Những câu chuyện phi thường về bản năng sinh tồn trên biển của con người

Giúp NTDVN sửa lỗi

Không thiết bị định vị, không nước ngọt và thực phẩm dự trữ, đồng thời phải đối mặt với những “sát thủ” nguy hiểm ở đại dương như cá mập, cá voi…, nhưng đã có nhiều người sống sót trở về đất liền. Thế giới đã ghi nhận những kỷ lục sống sót thần kỳ này.

Thủy thủ Trung Quốc sống sót 133 ngày trên biển Nam Đại Tây Dương:

Ngày 23/11/1942, tàu SS Benlomond đang trên hành trình băng qua Đại Tây Dương tới Suriname (Nam Mỹ) trước khi cập cảng New York thì bị trúng hai quả ngư lôi từ tàu ngầm Đức U-172. Trong nháy mắt, SS Benlomond chìm nghỉm kéo theo 56 thủy thủ đoàn và chỉ có duy nhất một người sống sót tên là Poon Lim.

Poon Lim là một thủy thủ người Trung Quốc đang làm việc trên tàu thì đột nhiên bị một lực hất văng xuống biển. Sau hai giờ vùng vẫy, Lim tìm được một chiếc gỗ rộng khoảng 15m2, vốn để dùng cứu hộ. Trên đó có một ít bánh quy, 40 lít nước, 1 cái đèn pin, và vài thứ khác giúp Lim tồn tại trong ít ngày.

Trong nháy mắt, SS Benlomond chìm nghỉm kéo theo 56 thủy thủ đoàn và chỉ có duy nhất một người sống sót tên là Poon Lim.
Trong nháy mắt, SS Benlomond chìm nghỉm kéo theo 56 thủy thủ đoàn và chỉ có duy nhất một người sống sót tên là Poon Lim. (Wikipedia)

Rồi đồ ăn cũng cạn kiệt, để sống sót, Lim buộc phải tìm kiếm các lựa chọn khác như làm khô thịt cá bằng nước biển, hứng nước mưa từ tấm thảm... Nhưng những cơn bão biển đã phá hủy bè gỗ và cuốn trôi tất cả nguồn thực phẩm và nước mưa dự trữ.

Để sống sót, Lim đã phải chiến đấu với cá mập, với cái khát và thời tiết khắc nghiệt trên biển… Cuộc chiến sinh tồn khắc nghiệt của Lim kết thúc khi anh được ngư dân Brazil cứu thoát vào ngày 5/4/1943, sau gần 5 tháng lênh đênh trên biển.

Poon Lim đã được vua George VI trao Huân chương Đế quốc Anh và câu chuyện của ông được Hải quân Hoàng gia Anh đưa vào huấn luyện quân nhân áp dụng các kỹ năng sinh tồn. Năm 1991, Poon Lim qua đời thọ 72 tuổi và cho đến nay, ông vẫn giữ kỷ lục sinh tồn lâu nhất giữa biển khơi.

Cuộc chiến sinh tồn khắc nghiệt của Lim kết thúc khi anh được ngư dân Brazil cứu thoát vào ngày 5/4/1943, sau gần 5 tháng lênh đênh trên biển. (Wikipedia)
Cuộc chiến sinh tồn khắc nghiệt của Lim kết thúc khi anh được ngư dân Brazil cứu thoát vào ngày 5/4/1943, sau gần 5 tháng lênh đênh trên biển. (Wikipedia)

41 ngày lênh đênh trên biển cả, sống sót nhờ khả năng định vị

Tháng 9/1983, cặp đôi sắp cưới Richard Sharp và Tami Oldham Ashcraft (23 tuổi) ở California, Mỹ thuê để lái và đưa chiếc du thuyền hạng sang Hazana để làm một chuyến hải trình trước ngày cưới.

Với kinh nghiệm đi biển hơn 50.000 giờ, nên cả hai đã chuẩn bị hoàn hảo cho chuyến đi dự kiến kéo dài 30 ngày. Thời tiết khi họ khởi hành rất đẹp, dường như báo hiệu một chuyến đi suôn sẻ, nhưng sau một tuần qua radio, họ phát hiện có bão ở ngoài khơi Trung Mỹ. Vì thế, họ thay đổi đường đi về phía Bắc, nhưng lại đụng độ với một cơn bão cấp 4 khác với cột sóng cao tới 150m, tốc độ gió hơn 250 km/h. Bị sóng gió quật ngã vào thành tàu, Tami hoàn toàn bất tỉnh.

