Nhật ký cách ly: “Người Ý phải chối bỏ những thói quen của mình, điều đó thật đau đớn”

Giúp NTDVN sửa lỗi

Những ngày gần đây, số ca tử vong do dịch viêm phổi Vũ Hán ở Ý tăng vọt, chưa bao giờ người dân phải đối mặt với nỗi sợ hãi lớn đến thế. Trong khoảng thời gian tự cách ly, họ đã trải qua rất nhiều cảm xúc...

“Chúng tôi phải chối bỏ những thói quen của mình. Điều đó thật đau đớn”

Beppe Severgnini, một nhà văn Ý, đã chia sẻ về tình cảnh khốn khổ của mình khi nước Ý bị phong toả. Điều này thật khủng khiếp với không chỉ ông mà toàn bộ người dân Ý.

“Một xã hội sôi nổi và cởi mở nay bị phong toả: Nó giống như sự đối nghịch đau lòng vậy. Khi dịch bệnh diễn ra, cuộc sống nơi đây bị đảo lộn. Tôi và tất cả người dân Ý đều chịu chung số phận. Bắt đầu từ phía Bắc, nơi tôi sống, và giờ lan rộng ra cả nước. Mọi thứ đều đóng cửa: không trường học, không tụ họp, không tiệc tùng, không xem phim, không đi chơi, không thể thao. Không quán bar, không nhà hàng. Không cửa hàng nào mở ngoại trừ cửa hàng đồ ăn và hiệu thuốc. Thứ 5 vừa qua (12/3), đã có 15.133 người nhiễm bệnh (khoảng một nửa hiện đang nằm viện); 1.016 người tử vong và 1.258 người hồi phục.

Câu thần chú của chính phủ Ý chỉ có 3 từ: “Restate a casa” nghĩa là “Ở trong nhà”.

Chuyện gì đang xảy ra với một thị trấn nhỏ cạnh Milan trong đại dịch?

Crema là một thành phố xinh đẹp, giàu có và kiêu hãnh, một cộng đồng tinh túy của Ý nơi mọi người đều quen biết nhau. Từ cửa sổ nhà tôi, có thể nhìn ra quảng trường Piazza del Duomo.

Khi tôi viết những dòng này đã là 10 giờ sáng, nhưng quảng trường không có một bóng người - một sự im lặng đến lạ kì. Thông thường, quảng trường sẽ đầy ắp sinh viên, người đi mua sắm, nông dân, bạn bè cùng nhau đi đến quán cà phê để tận hưởng một cốc cappuccino vào buổi sáng. Bên dưới cửa sổ của tôi, người già về hưu thường tụ tập để nói chuyện và đón ánh bình minh sớm. Còn hôm nay, nắng đã chiếu lên những viên gạch của nhà thờ mà chỉ có một người đi xe đạp mang khẩu trang đi qua cổng Torrazzo. Ngay cả tiếng chuông từ nhà thờ nghe cũng khác lạ trong sự yên lặng đến trống rỗng.

Khi tôi viết những dòng này đã là 10 giờ sáng, nhưng quảng trường không có một bóng người - một sự im lặng đến lạ kì.
Khi tôi viết những dòng này đã là 10 giờ sáng, nhưng quảng trường không có một bóng người - một sự im lặng đến lạ kì. (Ảnh: Getty)

Khi gặp nhau, mọi người thường đứng ở khoảng cách xa với sự dè dặt. Điều thật kì cục với người Ý. Thông thường, chúng tôi khi chào nhau sẽ bắt tay và ôm hôn. Chúng tôi là một cộng đồng thân thiện. Người Ý có xu hướng tin tưởng vào giác quan và trực giác của mình hơn thông qua sự tiếp xúc. Đối với chúng tôi, cuộc sống là món ăn, rượu, âm nhạc, nghệ thuật, kiến trúc; hương vị của đồng quê; sự ấm áp của một gia đình và sự ôm ấp thân thiết của bạn bè. Những trải nghiệm cảm xúc đó đều liên quan đến miệng, mũi, tai, mắt và tay của chúng tôi.

