Người Ý nên “chiến đấu" với cách ly và virus thế nào? Quan điểm của một triết gia

Giúp NTDVN sửa lỗi

Dưới đây là tâm sự của một triết gia đang trong tình trạng tự cách ly ở Ý. Để vượt qua quãng thời gian khó khăn, cô đã tự nhủ mình phải nhìn vấn đề một cách lạc quan, và tìm ra thông điệp của cuộc sống trong đại dịch lần này.

“Tôi đang phải đối diện với 14 ngày tự cách ly và tôi cảm thấy thật hãi hùng. Khả năng cao là thời gian cách ly sẽ dài hơn, và chúng tôi sẽ bị phong toả. Nhưng tôi cũng tự hỏi liệu biến cố này có phải cơ hội tốt để chúng ta sống chậm lại và chiêm nghiệm về lối sống của loài người. Liệu đại dịch toàn cầu này có giúp chúng ta thay đổi cách chúng ta suy nghĩ và hành động vì điều tốt đẹp hơn?” - Dan, 44 tuổi đến từ Southampton.

“Họ nói rằng khi rắc rối đến, hãy dẹp bỏ thứ bậc đi?”. Đó là dòng mở đầu trong tiểu thuyết Wide Sargasso Sea (tạm dịch: Biển Sargasso rộng lớn) của Jean Rhy. Vì vậy, khi virus Vũ Hán bắt đầu lan rộng sang châu Âu, điều đầu tiên loé lên trong tôi là phải về nhà của tôi ở Ý để gặp mặt gia đình. Bài học đầu tiên tôi học được từ virus là: hãy nhớ điều gì thực sự quan trọng với bạn.

điều đầu tiên loé lên trong tôi là phải về nhà của tôi ở Ý để gặp mặt gia đình. Bài học đầu tiên tôi học được từ virus là: hãy nhớ điều gì thực sự quan trọng với bạn. 
Điều đầu tiên loé lên trong tôi là phải về nhà của tôi ở Ý để gặp mặt gia đình. Bài học mà tôi học được từ virus là: hãy nhớ điều gì thực sự quan trọng với bạn. (Ảnh: Shutterstock)

Nhà văn Rhys tất nhiên đang nói về phân biệt chủng tộc vào thời thuộc địa, không phải gia đình với những ràng buộc khác, hay loài người với virus. Nhưng bà biết có những cách thức cả tốt và xấu để vứt đi những thứ bậc. Tôi thấy dường như chúng ta đang phải trải nghiệm cả hai. Là một triết gia đang trong tình trạng bị phong toả ở Piedmont, tôi thử chớp lấy cơ hội này để nghĩ về dịch bệnh dạy cho chúng ta và hành tinh này điều gì.

Trước đại dịch toàn cầu, trên góc độ của nhân loại, thì chúng ta đang đoàn kết để chống lại một thảm hoạ tự nhiên xuất hiện dưới hình hài của một con virus. Tôi cảm thấy suy nghĩ này khá thú vị nhưng cũng có phần vô lý. Chúng ta đều bị tổn hại như nhau, cùng mang một mối lo, và chúng ta cần phối hợp để đối phó với dịch bệnh, giành lấy hi vọng. Mặt khác, khi mối đe doạ không chỉ dành riêng cho cá nhân nào, chúng ta hiểu rằng bất cứ khi nào tồn tại “chúng ta", thì cũng có “họ" trong trận chiến. Vậy “họ” ở đây là ai?

Với Rhys, thì đó là cuộc chiến giữa người bản địa Jamaican và những nô lệ châu Phi. Ngày nay, “họ" tồn tại dưới nhiều hình thức, với một khái niệm rộng lớn mơ hồ mà bản chất là, loài người đối đầu với mọi thứ không phải loài người hay những gì tạo ra bởi loài người.

Cách chúng ta nghĩ tự nhiên tách biệt hoàn toàn với loài người là đang đổ lỗi cho biến đổi khí hậu tạo điều kiện cho virus lây lan. Nhưng điều đó có đúng không?

