Sau 800 năm, Ngôi sao Bethlehem lại xuất hiện. Thiên tượng đang biến hóa?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một trong những hình tượng được trang trí nhiều nhất trong mùa Giáng sinh là các ngôi sao, và mùa Giáng sinh cũng còn được gọi là “mùa sao sáng”. Có một ngôi sao lớn nhất, rực rỡ nhất luôn được những người tôn kính Chúa Giêsu đặt trên ngọn của cây thông Noel, trên đỉnh Nhà thờ giữa bầu trời đầy tuyết trắng, ánh sáng từ các ngôi sao tỏa xuống như ban phước lành cho mọi người. Đó chính là hình ảnh của ngôi sao Giáng sinh, hay còn gọi là ngôi sao Bethlehem.

Vậy những ngôi sao đó xuất xứ từ đâu và nó mang trong mình thông điệp gì?

Bí ẩn về ngôi sao Bethlehem

Truyền thuyết kể rằng, khi Chúa Jesus giáng sinh, dưới thời vua Herod, có 3 nhà thông thái từ phương Đông đi sang Jerusalem gặp Herod và hỏi nhà vua: “Xin Ngài cho biết vua của người Do Thái (tức là Jesus) được sinh ra ở đâu? Chúng tôi đã nhìn thấy ngôi sao sáng của nhà vua ấy xuất hiện ở phương Đông nến muốn đến đó để tôn vinh nhà vua”. Vua Herod và mọi người trong thành Jerusalem lúc ấy đã rất ngạc nhiên và bối rối trước câu hỏi của các nhà thông thái. Herod đã triệu tập tất cả các thầy tu và các nhà thông thái trong thành Jerusalem, yêu cầu họ dự đoán nơi mà Jesus sẽ được sinh ra. Họ bảo cho Herod biết rằng, theo dự đoán của một nhà tiên tri thì Jesus sẽ giáng sinh tại Bethlehem, thuộc nước Do Thái (nước Israel ngày nay). Thế là Herod chỉ đường cho 3 nhà thông thái đến Bethlehem để tìm hài nhi vừa giáng sinh, và dặn rằng khi tìm được thì báo cho Herod để ông cùng đến tôn vinh Jesus. Sau đó, 3 nhà thông thái lên đường, đi theo hướng của ngôi sao sáng mà họ đã nhìn thấy. Ngôi sao ấy luôn ở phía trước họ, dẫn đường cho họ đến Bethlehem và cuối cùng ngôi sao dừng lại ngay đúng ở nơi mà Jesus đã giáng sinh. Vì vậy, trong tất cả bức tranh về đề tài Chúa giáng sinh, trên nền bầu trời bao giờ cũng có một ngôi sao sáng rực rỡ.

Vậy Ngôi sao Bethlehem thực chất là gì? Suốt nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã cố tìm cách lý giải sự xuất hiện của ngôi sao này. Nhiều giả thiết đã được đưa ra. Gần đây nhất, Nibel Henbest, một nhà khoa học người Anh đã dựa vào sự chuyển động của quỹ đạo trong Thái dương hệ để giải tỏa câu hỏi tại sao nhà vua Herod không hề biết đến sự xuất hiện của ngôi sao ấy cho đến khi 3 nhà thông thái nói với ông về nó; tại sao chỉ có 3 nhà thông thái nhìn thấy ngôi sao đó, trong khi lịch sử thiên văn không ghi nhận được; và tại sao khi 3 nhà thông thái đã chỉ ra ngôi sao ấy, thì vua Herod cũng như tất cả mọi người trong thành Jerusalem lúc đó đều có thể nhận ra ngôi sao ấy trên bầu trời. Như vậy, có thể giả thiết rằng ngôi sao Giáng sinh là một cái gì đó rất bình thường trên bầu trời đêm nên mọi người không chú ý đến, nhưng khi được chỉ ra thì người ta mới chú ý đến sự đặc biệt của nó. Vậy, có hiện tượng gì đặc biệt xảy ra trong một đêm bình thường vào khoảng năm 3 hoặc 2 trước Công nguyên không?