Nỗi sợ hãi virus Vũ Hán buộc chúng tôi phải chối bỏ những thói quen của mình. Điều đó thật đau đớn.

Bệnh viện ở Crema đã quá tải với số bệnh nhân nhiễm viêm phổi Vũ Hán. Tôi biết một vài người làm việc ở đó - bác sĩ, y tá, nhân viên. Tất cả họ đều kiệt sức, nhưng không bỏ cuộc. Dịch vụ y tế công cộng ở Lombardy là tốt nhất nước Ý, mà Ý thì được coi là tốt nhất ở châu Âu, vậy mà mọi thứ vẫn thật sự khó khăn. Tính đến thứ 4, đã có 91 trường hợp nhiễm virus Vũ Hán ở Crema, và 263 trường hợp nhiễm ở các khu vực lân cận vùng Cremasco. Vào hôm thứ 3 vừa rồi, ba bạn trẻ đã bắt đầu chiến dịch quyên góp từ thiện và chỉ trong một ngày, họ đã có được 80.000 euro (hơn 2 tỷ Việt Nam đồng). “Nhưng tiền để làm gì nếu bạn không có đủ trang thiết bị để bảo vệ bác sĩ và y tá” - một nhân viên đang làm ở bệnh viện đã nhắn tôi như vậy.

Bạn có thể sẽ nghĩ rằng các hòm thư điện tử của chúng tôi ngập tràn tin nhắn, và giờ thì mọi người đã nắm trọn thời gian trong tay. Nhưng không phải vậy. Hầu hết các email đều là thông báo huỷ bỏ sự kiện hay gián đoạn dịch vụ. Ngay cả phần mềm WhatsApp, mới đầu mọi người còn dùng nó chat chit, hào hứng đùa nhau về bệnh dịch có thể diễn ra, giờ cũng đã gần như “khô héo" vì không ai sử dụng. Mọi người hiện ưa chuộng mạng xã hội như Facebook để chia sẻ với thế giới bên ngoài về tình hình những gì đang xảy ra ở đây, như một thông điệp điện tử được cho vào trong một cái chai và gửi ra bên ngoài vậy.

Ngay cả phần mềm WhatsApp, mới đầu mọi người còn dùng nó chat chit, hào hứng đùa nhau về bệnh dịch có thể diễn ra, giờ cũng đã gần như “khô héo" vì không ai sử dụng.
Ngay cả phần mềm WhatsApp, mới đầu mọi người còn dùng nó chat chit, hào hứng đùa nhau về bệnh dịch có thể diễn ra, giờ cũng đã gần như “khô héo" vì không ai sử dụng. (Ảnh: Shutterstock)

Irene Soave, một bạn đồng nghiệp đã viết cho tôi rằng: “Rốt cuộc thì những người hay hoảng loạn như tôi lại cảm thấy ít hoảng loạn nhất trong thời điểm hiện tại. Một người bạn được cho là “bình-tĩnh-nhất” của tôi đã gọi cho tôi 10 lần một ngày chỉ để hỏi xem tôi có ổn không, nhưng tôi thì cảm thấy tông giọng của họ càng ngày càng cao”.

Con trai Antonio 27 tuổi của chúng tôi đang mở một nhà hàng gần đây. Antonio thuê 6 người trạc tuổi mình. Chúng cố gắng duy trì mọi thứ, nhưng đầu tháng này, chính phủ đã ra lệnh đóng cửa mọi nhà hàng lúc 6 giờ tối. Mặc cho nguyên liệu vẫn có thể mua được và đồ ăn vẫn có thể đóng gói để chuyển đi, nhưng không một nhà hàng nào muốn chỉ mở cửa để phục vụ vào buổi trưa cả. Mọi người không thể đi du lịch hay di chuyển để gặp gỡ nhau. Rất nhiều các công ty du lịch ở Ý đã bắt buộc phải để nhân viên của mình nghỉ không lương hoặc cho thôi việc. Con trai của chúng tôi vẫn quyết định trả lương đầy đủ cho nhân viên của mình ngay cả trong bối cảnh nhà hàng làm ăn thua lỗ. Nhưng liệu con trai tôi sẽ trụ được trong bao lâu?

