Phóng viên theo chân lính Mỹ ra chiến trường: Quân đội Trung Quốc không phải là đối thủ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đảng Cộng sản Trung Quốc gần đây đã mài gươm và có ý định phô trương sức mạnh của mình. Nhưng sức mạnh thật sự của quân đội nước này vẫn là một ẩn số. Theo một bài báo xuất bản vào năm 2010 của hai phóng viên Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc vẫn còn một quãng đường rất dài để bắt kịp Mỹ.

Bài báo “Theo chân lính Mỹ ra chiến trường” ghi lại kinh nghiệm chiến đấu trong vòng 18 ngày và kiến ​​thức mà hai phóng viên (Qiu Yongzheng và Hao Zhou) của Thời báo Hoàn Cầu thu được tại Afghanistan, sau khi theo chân Sư đoàn đổ bộ đường không 101 của Mỹ ra chiến trường vào tháng 9/2010.

Để có được cơ hội này, trước đó một vài tháng, họ đã nộp đơn lên NATO và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ để yêu cầu được tham gia cùng với quân đội.

Nội dung bài viết như sau:

Khi căn cứ Nolan, nơi phóng viên đóng quân trong Đại đội 1 Tiểu đoàn A bị quân Taliban tấn công, một lính Mỹ lập tức mang theo chiếc hộp và một máy tính xách tay lao ra khỏi phòng tác chiến của đại đội, sau đó, anh lấy ra một máy bay không người lái mini, lắp cánh, gắn camera, và kiểm tra thêm một lượt thông qua sổ ghi chép, chỉ mất hai phút từ lúc lấy phương tiện bay ra và ném nó lên không trung, người lính gần như không mắc bất kỳ lỗi nhỏ nào, mọi thứ đều rất hoàn hảo.

Đây là máy bay trinh sát viễn thám ném bom AeroVironment RQ-11 Raven, là trang bị tiêu chuẩn cho đơn vị tác chiến cấp trung đội của quân đội Mỹ.
Đây là máy bay trinh sát viễn thám ném bom AeroVironment RQ-11 Raven, là trang bị tiêu chuẩn cho đơn vị tác chiến cấp trung đội của quân đội Mỹ. (Wikimedia Commons)

Đây là máy bay trinh sát viễn thám ném bom AeroVironment RQ-11 Raven, là trang bị tiêu chuẩn cho đơn vị tác chiến cấp trung đội của quân đội Mỹ. Máy bay này được trang bị một camera màu và một camera hồng ngoại, nó có thể quay và truyền hình ảnh theo thời gian thực trong ngày và đêm trong bán kính 10km. Nó có khả năng cất cánh, hạ cánh hoàn toàn thông minh, thao tác hết sức đơn giản.

Sau khi Mỹ thử nghiệm thực tế thiết bị này ở Afghanistan, lần lượt quân đội Úc, Ý, Đan Mạch, Tây Ban Nha và Cộng hòa Séc cũng được trang bị các máy bay không người lái như vậy.

Phóng viên từng thử cầm thiết bị nhìn đêm hồng ngoại gắn trên khẩu súng trường M-16 của lính Mỹ. Thông qua thiết bị này, phóng viên có thể dễ dàng nhận thấy đường nét của một vật thể cách xa từ 200 - 300m, đây chỉ là một thành phần trong hệ thống tác chiến cá nhân của quân đội Mỹ.

Hệ thống chiến đấu cá nhân của quân đội Hoa Kỳ bao gồm các thiết bị bảo hộ và hệ thống vũ khí riêng lẻ, thường có mũ chống đạn, áo chống đạn, hệ thống liên lạc, hệ thống điều khiển hỏa lực và máy tính cá nhân; bên ngoài còn có vũ khí cá nhân, dao găm đa chức năng, ống nhòm, kính nhìn đêm, đèn pin chiến thuật… Một lính Mỹ đơn thuần được trang bị “tận răng” với tổng trị giá lên tới hàng chục nghìn đô la.