Theo Nibel thì vào năm 1604, nhà toán học Johannes Kepler đã tính được vị trí các hành tinh vào thời Chúa giáng sinh, cũng tìm được sự giao hội đặc biệt của các chòm sao trong nhóm Song Ngư vào năm thứ 7 trước công nguyên. Có nghĩa là, sao Mộc và sao Hỏa, biểu tượng của người Do Thái gặp nhau trên bầu trời nhưng vẫn cách nhau một khoảng gần bằng đường kính của mặt trăng. Vài năm sau đó một sự hội ngộ khác lại diễn ra vào tháng 08 năm 03 trước công nguyên, Mộc tinh tiến gần sao Vệ Nữ - một ngôi sao rất sáng. Ngày 17 tháng 6 năm 2 TCN, sao Mộc, sao Kim và sao Regulus cùng tiến đến giao hội. Quan sát từ Trái đất, ta thấy ba ngôi sao này chồng chập lên nhau, độ sáng của chúng tăng cường cho nhau tạo nên một ngôi sao sáng chói trên bầu trời đêm, về phía Đông nếu nhìn từ Babylon (nơi 3 nhà thông thái khởi hành) và về phía Nam nếu nhìn từ Jerusalem. Do đó, khi các nhà thông thái đi theo hướng Nam từ Jerusalem (sau khi gặp vua Herod) đến Bethlehem, ngôi sao này luôn ở phía trước họ như kinh Thánh mô tả. Ngày 25 tháng 12 năm 2 TCN, khi các nhà thông thái đến thị trấn nhỏ Bethlehem, họ nhìn thấy ngôi sao ấy ngự ngay trên bầu trời nơi ấy, nơi mà Đấng cứu tinh đã giáng sinh.

Ngoài ý nghĩa khoa học kể trên, ngôi sao Bethlehem còn có một ý nghĩa tâm linh vô cùng quan trọng đối với những người công giáo. Đó là ngôi sao dẫn lối chỉ đường cho họ đến với Đức Chúa. Người theo đạo Kitô tin rằng ngôi sao đó cũng chính là Chúa Giêsu và ánh sáng ngôi sao của Chúa sẽ xóa tan bóng tối đêm đông lạnh giá, thắp lên một mùa xuân mới ấm áp và hạnh phúc cho muôn dân.

ngôi sao Bethlehem còn có một ý nghĩa tâm linh vô cùng quan trọng đối với những người công giáo. Đó là ngôi sao dẫn lối chỉ đường cho họ đến với Đức Chúa. (Nguồn pixabay)
Ngôi sao Bethlehem còn có một ý nghĩa tâm linh vô cùng quan trọng đối với những người công giáo, đó là ngôi sao dẫn lối chỉ đường cho họ đến với Đức Chúa. (Nguồn pixabay)

Sao Mộc và Sao Thổ sắp xếp để tạo ra 'Ngôi sao Bethlehem' lần đầu tiên sau 800 năm. Thiên tượng đang biến hóa?

Vào ngày 21 tháng 12 năm nay, bầu trời đêm sẽ sáng lên với sự sắp xếp thẳng hàng của Sao Mộc và Sao Thổ ( lần gần đây nhất hiện tường này xuất hiện là từ đầu thế kỷ 13). Các báo cáo khẳng định sự kết hợp này là cơ hội hiếm hoi để chúng ta có thể được chiêm ngưỡng Ngôi sao của Bethlehem trên bầu trời.

Sau 800 năm, lần đầu tiên một sự thẳng hàng hiếm có của thiên thể sẽ tái hiện trên bầu trời, và bạn có thể nhìn thấy ở bất kỳ đâu trên trái đất nơi bầu trời quang đãng.

Về mặt ý nghĩa. Sao Mộc – Jupiter – được đặt theo tên của vị thần vĩ đại nhất trong thần thoại La Mã, là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời (đường kính gấp 11 lần và khối lượng gấp 300 lần Trái đất), và sao Mộc được xem là vua của các hành tinh. Sao Kim – Venus – được đặt theo tên Nữ thần sắc đẹp trong thần thoại Hy Lạp, là hành tinh sáng nhất trên bầu trời đêm. Sao Regulus là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Sư tử được đặt theo chữ “regal”, nghĩa là (thuộc) đế vương, vua chúa; và sao Regulus được xem là vua của các vì sao. Do đó, sự hội ngộ của các ngôi sao này vào đúng thời điểm năm mới của người Do Thái (khoảng tháng 8, 9 Dương lịch) có thể coi là “sứ giả” báo tin tốt lành về một vị vua sắp chào đời – Jesus.