Cách chúng ta nghĩ tự nhiên tách biệt hoàn toàn với loài người là đang đổ lỗi cho biến đổi khí hậu tạo điều kiện cho virus lây lan. Nhưng điều đó có đúng không? 
Cách chúng ta nghĩ tự nhiên tách biệt hoàn toàn với loài người là đang đổ lỗi cho biến đổi khí hậu tạo điều kiện cho virus lây lan. Nhưng điều đó có đúng không? (Ảnh: Shutterstock)

Tôi và Gaia

Có một thứ mà triết học có tác dụng tích cực là “khai quật” tầm nhìn và thói quen của chúng ta về thế giới, sau đó chỉ cho ta biết nên làm gì. Mary Midgley là một triết gia có khả năng vượt trội về chuyển đổi trí tưởng tượng thành tầm nhìn tương lai. Bà ủng hộ ý tưởng của “Gaia" - sự nhân cách hoá Trái đất thành một trong những vị thần nguyên thuỷ của Hy Lạp - để tìm ra những chỉ dẫn về cách sống của chúng ta.

Chúng ta đều là một phần của tự nhiên

Theo Midgley, phương châm 'sự sống và Trái đất là một thể thống nhất, không phân chia cấp bậc và là một hệ thống tự duy trì' không chỉ thực tiễn hơn, mà còn giúp chúng ta nghĩ về bản thân vượt ra ngoài chủ nghĩa cá nhân luôn bao biện lỗi lầm. “Gaia đang giận giữ", tôi đã nghe ai đó nói vậy trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát. Một số người sẽ cười rất to trước câu nói này. Nhưng những người khác sẽ cảm thấy xúc động khi hiểu Trái đất luôn hướng tới sự cân bằng nội tại.

Quay trở lại với “khu vực đỏ" tại Ý, hầu hết chúng ta không nhìn thấy hay tưởng tượng về những sinh vật sống xung quanh mình. Mục đích của chúng ta khi bị phong toả là tránh lây nhiễm từ người sang người. Chúng ta quay trở lại với vòng tròn giao tiếp hẹp nhất: chỉ có tôi và bạn. Hiếm khi ra ngoài, vậy thì mỗi người bạn gặp đều trở thành mối đe doạ của bạn. Nếu họ bất cẩn và đi quá gần bạn, bạn sẽ thấy tức tối. Những người bạn trở thành kẻ xa lạ khi bạn chăm chăm lo lắng cho sức khoẻ của mình. Chúng ta đã từng phớt lờ người khác trên đường phố, nhưng nay chúng ta không thể làm thế. Chúng ta buộc phải để ý đến người khác.

Và đôi khi, chúng ta tự nguyện quan tâm tới người khác vì một lý do tốt đẹp hơn. Dì tôi đã 70 tuổi nhưng tham gia tình nguyện cho hội Chữ thập đỏ để giúp kiểm tra nhiệt độ tại bệnh viện địa phương. Sự rộng lượng dường như thật phi thường. Có lẽ, chúng ta nên suy nghĩ một chút…

Chúng ta đã từng phớt lờ người khác trên đường phố, nhưng nay chúng ta không thể làm thế. Chúng ta buộc phải để ý đến người khác. Chúng ta tự nguyện quan tâm tới người khác vì một lý do tốt đẹp hơn.
Chúng ta đã từng phớt lờ người khác trên đường phố, nhưng nay chúng ta không thể làm thế. Chúng ta buộc phải để ý đến người khác, tự nguyện quan tâm tới người khác vì một lý do tốt đẹp hơn. (Ảnh: Shutterstock)

Định nghĩa lại về tự do

Trong triết học, chủ nghĩa cá nhân có quan hệ mật thiết với sự tự do. Ngay sau khi các biện pháp hạn chế áp dụng với Ý, nhiều người cảm thấy rằng tự do của họ bị đe dọa và bắt đầu khẳng định cá tính bằng nhiều cách. Một số người không đồng ý việc huỷ bỏ các buổi tụ tập và tự tổ chức một buổi riêng. Người khác tiếp tục đi ra ngoài đường như thường lệ.

Chúng ta thường cho rằng, tự do là khi chúng ta được lựa chọn, đối lập với trạng thái khi chúng ta buộc phải nghe theo người khác. Miễn là tôi làm những gì chính phủ yêu cầu, tôi sẽ không có tự do. Tôi đi ra ngoài, không phải bởi tôi muốn thế, mà chỉ để chứng minh là tôi tự do.

