Nhà thiết kế ở Đại học Stanford tạo ra những viên gạch ‘chắc hơn cả bê tông’ từ nấm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mặc dù thế giới ngoài kia không thể tìm thấy bất kỳ loài nấm nào đủ lớn để con người sinh sống, nhưng một nhà thiết kế đến từ Đại học Stanford cho rằng, ông có thể tạo ra một nơi như vậy nếu bản thân có thể tạo ra đủ số lượng “gạch nấm”, một loại nguyên vật liệu đầy hứa hẹn trong tương lai.

Thực ra, nhà thiết kế Phil Ross có thể tự tin tuyên bố hùng hồn như vậy là bởi ông biết mình có thể làm được. Trong quá khứ, ông từng gây ấn tượng mạnh với một mẫu trưng bày có tên “Mycotecture”, cấu trúc vòm gạch được làm từ nấm Ganoderma lucidum (hay còn gọi là nấm linh chi) có kích thước 50,8 x 121,9 x 152,4cm.

“Mycotecture”, cấu trúc vòm gạch được làm từ nấm Ganoderma lucidum (hay còn gọi là nấm linh chi) có kích thước 50,8 x 121,9 x 152,4cm.
“Mycotecture”, cấu trúc vòm gạch được làm từ nấm Ganoderma lucidum (hay còn gọi là nấm linh chi) có kích thước 50,8 x 121,9 x 152,4cm. (Chụp màn hình qua moma.org)

Phil Ross không sử dụng phần mũ hay cuống của nấm linh chi, thay vào đó ông tận dụng các sợi nấm, những rễ sợi này có đặc tính phát triển nhanh vốn tạo nên phần lớn các dạng sống của nấm trong tự nhiên.

Sợi nấm ngoài việc phát triển nhanh, chúng cũng có đặc tính bền, không thấm nước, không độc hại, chống cháy và có khả năng phân hủy sinh học.

Sợi nấm ngoài việc phát triển nhanh, chúng cũng có đặc tính bền, không thấm nước, không độc hại, chống cháy và có khả năng phân hủy sinh học.
Sợi nấm ngoài việc phát triển nhanh, chúng cũng có đặc tính bền, không thấm nước, không độc hại, chống cháy và có khả năng phân hủy sinh học. (Chụp video)

Ross sử dụng nó để xây gạch bằng cách trồng sợi nấm trong các túi mùn cưa, trước khi phơi khô và cắt chúng bằng những lưỡi thép cực sắc.

Ross sử dụng nó để xây gạch bằng cách trồng sợi nấm trong các túi mùn cưa, trước khi phơi khô và cắt chúng bằng những lưỡi thép cực sắc.
Ross sử dụng nó để xây gạch bằng cách trồng sợi nấm trong các túi mùn cưa, trước khi phơi khô và cắt chúng bằng những lưỡi thép cực sắc. (Chụp video)

Quá trình đã chứng minh hiệu quả vì nấm hấp thụ xenlulozơ trong mùn cưa, rồi chuyển hóa chúng thành kitin, chất xơ giống như lớp giáp bên ngoài của côn trùng.

Tạp chí Discover giải thích: “Những viên gạch được làm từ sợi nấm có cảm giác như một vật liệu tổ hợp với lõi là bột giấy xốp, nhưng khi càng tiến gần ra bên ngoài, chúng cũng trở nên dày đặc và chắc chắn hơn. Bản thân bề mặt của viên gạch cũng cực kỳ cứng cáp, có khả năng chống vỡ và có thể chịu lực nén rất lớn”.

“Những viên gạch được làm từ sợi nấm có cảm giác như một vật liệu tổ hợp với lõi là bột giấy xốp, nhưng khi càng tiến gần ra bên ngoài, chúng cũng trở nên dày đặc và chắc chắn hơn".
“Những viên gạch được làm từ sợi nấm có cảm giác như một vật liệu tổ hợp với lõi là bột giấy xốp, nhưng khi càng tiến gần ra bên ngoài, chúng cũng trở nên dày đặc và chắc chắn hơn". (Chụp video)

Một trang web chuyên về thiết kế và kiến trúc đã mô tả những viên gạch hình nấm này “chắc hơn cả bê tông”, trong khi một trang web khác trích lời của nhà thiết kế Ross trong một cuộc phỏng vấn nói rằng, đây có thể là vật liệu hứa hẹn thay thế tất cả các loại vật liệu xây dựng từ polyme nhựa.

Một trang web chuyên về thiết kế và kiến trúc đã mô tả những viên gạch hình nấm này “chắc hơn cả bê tông”.
Một trang web chuyên về thiết kế và kiến trúc đã mô tả những viên gạch hình nấm này “chắc hơn cả bê tông”. (Chụp video)

Thật vậy, không ít nhà nghiên cứu trên thế giới đã sử dụng sợi nấm để làm mũ vải, ca nô đi biển và quan tài thân thiện với môi trường. Cũng trong cuộc phỏng vấn trên, Ross cho biết kế hoạch tiếp theo của bản thân là xây dựng một ngôi nhà hoàn chỉnh dành cho 12 - 20 người từ sợi nấm linh chi.

Hoàng Tuấn
Theo Good News Network



BÀI CHỌN LỌC

Nhà thiết kế ở Đại học Stanford tạo ra những viên gạch ‘chắc hơn cả bê tông’ từ nấm