Sự thật đáng ngạc nhiên về đời sống đế chế La Mã cổ đại (Phần 1)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hãy thử tưởng tượng chúng ta đang quay về quá khứ cách hiện tại khoảng 1200 năm. Giữa khu chợ Trajan một bầu không khí đặc quánh và nồng nặc mùi, những con phố chật hẹp nóng nực và đông đúc binh lính giám sát, thường dân tất tả chạy việc và tầng lớp quý tộc đi dạo trong những chiếc áo choàng đắt tiền. Xung quanh đó, những người bán hàng rong và khách hàng đang tranh cãi và thương lượng giá cả. Giữa những sự hỗn loạn đó, ta vẫn có thể nghe thấy tiếng gầm thét từ Đấu trường La Mã - khi một đấu sĩ gặp phải kết cục thất bại.

Đây chính là khung cảnh thường ngày ở La Mã cổ đại. Có lẽ hầu hết mọi người đều có hiểu biết cơ bản về Đế chế La Mã cổ đại. Nhưng còn nhiều những điều thú vị khác mà không phải ai cũng biết và hãy tìm hiểu sâu hơn về nền văn hóa được cho là khởi nguyên của Thế giới phương Tây.

Đấu sĩ chiến đấu không phải là hình thức giải trí chủ yếu

Đấu sĩ chiến đấu không phải là hình thức giải trí chủ yếu
Đấu sĩ chiến đấu không phải là hình thức giải trí chủ yếu. (Getty)

Hầu hết mọi người khi nghĩ về trò giải trí ở La Mã, sẽ nghĩ tới các đấu sĩ trong Đấu trường La Mã - chiến đấu đến chết vì niềm vui của công chúng. Mặc dù đấu sĩ là một môn thể thao yêu thích của người La Mã, nhưng hóa ra lại không phải là môn phổ biến nhất. Sự tàn bạo cùng với quy mô của những trò giải trí như vậy thật đáng kinh ngạc, nhưng không phải tất cả người dân đều yêu thích nó.

Đua xe ngựa mới là môn thể thao phổ biến nhất vào thời đó. Đấu trường La Mã, nơi diễn ra các trận chiến đấu của các đấu sĩ, có thể chứa khoảng 50.000 người. Tuy nhiên, rạp xiếc Maximus, nơi dành cho đua xe ngựa, có thể chứa tới 250.000 khán giả.

Kỳ vọng cuộc sống của người La Mã

Mặc dù Rome là một thành phố tân tiến nhưng điều đó không có nghĩa là điều kiện y tế của người dân được đảm bảo.
Mặc dù Rome là một thành phố tân tiến nhưng điều đó không có nghĩa là điều kiện y tế của người dân được đảm bảo. (Getty)

Mặc dù Rome là một thành phố tân tiến nhưng điều đó không có nghĩa là điều kiện y tế của người dân được đảm bảo. Điều này đã khiến các nhà sử học tin rằng tuổi thọ ở La Mã cổ đại có lẽ chỉ vào khoảng 25 đến 40 tuổi. Tuy nhiên đây là một quan niệm sai lầm lớn vì đó là tuổi thọ trung bình của dân số, không phải tuổi thọ của cá nhân.

La Mã cổ đại có tỷ lệ tử vong ở trẻ em cực kỳ cao, với một nửa số trẻ em chết trước khi chúng được 10 tuổi. Tuy nhiên, nếu như sống qua được độ tuổi đó, thì họ sẽ sống khá lâu. Một yếu tố khác làm giảm mức trung bình của tuổi thọ là nam giới đi nghĩa vụ quân sự và phụ nữ chết khi sinh con.

Giáng sinh có nguồn gốc ở Saturnalia

Saturnalia là một kỳ nghỉ kéo dài một tuần bắt đầu vào ngày 17 tháng 12. Một vài nghi lễ truyền thống chẳng hạn như trang trí và tặng quà, được cho là nguồn gốc của Giáng sinh thời hiện đại.
Saturnalia là một kỳ nghỉ kéo dài một tuần bắt đầu vào ngày 17 tháng 12. Một vài nghi lễ truyền thống chẳng hạn như trang trí và tặng quà, được cho là nguồn gốc của Giáng sinh thời hiện đại. (Getty)

Saturnalia là một lễ hội ngoại giáo của người La Mã cổ đại để tôn vinh vị thần nông nghiệp Saturnalia vào giữa tháng 12 hàng năm. Saturnalia là một kỳ nghỉ kéo dài một tuần bắt đầu vào ngày 17 tháng 12. Một vài nghi lễ truyền thống chẳng hạn như trang trí và tặng quà, được cho là nguồn gốc của Giáng sinh thời hiện đại. Trong tuần lễ kỷ niệm đó, mọi công việc và các hoạt động thường ngày sẽ dừng lại.