.......

Chúng tôi cảm thấy mỗi cá nhân giống như người lính cứu hoả trong biển lửa vậy…”

Xem thêm:

Severgnini sau đó đi tới nhà thờ, nhưng chẳng có mấy ai ngoại trừ một người phụ nữ ngồi yên lặng trên ghế đầu, nghe thấy ông mà không quay đầu lại. Khi ông rời nhà thờ, bỗng có tiếng âm nhạc vang lên; thứ âm thanh duy nhất mà cả ngày hôm nay ông mới nghe thấy. Đó là tiếng nhạc phát ra từ một chiếc loa bởi một anh chàng mất trí sống ở thị trấn của Severgnini, người luôn lượn lờ khắp nơi với chiếc xe đạp của mình và một thùng loa ở đằng sau. Vài tháng trước, ai đó đã đánh cắp chiếc loa của anh ta, và những cư dân của thành phố Crema đã quyên góp tiền lại để mua cho anh ta một chiếc loa mới. Anh ta yêu thích những bản nhạc cổ. Và hôm nay, anh ta đang bật bài “Ti Amo,” (Tôi yêu bạn) của Umberto Tozzi. Nó thật vô lý trong thời điểm này nhưng vẫn đem lại một cảm giác tốt đẹp. Sau cùng, cuộc sống vẫn sẽ cần tiếp diễn ở Ý.

Severgnini sau đó đi tới nhà thờ, nhưng chẳng có mấy ai ngoại trừ một người phụ nữ ngồi yên lặng trên ghế đầu, nghe thấy ông mà không quay đầu lại.
Severgnini sau đó đi tới nhà thờ, nhưng chẳng có mấy ai ngoại trừ một người phụ nữ ngồi yên lặng trên ghế đầu, nghe thấy ông mà không quay đầu lại. (Ảnh: Shutterstock)

“Ly hôn sẽ gia tăng sau khi đại dịch qua đi, và cũng có thể nhiều đứa trẻ sẽ ra đời”

Alexis Self vốn đến Ý để khám phá đất nước này, nhưng giờ anh đang bị mắc kẹt trong một căn hộ ở Napoli, sau khi dịch bệnh trở nên nghiêm trọng. Anh đã viết những dòng nhật ký, kể về những cảm xúc của mình trong quá trình tự cách ly.

“Khi mọi người trích dẫn một câu cách ngôn của William Blake rằng, nhận thức vấn đề sau khi nó xảy ra là một điều tuyệt vời, thì họ đã quên mất đoạn cuối của cách ngôn, đó là: “Nhưng dự đoán trước thì tốt hơn, đặc biệt là khi chúng ta sẽ cứu được nhiều mạng người, và thậm chí là vãn hồi cả nỗi đau!”. Đến Ý hơn 1 tháng trước, tôi có thói quen viết nhật ký. Nhìn lại những dòng chữ tôi đã ghi, tôi cảm thấy sốc vì mình đã không nhận ra những dấu hiệu mà cuộc sống đã gửi cho tôi về thảm họa ngày hôm nay.

Cường độ lây lan của dịch bệnh thật sự khiến người ta hoang mang. Gần 1 tuần trước, chúng tôi vẫn còn thong thả nghỉ trưa và tận hưởng những ly cocktail tuyệt hảo. Vậy mà giờ đây, bạn chỉ được phép rời nhà để mua thuốc và thức ăn. Mặc dù ý định ban đầu của tôi đến đây là để trải nghiệm những điều khác lạ, nhưng điều chỉ có trong mơ của đất nước này, nhưng tôi đã thực sự xúc động khi chứng kiến người dân địa phương đối phó với cuộc khủng hoảng thế hệ, một tâm lý chiến đấu với dịch bệnh bằng sự duyên dáng, hài hước và đoàn kết.