Ngày 13/10/1983, sau 27 giờ bất tỉnh, Tami mở mắt nhìn thấy trước mắt là mênh mông biển cả. Chồng chưa cưới mất tích, cột buồm gãy gục, động cơ hỏng, các thiết bị điện tử bị hư hại, chỉ còn lại chút lương thực và nước ngọt.

Quá đau đớn trước nỗi đau mất chồng sắp cưới, Tami buông xuôi và bỏ ăn uống trong 2 ngày. Nhưng sau đó, ý chí mạnh mẽ đã trở lại với cô gái trẻ. Cô tự làm cột buồm từ chiếc cột đã bị gẫy và chiếc lá buồm dự phòng cũng như bơm nước biển ra khỏi cabin.

Tami đã có thể lái con thuyền với tốc độ 4km/h. Nhưng vì không có bất kỳ phương tiện định vị hiện đại nào, cô phải dựa vào những điều mình đã được học.

Tami dùng kính lục phân, so sánh góc giữa đường chân trời và mặt trời, cũng như thời điểm trong ngày để tìm ra vị trí hiện tại. Chỉ một tính toán sai cũng có thể khiến cô lạc đường và vĩnh viễn nằm lại lòng đại dương.

Ý chí cùng sự nỗ lực phi thường của Tami đã đem lại trái ngọt khi 41 ngày sau, cuối cùng cô gái cũng tới được Hawaii, cách nơi cô khởi hành tới hơn 2400km.

Ý chí cùng sự nỗ lực phi thường của Tami đã đem lại trái ngọt khi 41 ngày sau, cuối cùng cô gái cũng tới được Hawaii, cách nơi cô khởi hành tới hơn 2400km.
Ý chí cùng sự nỗ lực phi thường của Tami đã đem lại trái ngọt khi 41 ngày sau, cuối cùng cô gái cũng tới được Hawaii, cách nơi cô khởi hành tới hơn 2400km. (Ảnh chụp video)

Một gia đình 6 người sống sót 38 ngày trên biển nhờ nước mưa, máu rùa và thịt cá:

Dougal Robertson là thuỷ thủ người Scotland làm việc trong Hải quân Hoàng gia Anh trước khi nghỉ hưu. Ông đã kể lại cuộc hành trình sống sót kỳ diệu trên biển khi còn ở tuổi niên thiếu.

Vào ngày 27/1/1971, khi ấy Dougal Robertson vừa tròn 18 tuổi bắt đầu hải trình từ Falmouth (Anh) tới quần đảo Galapagos cùng gia đình của mình trên chiếc thuyền buồm Lucette.

Sau khoảng 15 tháng chu du trên biển, ngày 15/6/1972, khi đang ở gần Bahamas, thuyền của họ đã bị một bầy cá voi sát thủ tấn công, tạo ra chi chít các lỗ thủng khiến chiếc thuyền buồm chìm ngay lập tức. Cả gia đình vội vã trèo lên chiếc xuồng hơi cứu hộ.

Tuy nhiên sau 16 ngày, chiếc xuồng này đã bị xì hơi, do đó cả gia đình 6 người đã phải chen chúc trên chiếc xuồng vỏ cứng dài ba mét với một ít lương thực còn sót lại. Do không ở gần tuyến hàng hải, nên họ gần như không có hy vọng được tìm thấy và cứu sống.

Ngoài việc thiếu thốn thực phẩm, nước uống cho 6 người, họ còn phải đối mặt với bầy cá mập lởn vởn xung quanh. Cùng với người cha của mình, Dougal Robertson đã liên tiếp phải dùng tay không tấn công cá mập để xua đuổi chúng đi. Họ sống sót nhờ một chút nước mưa, thịt cá bay và buộc phải uống máu rùa dù nó có mùi vị gây buồn nôn.

Giết một con rùa biển bằng tay không vô cùng khó, vì móng của chúng sắc như dao, nhưng bản năng sinh tồn đã giúp họ vượt qua. Cuối cùng tàu đánh cá Tokamaru của Nhật đã phát hiện và giải cứu họ sau 38 ngày đói khát trên biển.

Sống sót sau 13 tháng trên Thái Bình Dương nhờ ăn cá sống, thịt rùa, và uống nước tiểu:

Ngày 17/11/2012, Jose Salvador Alvarenga cùng một người bạn ra khơi trong chuyến săn cá mập. Chẳng bao lâu sau họ gặp một cơn bão khiến động cơ của thuyền bị hỏng và trôi dạt theo dòng chảy.