Mọi người sẽ trang trí nhà cửa bằng cây xanh và vòng hoa, thậm chí thay đổi kiểu quần áo họ mặc. Các nô lệ cũng được nghỉ và họ có thể tham gia các lễ hội. Trong một số trường hợp, họ được phép đổi chỗ cho chủ nhân của họ. Về cơ bản, đó là một những bữa tiệc lớn nhất mà Thế giới phương Tây từng được biết đến.

Các Nữ tu Vestal

Các Trinh nữ được lựa chọn bởi thầy tế lễ trong độ tuổi từ 6-10. Họ được yêu cầu phải phục vụ trong 30 năm cũng như giữ sự thanh khiết trong suốt những năm phục vụ.
Các Trinh nữ được lựa chọn bởi thầy tế lễ trong độ tuổi từ 6-10. Họ được yêu cầu phải phục vụ trong 30 năm cũng như giữ sự thanh khiết trong suốt những năm phục vụ. (Getty)

Ở La Mã cổ đại, Vestal Virgins là một thứ bậc của các nữ tư tế của nữ thần đồng trinh lò sưởi La Mã - Vesta. Thông thường có bốn đến sáu nữ tu sĩ cùng làm thành viên toàn thời gian của giáo sĩ. Nhiệm vụ của họ bao gồm chăm sóc ngọn lửa thiêng, chăm sóc các hiện vật thiêng liêng và tổ chức các sự kiện cộng đồng liên quan đến Vesta.

Các Trinh nữ được lựa chọn bởi thầy tế lễ trong độ tuổi từ 6-10. Họ được yêu cầu phải phục vụ trong 30 năm cũng như giữ sự thanh khiết trong suốt những năm phục vụ. Sau 30 tuổi, họ được tự do ra đi, nhưng ít người làm như vậy. Nếu một Trinh nữ Vestal không thực hiện nhiệm vụ của mình, họ sẽ bị trừng phạt và đánh đập. Hơn nữa, những người vi phạm trinh tiết sẽ bị chôn sống hoặc bị chì nóng chảy đổ xuống cổ họng.

Nước tiểu là một hàng hóa cao

Hoàng đế Nero và sau đó là Vespasian, đã thông qua loại thuế được gọi là vectigal hay thuế nước tiểu.
Hoàng đế Nero và sau đó là Vespasian, đã thông qua loại thuế được gọi là vectigal hay thuế nước tiểu. (Getty)

Bị buộc phải trả phí cho phòng tắm công cộng là chưa đủ, người La Mã cổ đại còn bị đánh thuế khi sử dụng các tiện ích công cộng khác.

Đầu tiên là Hoàng đế Nero và sau đó là Vespasian, đã thông qua loại thuế được gọi là vectigal hay thuế nước tiểu. Nước tiểu sẽ không bị thải ra ngoài. Tất cả các bồn tiểu cả công cộng và tư nhân sẽ dẫn đến các hồ bơi, sau đó nó được tái chế và sử dụng cho các mục đích khác nhau.

Hồi đó, nước tiểu rất tốt để làm sạch các tấm da động vật vì nó sẽ giúp loại bỏ các sợi lông trên bề mặt. Ngoài ra, nó được sử dụng để giặt là vì nó là một nguồn amoniac và có thể được sử dụng để tẩy trắng và làm sạch quần áo.

Truyền thuyết về những người sáng lập thành Rome

Theo truyền thuyết Hy Lạp cổ đại, Rome được hai người anh em sinh đôi của á thần là Romulus và Remus thành lập vào ngày 21 tháng 4 năm 753, TCN.
Theo truyền thuyết Hy Lạp cổ đại, Rome được hai người anh em sinh đôi của á thần là Romulus và Remus thành lập vào ngày 21 tháng 4 năm 753, TCN. (Getty)

Theo truyền thuyết Hy Lạp cổ đại, Rome được hai người anh em sinh đôi của á thần là Romulus và Remus thành lập vào ngày 21 tháng 4 năm 753, TCN. Có một giả thuyết cho rằng họ là con của Rhea Silvia và Mars. Khi còn bé, ông nội của họ đã ra lệnh ném hai đứa trẻ xuống sông Tiber. Sau đó họ được cứu bởi một con sói cái và được một người chăn gia súc phát hiện và nuôi dưỡng.