Một lính Mỹ đơn thuần được trang bị “tận răng” với tổng trị giá lên tới hàng chục nghìn đô la.
Một lính Mỹ đơn thuần được trang bị “tận răng” với tổng trị giá lên tới hàng chục nghìn đô la. (Getty)

Trong khi người Trung Quốc vẫn đang tự hào và ca ngợi quân đội của mình, thậm chí so sánh các thiết bị hiện đại của họ có hiệu suất tương đương với Humvee. Nhưng tại chiến trường Afghanistan, quân đội Mỹ đã hoàn toàn bỏ rơi loại phương tiện này vì Humvee dù trông dũng mãnh nhưng không hiệu quả trong thực tiễn chiến đấu. Nó được ví như một chiếc quan tài sắt trước những trận bom ven đường.

Hiện họ đang chuyển sang M-ATV (xe đặc chủng chiến thuật mọi địa hình có khả năng chống mìn và chống phục kích), loại xe này có khả năng vượt địa hình mạnh mẽ và không sợ bom đạn bên đường. Xe được trang bị hệ thống gây nhiễu tất cả thiết bị điện tử trong phạm vi 5km. Miễn là được bật, tất cả tín hiệu vô tuyến và tín hiệu điện thoại di động trong bán kính 5km đều bị vô hiệu và không thể kích nổ bom điều khiển từ xa.

Hai phóng viên chuẩn bị lên lầu để quan sát tình hình thì bị lính Đại đội A đuổi đi một cách thô bạo vì quên đội mũ chống đạn. Tuần trước, lính bắn tỉa Taliban đã giết chết 4 người của Mỹ và Quân đội Quốc gia Afghanistan, tất cả chỉ với một đợt bắn.

Sau đó, tiểu đoàn cử một lính bắn tỉa đến Đại đội A để đọ sức với lính bắn tỉa Taliban.

Người lính bắn tỉa này mang quân hàm thiếu tá, tốt nghiệp trường trinh sát bắn tỉa của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, các học viên của trường này đều được tuyển chọn từ những người có quân hàm bậc trung trở lên trong 4 quân chủng lớn gồm Hải quân, Lục quân, Không quân và Thủy quân lục chiến. Họ trải qua 10 tuần đào tạo, và chỉ có thể tốt nghiệp sau nhiều hình thức đánh giá khác nhau. Trong khi đó, việc đào tạo những người vận hành máy bay không người lái thậm chí có thể mất từ 21 - 30 tuần.

Các học viên của trường bắn tỉa đều được tuyển chọn từ những người có quân hàm bậc trung trở lên.
Các học viên của trường bắn tỉa đều được tuyển chọn từ những người có quân hàm bậc trung trở lên. (Getty)

Quân đội Mỹ đã xây dựng một căn cứ quan trọng nằm sâu trong sa mạc và các nhân viên bình thường sử dụng trực thăng để ra vào, hạn chế đáng kể các cuộc tấn công khác nhau vì Taliban hoàn toàn không thể tiếp cận.

Khi phóng viên đến căn cứ chiến đấu tiền tuyến nơi đặt sở chỉ huy tiểu đoàn, chúng tôi phát hiện trong căn cứ có hàng chục nghìn thùng nước suối đóng chai; đối với những chai bị vấy bẩn, họ sẽ dùng để rửa. Trong số này, có loại đến từ Kabul, một số từ Kuwait, và một số được vận chuyển bằng đường không từ Hoa Kỳ.

Ngay cả những người lính cũng có thể mua sắm trực tuyến và trong khoảng một tháng, các mặt hàng có thể được chuyển trực tiếp từ nước Mỹ xa xôi đến tiền tuyến nơi chiến tranh khốc liệt nhất. Họ thực sự làm mọi thứ có thể để đáp ứng nhu cầu cá nhân của các sĩ quan và binh sĩ chiến đấu ở tiền tuyến.

Có một trung sĩ ở Đại đội A, 46 tuổi, thuộc diện nhập ngũ lần thứ 2. Trước khi đến Afghanistan lần này, anh từng là giám đốc quan hệ công chúng cấp cao của công ty Citibank trên Phố Wall ở New York, vốn là một công việc được trả lương cao và sống một cuộc sống không cần lo nghĩ.

Tại sao anh ta đến chiến đấu ở Afghanistan? Ngoài việc chịu ảnh hưởng từ bạn bè, sự đảm bảo của hệ thống cũng khiến anh bớt lo lắng.