Sau khi nguồn thực phẩm dự trữ cạn kiệt, họ phải bắt cá, rùa, sứa và chim biển rồi hong khô để ăn dài ngày. Vì phải phụ thuộc vào nước mưa nên họ phải uống máu rùa và thậm cả nước tiểu của mình. Sau 4 tuần, người bạn đi cùng Jose Salvador Alvarenga chết đói vì không thể uống máu rùa và ăn cá sống. Còn lại Jose Salvador Alvarenga, ông tính ngày bằng cách đếm chu kỳ mặt trăng.

Tháng 1/2014, thuyền trôi dạt đến quần đảo Marshall sau hành trình dài 10.500km trong hơn 13 tháng kể từ lúc ông ra khơi ở bờ biển phía tây Mexico cùng một người bạnJose Salvador Alvarenga đã được người dân ở đây giải cứu. Câu chuyện sống sót kỳ diệu của ông khiến cả thế giới sửng sốt. Khi được cứu, Jose Salvador Alvarenga trông không có vẻ sụt cân mà có vẻ mập mạp, nhưng thực ra là cơ thể của ông bị phù nề do mất nước nghiêm trọng.

Khi được cứu, Jose Salvador Alvarenga trông không có vẻ sụt cân mà có vẻ mập mạp, nhưng thực ra là cơ thể của ông bị phù nề do mất nước nghiêm trọng. 
Khi được cứu, Jose Salvador Alvarenga trông không có vẻ sụt cân mà có vẻ mập mạp, nhưng thực ra là cơ thể của ông bị phù nề do mất nước nghiêm trọng. (Getty)

Sống sót sau 32 ngày trôi dạt trên Thái Bình Dương nhờ dừa và nước mưa:

Ngày 22/12/2019, một nhóm người đã khởi hành từ tỉnh Bougainville Papua New Guinea để đi đón Giáng sinh ở quần đảo Carteret, cách đó khoảng 100km. Nhưng không may chiếc thuyền nhỏ của họ giữa đường đã bị lật và một số người trong nhóm bị chết đuối.

Những người còn lại đã xoay xở để điều khiển chiếc thuyền, nhưng nó đã bị trôi dạt đến một vùng biển hẻo lánh do dòng hải lưu mạnh. Họ sống sót nhờ ăn những quả dừa trôi nổi trên biển và hứng nước mưa vào một cái chén trong suốt 32 ngày cho tới khi được giải cứu.

Nhiều chiếc tàu đánh cá đã đi ngang qua khu vực nhưng không nhìn thấy con thuyền cho đến khi họ được vớt lên vào ngày 23/1/2020 ở ngoài khơi New Caledonia sau khi đã trôi dạt khoảng 2.000km.

Bốn người sống sót gồm 2 người đàn ông, 1 phụ nữ và 1 bé gái 12 tuổi trong tổng số 12 người trên chuyến hành trình tử thần đó. Một người sống sót cho biết: "Chúng tôi không thể làm gì hơn với xác chết và buộc phải thả những người đã mất xuống biển. Một cặp vợ chồng qua đời, để lại đứa con thơ của họ cho tôi. Tôi giữ đứa bé nhưng sau đó cháu cũng mất".

Sống sót sau 16 tháng ở một vùng khí hậu nóng ẩm với cá sấu và côn trùng nguy hiểm:

Chuyện về những người sống sót nhiều ngày trên biển không quá hiếm kể từ thời xa xưa, nơi có nhiều hòn đảo nhỏ cô đơn giữa đại dương rộng lớn. Tháng 6/1722, Philip Ashton bị băng đảng hải tặc bắt giữ khi đang đánh bắt cá gần bờ biển Shelburne, Nova Scotia.

Lọt vào tay cướp biển Edward Low, một trong những tên hải tặc hung ác nhất thời đại về những hành động tra tấn tàn bạo nạn nhân trước khi giết họ, tuy vậy, Philip Shton vẫn cương quyết không hợp tác với chúng. Vì vậy anh thường bị đe dọa và tra tấn.

Tháng 3/1723, lợi dụng bọn cướp biển sơ hở khi đổ bộ xuống đảo Roatan, ở Quần đảo Vịnh Honduras, Ashton đã trốn thoát vào rừng rậm trên hoang đảo. Thời gian đầu, anh chỉ ăn trái cây để chống đói vì không có phương tiện để săn mồi. Sau này, anh tìm được một con dao, một ít thuốc súng và một vài thứ lặt vặt do một người bị cướp biển bắt để lại một số thiết bị mà Ashton có thể sử dụng để bắt rùa và tôm càng xanh. Cuối cùng anh đã được giải cứu sau 16 tháng bởi thuyền trưởng con tàu Diamond đến từ Salem, Massachusetts (Mỹ).

Đông Bắc



BÀI CHỌN LỌC

Những câu chuyện phi thường về bản năng sinh tồn trên biển của con người