Sau khi lớn lên, các cậu bé đã giết vua Amulius của Alba Longa và được truyền ngôi. Thay vì cùng trị vì, hai người đã chọn lấy vị trí tốt nhất và xây dựng lãnh thổ cho riêng minh. hai anh em tranh cãi về một khu vực, và cuối cùng, Romulus đã giết Remus và đặt tên thành phố mới theo tên mình.

Mặc dù đây chỉ là một huyền thoại, nhưng nó vẫn được nhắc tới cho đến ngày nay.

Máu đấu sĩ rất đặc biệt

vào thế kỷ thứ nhất và thứ sáu, người ta tin rằng việc sử dụng máu hoặc gan của đấu sĩ sẽ thành công trong việc chữa bệnh động kinh.
vào thế kỷ thứ nhất và thứ sáu, người ta tin rằng việc sử dụng máu hoặc gan của đấu sĩ sẽ thành công trong việc chữa bệnh động kinh. (Getty)

Người La Mã cổ đại được biết đến với những ứng dụng kỳ quặc dành cho sức khỏe. Ví dụ như đánh răng bằng nước tiểu hay dùng chung miếng bọt biển trong nhà tắm công cộng...Tuy nhiên, vào thế kỷ thứ nhất và thứ sáu, người ta tin rằng việc sử dụng máu hoặc gan của đấu sĩ sẽ thành công trong việc chữa bệnh động kinh.

Người ta tin rằng máu của một đấu sĩ đã ngã xuống có thể làm sạch linh hồn và đó là điều mà những người mắc chứng động kinh cần để chữa khỏi bệnh của họ. Máu đấu sĩ được lấy ngay sau cái chết của họ và được rao bán trong khi nó vẫn còn ấm.

Nữ thần của Cống

Cloacina hay “Người làm sạch”, được biết đến là cai quản Cloaca Maxima hay “Great Drain” (một trong những hệ thống thoát nước thải sớm nhất trên thế giới), là hệ thống cống chính ở La Mã cổ đại.
Cloacina hay “Người làm sạch”, được biết đến là cai quản Cloaca Maxima hay “Great Drain” (một trong những hệ thống thoát nước thải sớm nhất trên thế giới), là hệ thống cống chính ở La Mã cổ đại. (Getty)

Bạn có tin không, người La Mã cổ đại có một nữ thần Cống thoát nước. Cloacina hay “Người làm sạch”, được biết đến là cai quản Cloaca Maxima hay “Great Drain” (một trong những hệ thống thoát nước thải sớm nhất trên thế giới), là hệ thống cống chính ở La Mã cổ đại.

Theo thời gian, Cloaca còn được coi là người bảo vệ quan hệ tình dục trong hôn nhân, nữ thần của sự nhơ bẩn và là nữ thần trinh tiết. Một ngôi đền được xây dựng để vinh danh bà ngay trên lối vào Cloaca Maxima Sewer và là nơi các nhà sử học tin rằng đã từng có một ngôi đền.

La Mã cổ đại đã phát minh ra trung tâm mua sắm

Có giả thuyết rằng trung tâm mua sắm đầu tiên trên thế giới là chợ Trajan.
Có giả thuyết rằng trung tâm mua sắm đầu tiên trên thế giới là chợ Trajan. (Getty)

Có giả thuyết rằng trung tâm mua sắm đầu tiên trên thế giới là chợ Trajan. Người ta cho rằng Chợ Trajan được xây dựng từ năm 100-110 sau Công nguyên bởi Apollodorus Damascus. Damascus là một kiến trúc sư và là bạn thân của Trajan, người mà Trajan đã giao phó để xây dựng khu chợ. Đó là một khu phức hợp lớn nằm trên Via dei Fori Imperiali, ở đầu đối diện của Đấu trường La Mã.

