'Quốc gia nguy hiểm nhất' đối với một Cơ đốc nhân: Triều Tiên và cuộc chiến chống lại đức tin

Giúp NTDVN sửa lỗi

“Vương quốc ẩn dật” Triều Tiên đã cố tình đặt mình vào thế cô lập, khiến các xã hội tự do khác khó có thể biết được những gì đang xảy ra bên trong quốc gia bí mật nằm ở bờ biển phía đông của Trung Quốc này.

Thông qua lời kể của những người đào tẩu và những người có đức tin bị đàn áp, thế giới mới có được cái nhìn thoáng qua về nội tình của một quốc gia bị cai trị bởi một chế độ độc tài tàn bạo.

Ủy ban Trung ương [Đảng Lao động Triều Tiên] nói rằng Cơ đốc giáo giống như thuốc phiện hoặc ma túy và đã trừng phạt nghiêm khắc [những người theo đạo Cơ đốc]. Hiện giờ Pháp Luân Công đã có mặt ở Triều Tiên, mọi người đang theo dõi chặt chẽ để xem các nhà chức trách sẽ phản ứng như thế nào.

- Nguồn giấu tên nói với Đài Á châu Tự do -

Bắt bớ những người theo đạo Thiên chúa

Theo Open Doors, một tổ chức ủng hộ các Cơ đốc nhân bị đàn áp, Triều Tiên được xếp hạng số một trên thế giới về việc đàn áp Cơ đốc nhân. Trong một cuộc phỏng vấn với một nhân viên của Open Door, tổ chức này đã gọi Triều Tiên là “quốc gia nguy hiểm nhất trên thế giới đối với người theo đạo Thiên Chúa”.

Theo ước tính, trong số khoảng 400.000 Cơ đốc nhân ở nước này, 50.000 đến 70.000 người trong số họ đang bị giam giữ trong các nhà tù và trại lao động, báo cáo cho biết.

Một nghiên cứu chi tiết khác vào năm 2020 (pdf) của Sáng kiến ​​Tương lai Hàn Quốc (KFI), một tổ chức phi lợi nhuận chuyên báo cáo về các vi phạm nhân quyền ở Triều Tiên, đã ghi lại nhiều trường hợp của các tín đồ Cơ đốc giáo bị bức hại khủng khiếp trong khi bị giam giữ hoặc bỏ tù trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến 2019.

Epoch Times Photo
Người Triều Tiên theo đạo Thiên chúa đang hát thánh ca trong nhà thờ đã xây xong một nửa của họ ở thị trấn Yanji thuộc tỉnh Tự trị Triều Tiên Yanbian ở biên giới Trung Quốc/Triều Tiên vào ngày 13 tháng 10 năm 2006. (Peter Parks / AFP qua Getty Images)

Báo cáo của KFI, “Bức hại Đức tin: Ghi lại các vi phạm tự do tôn giáo ở Triều Tiên”, dựa trên 117 cuộc phỏng vấn với những người sống sót, nhân chứng và thủ phạm. Cuộc điều tra cũng đã xác định được 273 nạn nhân nằm trong độ tuổi từ 3 đến 80, trong đó có 215 người theo đạo Thiên chúa.

Những người bị giam giữ thường phải đối mặt với “bạo lực tàn khốc” như một hình thức trừng phạt vì họ “dám” thực hành đức tin của mình. Ngoài tấn công thể xác và tình dục, các phương pháp tra tấn thông thường khác bao gồm: không cho ăn và cấm ngủ, bị trói, bị đánh đập trong khi bị treo trên các thanh thép, bị bắt thực hiện "nhảy ngồi xổm", bị đổ dung dịch bột ớt đỏ vào lỗ mũi, bị ép ăn "thực phẩm ô nhiễm", và bị buộc phải chứng kiến ​​việc hành quyết những người bị giam giữ khác.

Một tín đồ Cơ đốc giáo, người bị giam giữ tại Trung tâm giam giữ trước khi xét xử của Bộ An ninh Nhà nước (MSS) tỉnh Bắc Pyongan, kể lại rằng “những người đàn ông bị đánh như chó” và họ “hét lên như điên” do quá đau đớn.

“Mặc dù phụ nữ ít bị đánh hơn, nhưng tôi cũng bị đánh vào mặt, rách da và chảy máu rất nhiều”, người phụ nữ nói với KFI.

Báo cáo lưu ý rằng phụ nữ và trẻ em gái chiếm gần “60% số nạn nhân được ghi nhận” và xác nhận 32 vụ cưỡng bức phá thai và bạo lực tình dục.

Trích dẫn một sự việc, một người bị bắt kể lại rằng một phụ nữ mang thai đã sinh ra một đứa trẻ còn sống sau khi bị ép phá thai, nhưng các quan chức MSS tại trại giam tỉnh Bắc Hamgyong đã làm chết ngạt đứa trẻ bằng cách sử dụng một chiếc túi nhựa. Báo cáo cho biết xác chết của trẻ sơ sinh bị phá thai thường được cất giữ trong một gian phòng chuyên để dụng cụ bảo dưỡng trước khi được mang đi chôn cất. Sau khi bị cưỡng bức phá thai, những người phụ nữ này không được nghỉ ngơi và buộc phải tiếp tục công việc lao động vào ngày hôm sau.

