Nụ cười "giả tạo" liệu có tốt cho tinh thần của người cười không?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Để nghiên cứu điều này, Đại học Nam Úc đã để những tình nguyện viên cắn bút giữa hai răng, buộc cơ trên khuôn mặt phải hoạt động giống như khi đang cười...

Theo một nghiên cứu tại Úc, ngay cả khi bạn không cảm thấy muốn cười, thì việc cười giả tạo cũng có những tác động tích cực.

Nghiên cứu của Đại học Nam Úc đã tiến hành nghiên cứu việc này với những thí nghiệm đơn giản. Họ để những người tham gia cắn bút giữa hai hàm răng, buộc một số bó cơ trên khuôn mặt phải hoạt động giống như đang cười.

Nụ cười “phỉnh” não bộ như thế nào?

Tiến sĩ Marmolejo-Ramos, một trong những người đứng đầu nghiên cứu cho biết: “Khi cơ bắp của bạn nói rằng bạn đang hạnh phúc, thì bạn có nhiều khả năng nhìn thế giới xung quanh theo cách tích cực hơn”.

Tiến sĩ cho biết điều này rất quan trọng hiện nay, khi mà rất nhiều người bị trầm cảm và lo âu do ảnh hưởng của đại dịch. Ngoài ra, toàn cầu cũng đang trở nên căng thẳng hơn trong cuộc đại tuyển trạch tại đất Mỹ.

Tiến sĩ Marmolejo-Ramos giải thích: “Theo nghiên cứu của chúng tôi, khi bạn cố gắng để cười,

Thì nó sẽ kích hạch hạnh nhân (amygdala) là trung tâm cảm xúc của não bộ, là nơi giải phóng chất dẫn truyền thần kinh để thúc đẩy những trạng thái tích cực về cảm xúc”.

Nếu đúng như theo giải thích của Tiến sĩ Marmolejo-Ramos, thì nếu chúng ta đủ bình tĩnh để kiểm soát cảm xúc, thì chúng ta sẽ không bị những thớ cơ đang được sắp xếp buồn bã kéo đi, và nếu cố “tổ chức lại” những thớ cơ trên khuôn mặt, thì chúng ta có thể nhận được những kích thích “hạnh phúc”.

Họ để những người tham gia cắn bút giữa hai hàm răng, buộc một số bó cơ trên khuôn mặt phải cười...

Nhận thức có thể quan trọng như thực tế

Ý tưởng của nhóm nghiên cứu tại Úc bắt nguồn từ Thí nghiệm mỉm cười bí mật (covert smiling experiment) từ năm 2009. Thí nghiệm đó cũng đánh giá cách mọi người cảm nhận phản ứng trên khuôn mặt của tình nguyện viên.

Cụ thể hơn, thí nghiệm năm 2009 sử dụng các thủ thuật tương tự như cắn bút trong răng để tạo hình nụ cười, sau đó là các thí nghiệm “nhíu mày” hay “cười hạnh phúc”. Các nhà nghiên cứu thậm chí còn xem xét sự khác biệt trong hình ảnh những người đi bộ lúc buồn bã hoặc vui vẻ.

Từ cả 2 nghiên cứu, Tiến sĩ Marmolejo-Ramos khẳng định có một mối liên hệ giữa cách chúng ta kiểm soát cơ thể và nhận thức về hạnh phúc.

Phương pháp ‘làm giả cho đến khi tự nhiên’ có thể hữu dụng hơn những gì chúng tôi mong đợi”... (Pixabay)

Theo báo cáo của nghiên cứu: “Tóm lại, hệ thống tri giác và vận động gắn liền với nhau khi chúng ta xử lý các kích thích về cảm xúc. Phương pháp ‘làm giả cho đến khi tự nhiên’ có thể hữu dụng hơn những gì chúng tôi mong đợi”.

Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng không nhắc đến 2 điểm, đó là liệu chúng ta có bị “phương pháp giả mạo” này làm chủ mất bản thân hay không, và liệu những người xung quanh sẽ phản ứng như thế nào trong khi chúng ta "luyện tập" và sau đó.

Trọng Nguyên



BÀI CHỌN LỌC

Nụ cười "giả tạo" liệu có tốt cho tinh thần của người cười không?