Khu phức hợp có một khu chợ có mái che, các cửa hàng và thậm chí một khu chung cư dân cư. Theo thời gian, nhiều tòa nhà hơn được xây dựng, thêm nhiều khu dân cư, cửa hàng và cơ sở xã hội hóa. Mặc dù từng là một phần nhộn nhịp của thành phố Rome, bây giờ nó chỉ là một đống đổ nát.

Không tốt khi thuận tay trái !?

Những người thuận tay trái bị coi là kém may mắn hoặc thậm chí xấu xa hơn những người thuận tai phải.
Những người thuận tay trái bị coi là kém may mắn hoặc thậm chí xấu xa hơn những người thuận tai phải. (Getty)

Mặc dù ngày nay việc thuận tay trái là một điều bất tiện hơn là một vấn đề thực tế, nhưng ở La Mã cổ đại, điều đó không phải như vậy. Những người thuận tay trái bị coi là kém may mắn hoặc thậm chí xấu xa hơn những người thuận tai phải. Những người thuận tay trái thường bị người khác nghi ngờ vì bị cho là gian dối.

Mặc dù một số người cho rằng người La Mã thuận tay trái được coi trọng nhưng điều này hoàn toàn không đúng. Thành kiến đối với những người thuận tay trái mạnh mẽ đến mức người La Mã cổ đại phải đeo nhẫn cưới trên ngón thứ ba của bàn tay trái để tránh phạm tội do thuận tay trái.

Có một vị thần cho các vấn đề về ruột của bạn

Theo một số nguồn, Crepitus là vị thần đường ruột của người La Mã. Crepitus thường được gọi tên để giúp làm dễ chịu hơn đường ruột của mọi người. 
Theo một số nguồn, Crepitus là vị thần đường ruột của người La Mã. Crepitus thường được gọi tên để giúp làm dễ chịu hơn đường ruột của mọi người. (Getty)

Người La Mã cổ đại dường như có một vị thần cho mọi thứ, bao gồm cả xì hơi. Theo một số nguồn, Crepitus là vị thần đường ruột của người La Mã. Crepitus thường được gọi tên để giúp làm dễ chịu hơn đường ruột của mọi người.

Nhiều học giả tin rằng Crepitus chưa bao giờ thực sự được tôn thờ theo nghĩa truyền thống. Họ tin rằng Crepitus là phát minh của một nhà văn châm biếm Cơ đốc giáo, người viết về văn hóa La Mã. Tuy nhiên, sự thật rằng có một vị thần tên là Crepitus, vì có nhiều bằng chứng về ông trong nhiều tác phẩm văn học Pháp.

Nơi xảy ra cuộc chiến lâu nhất trong lịch sử

Những cuộc chiến tranh La Mã-Ba Tư đã diễn ra trong khoảng 721 năm và trong suốt thời gian đó, đế chế La Mã vẫn là một biên giới vững chắc. 
Những cuộc chiến tranh La Mã-Ba Tư đã diễn ra trong khoảng 721 năm và trong suốt thời gian đó, đế chế La Mã vẫn là một biên giới vững chắc. (Getty)

Đế chế La Mã là nơi diễn ra cuộc xung đột dài nhất trong lịch sử nhân loại. Những cuộc chiến tranh La Mã-Ba Tư đã diễn ra trong khoảng 721 năm và trong suốt thời gian đó, đế chế La Mã vẫn là một biên giới vững chắc.

Cộng hòa La Mã và Đế chế Parthia bắt đầu gây chiến từ năm 66 TCN. Những cuộc ẩu đả lớn này tiếp tục diễn ra khắp các đế chế Ba Tư La Mã và Sasanian. Chiến tranh quá lâu đã làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên quý giá và dẫn đến nhiều thương vong. Cuối cùng, các cuộc chiến tranh La Mã-Ba Tư đã tàn lụi khi các Cuộc chinh phạt của người Hồi giáo Ả Rập bắt đầu vào khoảng năm 628 SCN.

Ngả ngốn là cách thưởng thức bữa ăn

Người La Mã không thích ăn tại bàn. Họ thích thưởng thức bữa ăn của mình khi nằm xuống và ăn bằng tay.
Người La Mã không thích ăn tại bàn. Họ thích thưởng thức bữa ăn của mình khi nằm xuống và ăn bằng tay. (Getty)

Người La Mã không thích ăn tại bàn. Họ thích thưởng thức bữa ăn của mình khi nằm xuống và ăn bằng tay. Thông thường chỉ những người La Mã giàu có mới thưởng thức bữa ăn của họ trong trạng thái thoải mái như vậy và phần lớn là nam giới.