Thứ 7 tuần trước nữa, tôi gặp một vài người bạn để nhâm nhi vài ly rượu trong thị trấn. Trời mưa và chúng tôi cố gắng tìm một chỗ ngồi ở trong, nhưng phục vụ không cho chúng tôi vào, mặc dù còn rất nhiều bàn trống. Cô ấy xin lỗi và nói luật mới đã được ban hành, và mỗi nhóm khách cần phải có một bàn trống đặt giữa họ. Chúng tôi không biết, chúng tôi nghĩ thủ tướng chỉ ra lệnh cách ly miền Bắc.

Gần 1 tuần trước, chúng tôi vẫn còn thong thả nghỉ trưa và tận hưởng những ly cocktail tuyệt hảo. Vậy mà giờ đây, bạn chỉ được phép rời nhà để mua thuốc và thức ăn.
Gần 1 tuần trước, chúng tôi vẫn còn thong thả nghỉ trưa và tận hưởng những ly cocktail tuyệt hảo. Vậy mà giờ đây, bạn chỉ được phép rời nhà để mua thuốc và thức ăn. (Ảnh: Getty)

Nhưng sau đó, phong toả đã tiến thêm một nấc thang mới, Ý trở thành quốc gia nghiêm trọng nhất bên ngoài Trung Quốc trước dịch bệnh. Mọi thứ đều đóng cửa chỉ trừ cửa hàng đồ ăn và hiệu thuốc. Mọi người không được phép ra ngoài nếu không phải đến 2 địa điểm này, nếu không họ có thể bị bắt. Suốt ngày chỉ quanh quẩn trong một góc nhỏ, mọi người nói rằng, ly hôn sẽ gia tăng sau khi đại dịch qua đi, và cũng có thể nhiều đứa trẻ sẽ ra đời.

Ngày hôm qua (18/3) là ngày có tỉ lệ tử vong cao nhất, điều đó như muốn nói miền Bắc đã tiệm cận tới đỉnh điểm của bùng phát dịch bệnh. Các chuyên gia nói dịch bệnh có thể lây lan tới miền Nam trong vài tuần tới. Một bệnh viện mới đang được xây ở Napoli để chuẩn bị cho viễn cảnh này. Nếu bạn nghĩ bạn nhiễm virus, bạn có thể gọi 118 và nhân viên y tế sẽ đến nhà kiểm tra miễn phí cho bạn. Từ khi tôi đến đây, tiếng còi của xe cứu thương mỗi khi vang lên lại giống như một âm thanh báo hiệu sự chết chóc.

Tôi cảm thấy như được khích lệ khi bạn bè và gia đình tôi tự cách ly trước khi chính phủ ra lệnh. Tôi rất biết ơn công ty Antonio khi chia sẻ rằng: “Mọi người nên mua chó qua Amazon để có thể ra ngoài". Vậy là chúng tôi trở thành những người bạn cách ly, lên danh sách những việc chúng tôi phải làm khi dịch bệnh qua đi, chắc chắn là chúng tôi sẽ phải đến nhà hàng.

Một vài ngày trước, chúng tôi dùng bữa trưa Chủ Nhật truyền thống của người Neapolitan (mì ý nấu với trai) trên mái nhà. Những âm thanh cuộc sống vọng lại từ những tòa nhà xung quanh, và chúng tôi được trải nghiệm cảm giác không phải nghe tiếng gầm của những chiếc xe phía dưới đường. Bầu trời trong xanh lạ kì, và khi trời tối, những vì sao lấp lánh hiện ra. Nghĩ về Vesuvius (một núi lửa đang hoạt động ở Napoli), tôi tự hỏi đã có bao nhiêu cuộc khủng hoảng mà núi lửa này đã chứng kiến. Hi vọng, đại dịch này sẽ không kéo dài lâu hơn bất cứ điều gì đã xảy ra với thành phố trong lịch sử”.

Thiên An
Tham khảo New York Times và Esquire



BÀI CHỌN LỌC

Nhật ký cách ly: “Người Ý phải chối bỏ những thói quen của mình, điều đó thật đau đớn”