Theo luật pháp Hoa Kỳ, sau khi kết thúc nghĩa vụ tại Afghanistan, Citibank phải khôi phục anh về vị trí ban đầu và đối xử với anh như trước khi anh đi nghĩa vụ, và tuyệt đối không được chấm dứt hợp đồng với bất kỳ lý do gì.

Đó là loại hệ thống đảm bảo rằng các binh sĩ có thể tập trung chiến đấu, thay vì nghĩ về công việc của họ sau khi nghỉ hưu trong lúc chiến đấu với kẻ thù.

Quân đội Mỹ quay lại với các hoạt động tác chiến quy mô lớn, chẳng hạn như chiếm giữ sân bay của kẻ địch, và tiêu diệt các lực lượng của kẻ thù xung quanh sân bay.
Quân đội Mỹ quay lại với các hoạt động tác chiến quy mô lớn, chẳng hạn như chiếm giữ sân bay của kẻ địch, và tiêu diệt các lực lượng của kẻ thù xung quanh sân bay. (Getty)

Thay đổi chiến lược

Đọc xong tôi thấy lòng nặng trĩu, đây là những gì tôi thấy vào năm 2010. Mười năm đã trôi qua, quân đội Hoa Kỳ đã có những thay đổi gì trong mười năm qua?

Sư đoàn Dù 82, trở về từ các chiến trường ở Afghanistan và Iraq trước đây, nay đã bắt đầu tiến hành các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn. Lần đầu tiên trong nhiều năm, lực lượng này đã ngừng diễn tập cách đối phó với các bộ tộc nước ngoài, cách xây dựng cầu và đường, cách huấn luyện cảnh sát và quân đội địa phương. Giờ đây, họ quay lại với “nghề cũ”, tiến hành các hoạt động tác chiến quy mô lớn, chẳng hạn như chiếm giữ sân bay của kẻ địch, và tiêu diệt các lực lượng của kẻ thù xung quanh sân bay.

Quân đội Mỹ đã bắt đầu điều chỉnh trọng tâm của các hoạt động quân sự trong tương lai. Không giống như trước đây, họ đã chuyển sang tập trận để sẵn sàng đối đầu quân sự truyền thống giữa các cường quốc. Mười năm trôi qua, đối với một người, mười năm có thể khiến họ thay đổi rất nhiều, vậy không biết mười năm qua quân đội Hoa Kỳ đã có những thay đổi gì?

Đừng bao giờ đánh giá quá cao bản thân

Chúng ta (quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc) thậm chí còn tiêu tốn vài năm chỉ để tranh cãi về việc liệu thiết bị cá nhân của quân đội có xứng đáng với một chiếc điện thoại di động của Apple hay không. Khi chạy, các thiết bị gắn trên thân thể liên tục gõ vào xương thịt trông khá rườm rà và lỉnh kỉnh. Trong khi đó, hệ thống trang bị cá nhân cho binh lính Hoa Kỳ lại được tối ưu đến tận răng, mỗi một người đều vận một bộ trị giá hàng chục nghìn thậm chí hàng trăm nghìn đô la với nhiều thiết bị mà chúng ta thậm chí còn chưa từng được nghe đến hoặc nhìn thấy.

Khi phóng viên trò chuyện với hai sĩ quan Quân đội Quốc gia Afghanistan và một sĩ quan quân đội Mỹ, đề cập về khả năng thực chiến của quân đội Trung Quốc, tất cả đều cho rằng hiệu quả chiến đấu của chúng ta không tốt như tuyên truyền. Họ đặt nghi vấn: "Làm thế nào một đội quân không có kinh nghiệm chiến tranh lại có thể chứng minh được hiệu quả chiến đấu thực sự của mình trên chiến trường?"

Trong những năm qua, chúng ta đã nghe quá nhiều về việc quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn tự ca ngợi bản thân, và có quá ít những lời chỉ trích thực sự phơi bày ra các vấn đề tồn đọng. Nếu chúng ta chỉ thích nghe những điều tốt, chúng ta sẽ bị tê liệt bởi chính mình, và mèo con sẽ giống như một con hổ trong gương.

Hoàng Tuấn
Theo Secret China



BÀI CHỌN LỌC

Phóng viên theo chân lính Mỹ ra chiến trường: Quân đội Trung Quốc không phải là đối thủ