Phong toả: “Sự trống rỗng vĩ đại" hay cơ hội để Tự nhiên cất tiếng nói?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày càng nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng lệnh phong toả để đối phó với dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán. Trong khi người dân phải đối mặt với sự cô đơn và trống rỗng chưa từng thấy, chúng ta lại có thể chứng kiến thế giới trong dáng vẻ hoàn toàn khác.

Dịch bệnh mang đến cho con người nhiều khó khăn, nhưng dịch bệnh cũng mang đến cho con người nhiều bài học ý nghĩa. Trải qua những ngày tháng tăm tối, con người biết trân quý hơn sự sống, biết trân trọng những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi, và quan trọng nhất là họ quay trở lại với chính mình, làm những việc từ lâu họ không có thời gian thực hiện.

Đối lập với sự hoang mang của con người, khung cảnh tự nhiên, những nơi vốn đông đúc, giờ trở nên vắng lặng và tịch mịch, một sự “trống rỗng vĩ đại” hiếm có. Những nơi ngập tràn khói thải và ô nhiễm như được khoác lên mình một bộ cánh khác. Liệu có phải môi trường và tự nhiên cũng đang gửi thông điệp tới cho con người rằng: chúng tôi muốn quay trở về với nguyên bản của chính mình?

1. Vạn Lý Trường Thành

Vạn Lý Trường Thành từng được xếp vào 1 trong 7 kỳ quan thế giới hiện đại, là tên gọi chung cho nhiều thành lũy kéo dài hàng ngàn cây số từ Đông sang Tây, được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16. Công trình này để bảo vệ Trung Hoa khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ, Đột Quyết, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu. Vạn Lý Trường Thành nổi tiếng nhiều du khách tham quan hiện nay được xây dưới thời nhà Minh từ năm 1368 đến năm 1647. Đây là một trong những biểu tượng của Trung Hoa.

Ngày nay, đây trở thành một trong số những địa điểm du lịch hút khách nhất Trung Quốc. Bạn có thể chứng kiến hình ảnh Vạn Lý Trường Thành đông nghẹt người không còn một khoảng trống. Thành lũy kiên cố này phải gồng mình lên chống đỡ những những hoạt động vui chơi, giải trí của con người.

Tuy nhiên, từ khi Trung Quốc phong tỏa nhiều thành phố vì dịch viêm phổi Vũ Hán, lượng người đến đây giảm đáng kể. Bức ảnh dưới đây cho thấy một du khách Trung Quốc đeo khẩu trang khi cô đến Vạn Lý Trường Thành vào ngày 24/3/2020, và địa điểm du lịch này trở nên rất vắng vẻ.

Bức ảnh dưới đây cho thấy một du khách Trung Quốc đeo khẩu trang khi cô đến Vạn Lý Trường Thành vào ngày 24/3/2020, và địa điểm du lịch này gần như trống không, không một bóng người.
Bức ảnh cho thấy một du khách Trung Quốc đeo khẩu trang khi cô đến Vạn Lý Trường Thành vào ngày 24/3/2020, và địa điểm du lịch này gần như trống không, không một bóng người. (Ảnh: Getty)

Trước đó, từng có cảnh báo rằng Vạn Lý Trường Thành có thể bị biến mất không phải do bị phá huỷ mà là do… nạn trộm gạch. Nhiều phần của công trình cũng bị đổ nát do mưa gió và bão cát. Nhiều kẻ xấu trộm gạch phục vụ cho mục đích xây nhà, nông nghiệp hoặc khắc hình vào gạch sau đó bán cho du khách.

Nay, công trình dài nhất thế giới này phần nào được “giải thoát” khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của con người, nhờ virus Vũ Hán!

Xem thêm:

2. Trung tâm Milan

Milan là một thành phố chính của miền Bắc nước Ý, một trong những đô thị phát triển nhất châu Âu, và là thủ phủ của vùng Lombardia. Trong thời kỳ lãng mạn, Milan đã là một trung tâm văn hóa ở châu Âu, thu hút nhiều nghệ sĩ, nhà soạn nhạc và các nhân vật văn học quan trọng. Với sự ảnh hưởng lớn trong thương mại, công nghiệp, âm nhạc, thể thao, văn học, nghệ thuật và truyền thông đại chúng, Milan trở thành một trong các thành phố toàn cầu.

