Những hiểu lầm về tập thể dục và giảm cân

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhiều người cho rằng để giảm cân thành công cần một cường độ tập luyện lớn cùng với khả năng chịu đựng đau đớn trên cơ thể. Cũng có người cho rằng tập thể dục vào buổi sáng sẽ hiệu quả hơn và việc ngừng tập luyện sẽ khiến cơ thể trở nên béo hơn… Tuy nhiên, liệu những quan niệm này có thật sự chính xác hay không?

1. Cường độ tập luyện càng lớn thì hiệu quả giảm cân càng tốt.

Không phải như vậy, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc giảm lượng mỡ trong cơ thể phụ thuộc vào độ dài của thời gian tập chứ không phải cường độ tập. Bởi vì khi bắt đầu các bài tập khác nhau, lượng glucose trong cơ thể được tiêu thụ trước, và chất béo chỉ được chuyển hóa sau khi tiêu thụ hết đường.

Tuy nhiên, sau khi tiêu hết đường với cường độ tập luyện vất vả thì người đó cũng trở nên kiệt sức, vì vậy rất khó kéo dài thời gian vận động, nên lượng mỡ tiêu hao không nhiều, không đạt được mục tiêu giảm cân. Chỉ những bài tập thể dục kéo dài chậm và ổn định, chẳng hạn như chạy bộ, đi bộ, v.v. mới có thể tiêu thụ nhiều calo hơn để đạt được mục tiêu giảm cân.

2. Khối lượng vận động càng lớn càng có lợi cho sức khỏe.

Thực tế, tập thể dục quá nhiều không có lợi cho sức khỏe. Dữ liệu nghiên cứu liên quan chứng minh rằng phạm vi tập thể dục có lợi cho sức khỏe là rất rộng, nhưng cường độ tập luyện lại tương đối nhỏ.

Nói chung, tập thể dục ở mức độ thấp tiêu thụ 2000 calo mỗi tuần là có lợi nhất cho sức khỏe.

3. Tập thể dục buổi sáng tốt hơn tập thể dục buổi tối.

Trên thực tế, vào buổi sáng, máu trong cơ thể có tính kết dính cao, và nguy cơ hình thành huyết khối cũng tăng lên tương ứng, đó là thời kỳ cao điểm của các cơn đau tim.

Ngược lại, khoảng thời gian lúc chạng vạng (khoảng thời gian giữa lúc hoàng hôn và lúc Mặt Trời lặn) là thời điểm lý tưởng để tập thể dục. Bởi vì nhịp tim và huyết áp cân bằng nhất vào lúc hoàng hôn, nó thích nghi tốt nhất với những thay đổi của nhịp tim và huyết áp trong quá trình tập luyện; các giác quan như khứu giác, thính giác, thị giác và xúc giác cũng trở nên nhạy cảm nhất vào thời gian này, đồng thời đây cũng là lúc tinh thần của con người đạt đến tình trạng căng thẳng nhất.

Hơn nữa, buổi tối cũng là thời điểm mà khả năng phân giải các cục máu đông của cơ thể đạt mức tốt nhất. Vì vậy, các tập thể dục vào buổi tối sẽ tốt hơn so với tập luyện vào buổi sáng.

4. Tập thể dục phải khắc phục những khó chịu và đau đớn khác nhau của cơ thể.

Đây là một trong những quan niệm sai lầm nguy hiểm. Nếu trong quá trình tập xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, tức ngực, đau tức ngực, khó thở… thì nên dừng ngay việc tập luyện và đến bệnh viện kiểm tra cũng như điều trị nếu cần thiết, nhất là đối với người cao tuổi.

5. Ngừng tập thể dục sẽ khiến người ta béo hơn.

Trong cuộc sống thực, một số người béo lên sau khi họ ngừng tập thể dục. Nhưng mấu chốt của việc tăng cân không phải là ngừng tập mà do thu nạp lượng thức ăn nhiều như lúc tập, để lượng calo từ thức ăn vượt quá lượng calo tiêu thụ, từ đó gây béo phì.

Nếu sau khi ngừng tập, khi lượng calo tiêu thụ giảm đi, kết hợp với việc giảm lượng calo trong thức ăn sao cho phù hợp thì bạn sẽ không bị tăng cân.

Hoàng Tuấn
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Những hiểu lầm về tập thể dục và giảm cân