Phụ nữ không thường được mời đến những bữa tiệc đẹp và ngay cả khi được mời, họ vẫn phải ngồi ăn ngay ngắn. Về sau, phong tục đã thay đổi để cho phép phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu được thưởng thức những bữa ăn sang trọng và đây cũng là cách thể hiện sự giàu có của người La Mã cổ đại.

Người vô thần của thế giới cổ đại

có những người hồi đó sẽ được coi là những người theo đạo Thiên chúa sơ khai. Trớ trêu thay, những người này bị người La Mã cổ đại coi là những người vô thần vì họ không hề tỏ lòng thành kính với bất kỳ vị thần nào.
có những người hồi đó sẽ được coi là những người theo đạo Thiên chúa sơ khai. Trớ trêu thay, những người này bị người La Mã cổ đại coi là những người vô thần vì họ không hề tỏ lòng thành kính với bất kỳ vị thần nào. (Getty)

Cư dân của Đế chế La Mã có nhiều loại thần và nữ thần, nhưng có những người hồi đó sẽ được coi là những người theo đạo Thiên chúa sơ khai. Trớ trêu thay, những người này bị người La Mã cổ đại coi là những người vô thần vì họ không hề tỏ lòng thành kính với bất kỳ vị thần nào.

Nhưng việc họ từ chối thừa nhận các vị thần truyền thống không phải là lý do duy nhất khiến các tín đồ Cơ đốc giáo ban đầu bị coi là người vô thần. Những người theo đạo Cơ đốc này không thực sự thực hành một tôn giáo có tổ chức, không có đền thờ hay lăng tẩm, và không có linh mục. Kết quả là những người này bị xã hội tẩy chay vì những tin đồn thất thiệt liên quan đến cuộc sống bị cho là phù du của họ.

Những người lính phải xứng đáng với giá trị của muối

Từ “lương” có nguồn gốc từ tiếng Latinh “salarium”, từ này liên quan đến từ muối “salis”. Điều này là do thời La Mã cổ đại binh lính được trả giá bằng muối. 
Từ “lương” có nguồn gốc từ tiếng Latinh “salarium”, từ này liên quan đến từ muối “salis”. Điều này là do thời La Mã cổ đại binh lính được trả giá bằng muối. (Getty)

Từ “lương” có nguồn gốc từ tiếng Latinh “salarium”, từ này liên quan đến từ muối “salis”. Điều này là do thời La Mã cổ đại binh lính được trả giá bằng muối.

Không có bằng chứng nào chứng minh đây là sự thực, nhưng vẫn có nhiều học giả tin vào giả thuyết này. Vào thời đó, muối là mặt hàng buôn bán tạo ra lợi nhuận lớn. Vì vậy nhiều người tin rằng nó được dùng thay thế cho tiền tệ cổ đại. Và người ta cũng tin rằng nô lệ được trao đổi bằng muối.

Gladiator Sweat là xu hướng làm đẹp nóng bỏng nhất

Người La Mã cổ đại thậm chí còn thu hoạch mồ hôi của các đấu sĩ! 
Người La Mã cổ đại thậm chí còn thu hoạch mồ hôi của các đấu sĩ! (Getty)

Bạn đã biết rằng nước tiểu được sử dụng để giặt quần áo và máu của đấu sĩ được rao bán, nhưng thực tế, không một chút chất lỏng nào của cơ thể con người bị lãng phí. Người La Mã cổ đại thậm chí còn thu hoạch mồ hôi của các đấu sĩ!

Bên ngoài đấu trường, ta thường thấy người ta bán những lọ mồ hôi của đấu sĩ. Phụ nữ giàu có sẽ mua những lọ này và sử dụng nó như một loại kem dưỡng da mặt. Mồ hôi và bụi bẩn được cạo ra khỏi da của các đấu sĩ nổi tiếng bằng cách sử dụng một công cụ gọi là Strigil. Nhưng không phải ai cũng có thể mua được sản phẩm này, những món đồ này chỉ dành cho phụ nữ có địa vị.

(Còn tiếp)

Thiên Bình
Theo Past Factory



BÀI CHỌN LỌC

Sự thật đáng ngạc nhiên về đời sống đế chế La Mã cổ đại (Phần 1)