Sau những huy chương vàng Trung Quốc: Các vận động viên chịu sự huấn luyện tàn bạo vô nhân tính từ bé

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bảng tổng sắp huy chương Olympic Tokyo 2020, Trung Quốc đạt 38 huy chương vàng, chỉ kém đoàn dẫn đầu là Mỹ 1 huy chương vàng. Chỉ 4 năm trước ở Olympic Rio 2016, Trung Quốc 70 huy chương vàng, xếp thứ 3, và bị Mỹ, nước đứng đầu với 121 huy chương vàng, bỏ xa rất nhiều. Điều gì làm nên 'kỳ tích' của thể thao Trung Quốc?

Có thể thấy Olympic Tokyo là sự vươn lên mạnh mẽ của thể thao Trung Quốc, hầu hết thời gian, họ luôn đứng ở vị trí đứng đầu, và chỉ bị Mỹ bứt phá vươn lên sít sao ở vài ngày cuối cùng. Điều gì đã làm nên ‘kỳ tích’ thể thao của Trung Quốc?

Đó là sự tàn bạo vô nhân tính! Cuối cùng thì mọi người cũng biết những vận động viên đoạt huy chương vàng này ở Trung Quốc được đào tạo như thế nào!

Những hình ảnh trong các video dưới đây đã tiết lộ Trung Quốc đã làm thế nào trở thành cường quốc thể dục dụng cụ.

Đằng sau những tấm huy chương của các vận động viên Trung Quốc
Đằng sau những tấm huy chương của các vận động viên Trung Quốc (Ảnh qua Apollo)

Một số cư dân mạng đã dựng nhóm ảnh này thành video và vạch trần hoạt động huấn luyện tàn bạo và vô nhân đạo của giới thể thao Trung Quốc.

Đoạn video có đoạn: "Để tạo ra các vận động viên Olympic, chính phủ Trung Quốc cam kết đào tạo ngay từ khi còn nhỏ. Nhiều trẻ em được tuyển chọn khi mới 6 tuổi và tham gia các khóa học thể dục dụng cụ trong hơn 9 năm tại các trường thể thao do chính phủ xây dựng".

Những đứa trẻ này bị giam trong các trường thể thao suốt ngày. Chấp nhận sự huấn luyện vô nhân đạo, tàn nhẫn, độc đoán. Hình ảnh cậu bé đang trải qua quá trình rèn luyện sự dẻo dai với sự giúp đỡ của huấn luyện viên, và những giọt nước mắt trên khuôn mặt của cậu ấy thật đau lòng. Đây là loại phương pháp đào tạo nghiêm ngặt để cố gắng vượt qua giới hạn. Đối với trẻ em, nó có nghĩa là phải chịu đựng hết lần này đến lần khác để vượt qua giới hạn.

Huấn luyện viên đứng trên chân cô gái nhỏ để giúp cậu kéo căng cơ, vẻ mặt đau đớn của cô bé khiến mọi người cảm thấy cô bé đã phải chịu đựng đến nhường nào. Nhưng dù đau đớn đến mấy thì chúng vẫn phải kiên trì.

Cô bé này đang tập eo. Trong quá trình đào tạo, các vết thương đầy mình các em nhỏ. Các vết phồng rộp trên bàn tay, và các vết chai tay là chuyện thường thấy. Hầu như không có quần hay tất của ai là không bị sờn.

Huấn luyện viên thường dùng câu nói: “mười phút trên sàn thi đấu là 10 năm công sức” để dạy các bé. Tuy nhiên sự thật là không phải ai cũng có cơ hội nổi bật, chỉ những người thể hiện tốt mới có cơ hội được chọn vào vòng đội tuyển quốc gia. Và 80% còn lại chỉ có thể lặng lẽ rút lui khỏi các đấu trường.

Ngoài thể dục dụng cụ, cử tạ của Trung Quốc cũng nổi tiếng trên thế giới, đặc biệt là cử tạ nữ, bộ môn thống trị các sự kiện thể thao lớn. Mặc dù những đứa trẻ này đã nghiến răng và nuốt nỗi đau luyện tập, nhưng cuối cùng có rất ít người thực sự có thể thi đấu và thậm chí giành được huy chương vàng. Một huấn luyện viên cử tạ cho biết có khoảng 10.000 vận động viên đang tham gia đào tạo cử tạ chuyên nghiệp trên cả nước. Nếu tính số vận động viên ở các trường thể thao nghiệp dư, có lẽ lên tới gần 20.000 người.

Cử tạ là môn thể thao có tính cạnh tranh cao, luyện tập cử tạ thường phải chịu nhiều khổ cực hơn các vận động viên khác, do cơ thể thường xuyên bị chấn thương nên có nhiều người bị dị tật. Các vận động viên đã nghỉ hưu có thể nhận được khoản phí hưu trí khoảng 10.000 nhân dân tệ (khoảng 35 triệu đồng) một năm, nhưng điều này rõ ràng là không đủ. Do tập trung vào luyện tập mà việc học hành của các bé đã bị bỏ qua. Thế nên, sau khi giải nghệ, nhiều vận động viên phải bán huy chương để sống chật vật, vì có vô số người bị thương trong quá trình luyện tập.

VĐV TQ Trương Thượng Vũ
VĐV TQ Trương Thượng Vũ, Huy chương vàng thể dục dụng cụ, hiện phải đi ăn xin (Ảnh chụp màn hình)

Gần đây, bức ảnh của Trương Thượng Vũ, một cựu vô địch thể dục dụng cụ Trung Quốc được lan truyền sôi nổi trên mạng. Bức ảnh cho thấy, anh mặc đồng phục thể thao của đội tuyển quốc gia Trung Quốc, tay cầm một tấm biển có tên mình và đang ăn xin trong một toa tàu điện ngầm. Năm 2001, anh đã giành chức vô địch thể dục dụng cụ vòng treo của Đại hội Thể thao Sinh viên Thế giới lần thứ 21 tại Bắc Kinh và chức vô địch đồng đội thể dục dụng cụ nam. Tháng 6/2005, anh giải nghệ do đứt gân gót chân. Sau khi giải nghệ, vì không có nguồn thu nhập ổn định, anh từng ba lần bị bỏ tù vì tội ăn cắp, từng biểu diễn xiếc nghệ thuật đường phố ở Thiên Tân, Bắc Kinh v.v. để kiếm sống, và phải bán huy chương vàng, đến khi không còn cách nào sổng nổi, anh phải đi ăn xin.

Khi một chế độ không coi con người là con người thì họ sẽ dùng mọi cách để đạt được mục đích của mình, thập chí chà đạp phẩm hạnh, hành hạ thể xác và tinh thần, và cuối cùng vứt bỏ như miếng giẻ rách.

Thanh Hà



BÀI CHỌN LỌC

Sau những huy chương vàng Trung Quốc: Các vận động viên chịu sự huấn luyện tàn bạo vô nhân tính từ bé