Bạo lực tình dục cũng là một phương pháp tra tấn thường được sử dụng. Báo cáo nêu rõ rằng những nữ tù nhân bị giam giữ thường bị gọi là "chó cái" và buộc phải trải qua "khám xét khỏa thân xâm lấn âm đạo và hậu môn”, ngay cả những bé gái chỉ mới 3 tuổi cũng không thoát khỏi thủ tục khám xét nhục nhã này.

Epoch Times Photo
Một người đàn ông đi ngang qua một nhà thờ Cơ đốc giáo ở thị trấn Yanji thuộc tỉnh Tự trị Triều Tiên Yanbian nằm ở biên giới Trung Quốc/Bắc Triều Tiên, vào ngày 13 tháng 10 năm 2006. (Peter Parks / AFP qua Getty Images)

Thông thường, các tín đồ tôn giáo và các thành viên gia đình của họ sẽ bị kết án cùng nhau vào các “trại tù chính trị” sau khi một người bị phát hiện đang thực hành đức tin hoặc sở hữu các vật phẩm tôn giáo. Báo cáo cho biết rằng các án tù này thường là án chung thân.

Trong một trường hợp, cha mẹ của một người lính đã bị hành quyết vì tội “buôn lậu” một cuốn Kinh thánh từ Trung Quốc vào Triều Tiên. Người lính này đã bị báo cáo với Bộ Chỉ huy An ninh Biên phòng và sau đó bị đưa vào trại tù chính trị cùng với các thành viên còn lại trong gia đình.

Đàn áp Pháp Luân Công

Triều Tiên, giống như nước láng giềng Trung Quốc, cũng tham gia vào việc đàn áp Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần dựa trên các nguyên lý Chân, Thiện và Nhẫn.

Mặc dù môn tu luyện ôn hòa này đã phát triển rất mạnh mẽ trên toàn thế giới, với hơn 100 triệu người công khai tập luyện năm bài công pháp nhẹ nhàng của nó, nhưng chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc lại bức hại dã man các học viên Pháp Luân Công kể từ tháng 7/1999. Tính đến nay, cuộc đàn áp vô nhân tính này đã kéo dài 21 năm, với hàng chục nghìn học viên bị giam giữ, tra tấn và giết chết.

Epoch Times Photo
Các học viên Pháp Luân Công tập bài công pháp thứ năm tại Công viên Trung tâm ở Manhattan, vào ngày 10 tháng 5 năm 2014. (Dai Bing / The Epoch Times)

Vào năm 2019, Đài Á Châu Tự do (RFA) đưa tin rằng chính quyền Bình Nhưỡng đã bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công sau khi nhận thấy số người theo tập môn này đang gia tăng nhanh chóng.

“Các cơ quan tư pháp đang gặp khó khăn vì sự truyền bá Pháp Luân Công trong người dân Bình Nhưỡng đã vượt quá dự đoán của họ”, một nguồn tin nói với RFA, đồng thời cho biết thêm rằng cảnh sát đã ra thông báo yêu cầu những công dân đang tập Pháp Luân Công phải tự nguyện báo cáo với chính quyền nếu không sẽ gặp rủi ro bị “trừng phạt nghiêm khắc” nếu bị bắt.

Tuy nhiên, thay vì ngăn cản mọi người tu luyện Pháp Luân Công, cuộc đàn áp lại khơi dậy sự tò mò của người dân. Ngày càng có nhiều người quan tâm đến môn tập, thậm chí cả các quan chức chính phủ cấp cao và gia đình của họ.

Báo cáo của RFA cũng cho biết 100 học viên Pháp Luân Công tại Bình Nhưỡng đã bị bắt trong đợt trấn áp đầu tiên, và nhiều người trong số đó sẽ bị “kết án lao động khổ sai hoặc cải tạo tùy theo mức độ tội ác của họ”.

Một nguồn tin khác đã so sánh việc đàn áp Pháp Luân Công của Triều Tiên với “một cuộc chiến chống tôn giáo”.

“Ủy ban Trung ương [Đảng Lao động Triều Tiên] nói rằng Cơ đốc giáo giống như thuốc phiện hoặc ma túy và đã trừng phạt nghiêm khắc [những người theo đạo Cơ đốc]. Hiện giờ Pháp Luân Công đã có mặt ở Triều Tiên, mọi người đang theo dõi chặt chẽ để xem các nhà chức trách sẽ phản ứng như thế nào”, nguồn tin thứ hai cho biết.

Thanh Hương

Theo Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

'Quốc gia nguy hiểm nhất' đối với một Cơ đốc nhân: Triều Tiên và cuộc chiến chống lại đức tin