Ở Trung Quốc, sử dụng "sai từ" trong cuộc gọi và tin nhắn cũng bị trừng phạt

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ở Mỹ và những nơi khác trên thế giới khi tự do ngôn luận được đề cao và chú trọng, người dân không phải lo lắng về việc bày tỏ ý kiến cá nhân về chính phủ, hay bình luận về các chính sách của nhà cầm quyền. Tuy nhiên, đây không phải là một thực tế ở Trung Quốc.

Trong rất nhiều năm qua, ứng dụng tin nhắn phổ biến ở Trung Quốc là WeChat đã đi đầu trong việc kiểm duyệt nội dung liên lạc của người dùng và chia sẻ dữ liệu cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Những người truyền tải nội dung mà theo đánh giá của ĐCSTQ là “nhạy cảm" cũng có thể bị phạt tù.

Logo ứng dụng Wechat (©Getty Images | MARTIN BUREAU/AFP)
Logo ứng dụng Wechat (©Getty Images | MARTIN BUREAU/AFP)

Kiểm soát cuộc gọi và tin nhắn

Ví dụ, nhà hoạt động nhân quyền Lee Ming-che người Đài Loan đã bị bắt vào năm 2017 khi ông ấy đến Trung Quốc. Sau đó, ông ấy bị buộc tội chống phá chính quyền khi gửi tin nhắn có nội dung ủng hộ dân chủ cho người khác thông qua WeChat và những nền tảng xã hội.

“Không có quyền riêng tư ở Trung Quốc. Phương tiện truyền thông, cuộc gọi và tin nhắn điện thoại đều bị giám sát", một cựu nhân viên của công ty dịch vụ điện thoại trực tuyến ở Trung Quốc đã chia sẻ cho tờ Bitter Winter, một tạp chí về tự do tôn giáo và nhân quyền ở Trung Quốc. Công ty này là một chi nhánh của công ty trách nhiệm hữu hạn China Mobile thuộc nhà nước sở hữu. Đây là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất ở Đại lục.

Cựu nhân viên xin phép được dấu tên là một trong 500 nhân viên phụ trách việc giám sát cuộc gọi và tin nhắn. Anh này quyết định tiết lộ cho tờ báo biết làm thế nào chính quyền Trung Quốc có thể kiểm soát được công dân họ.

Công ty China Mobile. (©Getty Images | DANIEL SORABJI/AFP)
Công ty China Mobile. (©Getty Images | DANIEL SORABJI/AFP)

“Nếu một ai đó nói điều gì mà không có lợi cho ĐCSTQ, họ sẽ bị trừng phạt. Chính quyền núp dưới vỏ bọc “trấn áp gây rối" để theo dõi và kiểm soát mọi công dân”, anh chia sẻ.

Những từ ngữ nhạy cảm

Người đàn ông nói với tạp chí rằng những từ như “Thần Phật" hoặc “Pháp Luân Công" được liệt vào diện “nhạy cảm". Ngay cả những cụm từ ám chỉ về việc thoái Đảng và các tổ chức liên quan, như Đoàn Thanh niên Cộng sản, cũng bị theo dõi gắt gao.

Anh ấy cũng nói thêm rằng: “Họ sẽ thực hiện ngay các biện pháp chặn tin nhắn đề cập tới việc mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ, để tránh phát tán thông tin ra bên ngoài".

Pháp Luân Công, hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện cổ xưa tuân theo nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn. Môn tu luyện bao gồm 5 bài công pháp và được phổ truyền tại Trung Quốc vào năm 1992. Pháp Luân Công đem lại lợi ích về cả thân và tâm cho người tập, vì vậy ở khắp Trung Quốc thời đó, người truyền người về hiệu quả của Pháp Luân Công. Tuy nhiên, năm 1999, một chiến dịch đàn áp khốc liệt bởi chính quyền Trung Quốc đã nổ ra, sau khi toàn Trung Quốc có đến 70-100 triệu người theo tập, lớn hơn cả số thành viên của ĐCSTQ.

Theo đó, rất nhiều học viên Pháp Luân Công bị bắt và tra tấn liên tục trong trại giam, trại lao động và các trung tâm tẩy não. Những năm gần đây, nhiều hãng truyền thông quốc tế đã đưa tin về việc chính quyền Trung Quốc mổ cướp tạng sống các tù nhân lương tâm, chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công.

