa bằng các hình phạt trong trường hợp họ từ chối nhập ngũ.

Ngoài ra còn có những bất công xã hội khác. Cách đây vài năm ở Vân Nam, một quân nhân tại ngũ bị giam giữ; sau đó, anh này đã quay video về việc chính quyền địa phương đã cưỡng chế phá dỡ tài sản của gia đình anh ấy.

Trong những năm qua, hàng triệu người Trung Quốc đã mất nhà cửa do cưỡng chế phá dỡ và buộc di dời làng mạc, thị trấn; khi chính quyền địa phương quyết định thu hồi đất để sử dụng cho mục đích có lợi hơn.

Nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra vì thiếu các quyền và sự bảo vệ dành cho các cựu chiến binh quân đội.

Quân đội của ĐCSTQ đã tham nhũng trong suốt lịch sử của mình, và ông Tập Cận Bình đã không thể giải quyết vấn đề đó kể từ khi ông ấy nắm quyền.

Với tất cả những yếu tố phức tạp này, liệu quân đội của ĐCSTQ có thể thực sự “hành động bất cứ lúc nào” và duy trì “trạng thái sẵn sàng chiến đấu toàn thời gian” như ông Tập đã yêu cầu trong lệnh điều động các lực lượng vũ trang của mình?

Tác giả: Yue Shan là một nhà văn tự do, từng làm việc cho các tổ chức chính phủ của ĐCSTQ và các công ty bất động sản niêm yết của Trung Quốc. Ông hiểu rõ hoạt động bên trong của chế độ này cũng như các mối quan hệ chính trị và kinh doanh của nó; ông chuyên phân tích chính trị Trung Quốc và các xu hướng hiện tại. Ông đã có một thời gian dài đóng góp cho một số hãng truyền thông Trung Quốc có trụ sở tại Hoa Kỳ và Đài Loan.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.

Tâm An



BÀI CHỌN LỌC

Tại sao chế độ Trung Quốc gặp khó khăn khi tuyển thêm binh sĩ?