Ngày 14 tháng 9 năm 3 TCN, sao Mộc tiến đến giao hội với sao Regulus lần thứ nhất, chạy ngang qua nó, dừng lại, chạy ngược trở lại giao hội với sao Regulus lần thứ hai vào ngày 17 tháng 2 năm 2 TCN, sau đó lại dừng lại, chạy ngược trở lại và giao hội với sao Regulus lần thứ ba vào ngày 8 tháng 5 năm 2 TCN. Chuyển động như vậy được gọi là chuyển động giật lùi của các hành tinh. Nguyên nhân là do ta quan sát sao Mộc từ Trái đất, mà Trái đất thì ở quỹ đạo gần Mặt trời hơn và chuyển động nhanh hơn sao Mộc. Điều này cũng giống như khi bạn chạy xe trên đường và vượt qua một chiếc xe khác chạy chậm hơn. Ban đầu, bạn nhìn thấy chiếc xe ấy chuyển động về phía bạn, rồi dừng lại (biểu kiến) khi chiếc xe ấy ngang bằng với bạn và cuối cùng chuyển động ra xa bạn khi bạn đã vượt qua nó. Như vậy, bạn có cảm giác rằng chiếc xe ấy chuyển động giật lùi (ban đầu chạy đến bạn, dừng lại và cuối cùng chạy ra xa bạn). Như vậy, nhìn từ Trái đất, ta thấy giống như sao Mộc (vua của các hành tinh) đang “khiêu vũ” với sao Regulus (vua của các vì sao) - một biểu tượng của sự đăng quang.

Một trong những hình tượng được trang trí nhiều nhất trong mùa Giáng sinh là các ngôi sao, và mùa Giáng sinh cũng còn được gọi là “mùa sao sáng”. (Ảnh của EMMANUEL DUNAND / AFP qua Getty Images)
Một trong những hình tượng được trang trí nhiều nhất trong mùa Giáng sinh là các ngôi sao, và mùa Giáng sinh cũng còn được gọi là “mùa sao sáng”. (Ảnh của EMMANUEL DUNAND / AFP qua Getty Images)

Có nghĩa là, sự xuất hiện của sao Bethlehem là ứng với sự đăng quang, sự xuất hiện của một vị thần hạ thế độ nhân, điều này hoàn toàn trùng khớp với các dự ngôn của các nhà tiên tri lớn trên thế giới và của Phật Thích Ca Mâu Ni: cuối thời kỳ mạt kiếp sẽ có Sáng thế chủ hạ thế độ nhân. Thời điểm chúng ta đang đứng ngày hôm nay trong dòng chảy dài của lịch sử, là thời kỳ mạt kiếp, thời kỳ mà đạo đức nhân loại đang trượt dốc hàng ngày. Trong quá khứ, thời điểm mà đạo đức con người không thể vãn hồi cũng là lúc đại kiếp nạn sẽ xảy đến và hủy đi toàn bộ nền văn minh. Với những gì chúng ta đang được chứng kiến: cuộc bầu cử gian lận đang thách thức ngọn hải đăng cuối cùng của thế giới trước sự tấn công ồ ạt của ma quỷ nhằm hủy đi chính tín của con người; sự xuất hiện của một loại virus có thể giết người hàng loạt; có phải các mảnh ghép đang được khớp lại với nhau thành 1 bức tranh hoàn chỉnh về một thời kỳ mà nhân loại phải đưa ra lựa chọn: một là đứng về phía chính nghĩa để được đắc cứu, hai là bàng quang trước cái ác và mất đi cơ hội cuối cùng này? Câu trả lời có lẽ chúng ta sẽ biết chỉ trong một thời gian ngắn sắp tới đây thôi. Còn thời điểm hiện tại, bạn hãy lắng nghe, câu trả lời đang nằm ở ngay nơi trái tim của bạn, chỉ cần hướng vào trái tim của mình, bạn sẽ tìm thấy nó!

Một mùa Giáng sinh lại về...

Mộc Trà
Nguồn:

https://theconversation.com/can-astronomy-explain-the-biblical-star-of-bethlehem-35126

https://www.wbtv.com/2020/12/20/are-we-about-witness-star-bethlehem-this-christmas-week/

https://bethlehemstar.com/



BÀI CHỌN LỌC

Sau 800 năm, Ngôi sao Bethlehem lại xuất hiện. Thiên tượng đang biến hóa?