Các học viên Pháp Luân Công tập bài công pháp số 5. (©The Epoch Times | Samira Bouaou)
Các học viên Pháp Luân Công tập bài công pháp số 5. (©The Epoch Times | Samira Bouaou)

Cựu nhân viên trên cũng nói rằng, hệ thống được thiết lập để phát hiện bất cứ thông tin nhạy cảm nào, những người dùng chia sẻ thông tin kiểu này sẽ bị phạt, và sau đó công ty sẽ ngừng cung cấp dịch vụ cho họ.

“Nếu họ phát hiện bất cứ từ ngữ nhạy cảm nào xuất hiện ở cuộc gọi, MMS, SMS, hay tin nhắn trên mạng xã hội như WeChat, hệ thống sẽ tự động chặn tin nhắn; và tài khoản của người dùng sẽ bị vô hiệu hoá nhanh chóng, nhằm mục đích cản trở cá nhân đó tiếp tục gọi điện thoại hay gửi tin nhắn".

Để sử dụng lại dịch vụ, người dùng phải đến công ty viễn thông và “trình diện thẻ căn cước và viết một cam kết sẽ không bao giờ chia sẻ thông tin nhạy cảm” lần nào nữa. Tuy nhiên, việc khoá dịch vụ chỉ là một hình thức trừng phạt nhẹ.

Có trường hợp khác, một người đàn ông thuộc tỉnh Phúc Kiến đã bị cấm du lịch và huỷ bỏ hộ chiếu vì ông ấy đã có những bình luận “lăng mạ chính quyền" và “gây rối trật tự công cộng".

Mức độ và phương pháp giám sát người dùng của công ty viễn thông trên có thể gây sốc cho những ai không quen với cách làm của chính quyền Trung Quốc. Nhưng, sự việc này không chỉ dừng lại ở đây.

Lời cảnh báo từ một chuyên gia IT

Tờ The Epoch Times trước đó đã đăng tải một bài viết về một học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Chuyên gia dấu tên này đã chia sẻ trên mạng xã hội về việc sử dụng điện thoại cũng khiến học viên Pháp Luân Công gặp nguy hiểm.

Chuyên gia nói rằng chính quyền thu thập một lượng lớn thông tin về công dân của họ. Một số thông tin bao gồm cả địa điểm và lịch trình của người dùng, các bức ảnh chụp bằng điện thoại (chính quyền còn có thể hack được cả ống kính máy ảnh và tự ý chụp thêm các bức ảnh hay quay video khác), dấu vân tay từ chế độ “mở khoá bằng vân tay", giọng nói, thông tin trò chuyện, trang web và dịch vụ mà người dùng truy cập, hay các thông tin liên lạc từ danh bạ.

Nhà báo đến một showcase của Huawei ở Thâm Quyến, Trung Quốc. (©Getty Images | WANG ZHAO/AFP)
Nhà báo đến một showcase của Huawei ở Thâm Quyến, Trung Quốc. (©Getty Images | WANG ZHAO/AFP)

Anh này cũng giải thích làm cách nào một chiếc điện thoại trong trạng thái nghỉ có thể trở thành một máy nghe lén: điện thoại sẽ được "kích hoạt" nếu phát hiện ra một "từ khoá" trong cuộc hội thoại của người nói (mặc dù họ không đang sử dụng điện thoại) và tự động ghi âm lại cuộc nói chuyện sau đó gửi về cho chính quyền.

“Từ đó, chiếc điện thoại trở thành một công cụ giám sát dài hạn, sử dụng tất cả các phương pháp để kiểm soát. Thông qua danh bạ điện thoại, các phần mềm ghi âm cuộc gọi và trao đổi, chính quyền Trung Quốc có thể biết được các học viên khác để theo dõi".

Nhận diện khuôn mặt

Chính quyền Trung Quốc tìm mọi cách để kiểm soát không gian mạng, từ 1/12/2019, họ yêu cầu tất cả các nhà mạng thu thập ảnh cá nhân của những người dùng dịch vụ. Chính sách này khiến người dân tăng thêm mối quan ngại về mức kiểm soát của ĐCSTQ. Một người đàn ông tên Vương, từ thành phố Nam Kinh, đã nói với đài Châu Á tự do: “Hệ thống nhận diện gương mặt thật đáng sợ. Sau khi mạng 5G được triển khai ở hầu hết các khu vực của cả nước, chính quyền có thể tìm thấy bạn bất cứ lúc nào".

Ông ấy cũng cho biết 2 đồng nghiệp của mình tại công ty cũng phải quét nhận diện khuôn mặt khi đăng ký điện thoại mới.

Cuộc sống của người dân Trung Quốc thực sự không dễ dàng!

Minh Anh
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Ở Trung Quốc, sử dụng "sai từ" trong cuộc gọi và tin nhắn cũng bị trừng phạt