Milan được mệnh danh là một trong những kinh đô thời trang của thế giới cùng với New York, Paris và Luân Đôn. Các thương hiệu thời trang nổi tiếng ở Milan là Valentino, Gucci, Versace, Prada, Armani và Dolce & Gabbana. Rất nhiều các nhãn hiệu thời trang quốc tế cũng đặt trụ sở chính tại đây. Đây cũng là nơi diễn ra tuần lễ thời trang Milan 2 lần 1 năm.

Khi dịch bệnh ập đến nước Ý, cả đất nước bị phong toả, Milan sầm uất biến mất, nhường chỗ cho một thành phố im lặng đến lạ kỳ.

Khi dịch bệnh ập đến nước Ý, cả đất nước bị phong toả, Milan sầm uất biến mất, nhường chỗ cho một thành phố im lặng đến lạ kỳ.
Khi dịch bệnh ập đến nước Ý, cả đất nước bị phong toả, Milan sầm uất biến mất, nhường chỗ cho một thành phố im lặng đến lạ kỳ. (Ảnh: Getty)

Bức ảnh này chụp vào 8/3/2020, đường phố Via Manzoni tại trung tâm Milan trở nên vắng lặng, sau khi hàng triệu người buộc phải tự cách ly ở miền Bắc nước Ý. Đây là nỗ lực của chính phủ Ý trong việc hạn chế sự lây lan của virus Vũ Hán. 15 triệu người dân ở Bắc Ý trong tình trạng phong tỏa đến hết ngày 3/4, chính phủ đóng cửa trường học, các câu lạc bộ đêm, casino trên khắp cả nước.

Milan lần đầu tiên trong lịch sử có được “kì nghỉ" cho riêng mình. Thành phố này cũng cần một khoảng lặng để “ngẫm nghĩ" về những giá trị văn hóa trong lịch sử đã mai một theo thời gian… Nước Ý của thời kỳ phục hưng huy hoàng dần biến mất, liệu nó có hồi sinh sau trận đại dịch không?

3. Paris cổ kính hoang vu

Ngày 17/3, lệnh phong tỏa toàn bộ nước Pháp được đưa ra. Ngay sau đó thì Paris - Kinh đô ánh sáng, một trong những địa điểm du lịch hot bậc nhất thế giới - bỗng trở nên thật hoang vu.

Lệnh phong tỏa được xem là giải pháp khắc nghiệt nhất trong lịch sử nước Pháp thời hiện đại. Sau khi công bố, mọi công dân sẽ phải ở nguyên tại nhà trong 15 ngày kế tiếp, chỉ được phép ra ngoài nếu có tình huống khẩn cấp - mua sắm nhu yếu phẩm, thuốc men, hoặc đi công tác xa. Bất kỳ ai muốn rời nhà sẽ phải ký và cầm theo một tờ đơn giải thích lý do di chuyển, nếu không sẽ bị phạt tiền.

Vậy là khắp thành phố, cảnh sát phải tiến hành chặn xe và người đi đường, truy xét giấy tờ đi lại của họ.

Ngay sau lệnh phong tỏa thì Paris - Kinh đô ánh sáng, một trong những địa điểm du lịch hot bậc nhất thế giới - bỗng trở nên hoang vu đến lạ kỳ.
Ngay sau lệnh phong tỏa thì Paris - Kinh đô ánh sáng, một trong những địa điểm du lịch hot bậc nhất thế giới - bỗng trở nên hoang vu đến lạ kỳ. (Ảnh: Getty)

Paris nổi tiếng với tháp Eiffel, với dòng sông Seine hiền hoà, với Khải Hoàn Môn, Nhà thờ Đức Bà và hàng loạt những danh lam thắng cảnh. Paris hoa lệ sau bao nhiêu năm cũng trở nên hoang tàn do người vô gia cư, những người Trung Đông di dân; sự phát triển du lịch ồ ạt; nạn trộm cắp, cưỡng bức, tệ nạn gia tăng. Kinh đô thời trang dần đánh mất đi vẻ cổ kính tuyệt đẹp vốn có. Ngày nay đến Paris, người ta chỉ biết lưu luyến vẻ đẹp một thời. Phong tỏa khiến Paris im ắng và hoang vu, phần nào giúp người ta liên tưởng tới một Paris giản dị trong quá khứ. Paris cũng như Milan, cần thời gian để phục hồi sau những tổn thất mà con người đem lại.

Phong tỏa khiến Paris im ắng và hoang vu, phần nào giúp người ta liên tưởng tới một Paris giản dị trong quá khứ.
Phong tỏa khiến Paris im ắng và hoang vu, phần nào giúp người ta liên tưởng tới một Paris giản dị trong quá khứ. (Ảnh: Getty)

4. Venice nước trong xanh kỳ lạ

Cơn bão virus Vũ Hán tràn đến nước Ý, và người dân phải làm quen với cuộc sống chỉ loanh quanh những khoảng không gian gia đình mình. Họ thấy bức bối, tổn thương và hoang mang. Nhưng Venice lại có những thay đổi tích cực. Vốn là địa điểm du lịch nổi tiếng, giờ đây, tàu thuyền và du khách đã không còn đi lại tấp nập trên đường và trên những kênh đào của thành phố.

Không còn làn nước đục ngầu, nước trong những kênh đào Venice bỗng nhiên trong xanh đến mức bạn có thể nhìn thấy những đàn cá lội bên dưới. Những chú thiên nga trắng cũng thong thả thư giãn trên mặt hồ.

Không còn làn nước đục ngầu, nước trong những kênh đào Venice giờ đây trong xanh đến mức bạn có thể nhìn thấy những đàn cá lội bên dưới.
Không còn làn nước đục ngầu, nước trong những kênh đào Venice giờ đây trong xanh đến mức bạn có thể nhìn thấy những đàn cá lội bên dưới. (Ảnh: Getty)

Chính quyền Venice khẳng định tình trạng ô nhiễm không khí đã giảm đi đáng kể. Nguyên nhân xuất phát từ việc ít các phương tiện giao thông, kể cả tàu thuyền trên kênh đào và người dân cũng hạn chế đi lại. Một sự thay đổi chưa từng có ở Venice!

Tự nhiên trao tặng cho con người những vẻ đẹp kỳ vĩ, một môi trường để con người phát triển cuộc sống hoà hợp và cân bằng. Nhưng con người không hiểu mà lạm dụng và gây tổn hại Tự nhiên. Đến thời điểm, Tự nhiên cũng sẽ cất tiếng nói của mình! Đại dịch đến, khi loài người xót xa với những sinh mạng xa rời trần thế, nhưng có mấy ai hiểu Tự nhiên cũng có sinh mạng?

“Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của đất. Con người giản đơn là một sợi tơ trong cái tổ sống đó mà thôi. Điều gì con người làm cho tổ sống đó, tức là làm cho chính mình” - Thủ lĩnh người da đỏ Xiaton.

Khi con người chối bỏ Tự nhiên và những giá trị, cũng là lúc con người đang “tự sát"...

"Chỉ sau khi cái cây cuối cùng bị đốn xuống,
Chỉ sau khi dòng sông cuối cùng bị nhiễm độc,
Chỉ sau khi con cá cuối cùng bị đánh bắt,
Thì chúng ta mới biết rằng chúng ta không thể ăn được tiền".
- Cách ngôn của người Da đỏ Cree -

Trận đại dịch xảy ra không chỉ để con người nhận ra giá trị của sự sống, mà có lẽ còn để Tự nhiên khẳng định giá trị của mình!

Thiên An



BÀI CHỌN LỌC

Phong toả: “Sự trống rỗng vĩ đại" hay cơ hội để Tự nhiên cất tiếng nói?