Nhưng có một con đường khác tới tự do khi tuân theo quan điểm của Midgley rằng: một người là một phần của một thực thể to lớn hơn. Nếu chúng ta nghĩ rằng mình là một phần của Gaia, thì có phải việc chúng ta gây nguy hiểm cho cộng đồng cũng chính là chúng ta đang tự làm hại mình thay vì có được tự do? Chúng ta có thể nghĩ về tự do theo cách của triết gia Immanuel Kant: lựa chọn những gì bạn cho là đúng. Hay như Plato, thế nào là tốt; chấp nhận sự không thoải mái và nhàm chán để bảo vệ người khác chính là điều tốt.

Đứng từ góc độ của hành tinh và những gì con người gây ra cho Trái đất, một vài nhà môi trường học khẳng định con người là giống loài tội lỗi. Có lẽ một vài người chấp nhận đại dịch vì lý do này. Nhưng nếu chúng ta đặt mình cảm nhận nỗi đau của con người, chúng ta cũng sẽ đau khổ: Giám đốc bệnh viện ở Lombardy gần như suy sụp khi trả lời phỏng vấn trên TV, ông kể về những cái chết hàng loạt phải chứng kiến mỗi ngày.

Liệu hai quan điểm trên, con người là một phần của tổng thể và chủ nghĩa cá nhân, có thể dung hoà với nhau? Đôi khi, nó sẽ gây ra mâu thuẫn và miễn cưỡng. Nhưng đôi khi nó không: chúng ta có thể nhìn thấy những con cá heo khẳng định “chủ quyền" tại vùng biển gần cảng Cagliari, Sardinia; và những đàn cá nhỏ lấp lánh dưới ánh mặt trời ở kênh đào Venice. Chúng có thể sống hoà hợp với con người và tự nhiên. Chúng ta không cần phải chết để có được sự cân bằng. Chúng ta chỉ cần nhìn nhận lại lối sống và vai trò của chúng ta trên hành tinh này.

Chúng ta không cần phải chết để có được sự cân bằng. Chúng ta chỉ cần nhìn nhận lại lối sống và vai trò của chúng ta trên hành tinh này.
Chúng ta không cần phải chết để có được sự cân bằng. Chúng ta chỉ cần nhìn nhận lại lối sống và vai trò của chúng ta trên hành tinh này. (Ảnh: Shutterstock)

Với người như tôi, cách ly không phải là sự hi sinh lớn. Không phải chịu những áp lực từ các mối quan hệ xã hội, làm việc năng suất hay thành công thực ra đem đến cho tôi sự thanh thản. Khi tôi viết ra những dòng này, một tiếng vỗ tay to vang lên trên đường phố. Tôi mở cửa sổ và nhớ rằng có buổi ăn mừng mỗi ngày vào 12 giờ trưa để thể hiện lòng biết ơn với những ai chịu hi sinh không đi ra ngoài. Trên ban công đối diện, một phụ nữ luống tuổi nhỏ nhắn đang vỗ tay hào hứng, mỉm cười và vẫy tay chúng tôi. Ru rú trong nhà chỉ thật sự là hi sinh nếu bạn sống một mình.

Tôi hi vọng cách ly và phong toả có thể cho chúng ta cơ hội nhìn lại bản thân và thay đổi. Hãy nghĩ về việc chúng ta là ai, và mỗi cá nhân đều là một phần trong mạng lưới rộng lớn hơn của sự sống. Vậy thì cách chúng ta đối xử với người khác, tự nhiên và Trái Đất có lẽ sẽ khác đi.

Những chiếc khẩu trang từ Trung Quốc có ghi dòng chữ này: “Chúng ta là những con sóng trên cùng một bờ biển, những chiếc lá trên cùng một cái cây, những bông hoa trong cùng một khu vườn". Đây là câu nói của triết gia La Mã Seneca, nhưng cũng có thể từ Midgley. Ở một bối cảnh khác, điều này nghe có vẻ đa cảm. Nhưng nếu bị phong toả có thể giúp chúng ta tìm thấy câu trả lời, thì ít nhất chúng ta có thể thu hoạch được điều gì đó.

Thiên An

Theo The Conversation
Tác giả: Silvia Panizza



BÀI CHỌN LỌC

Người Ý nên “chiến đấu" với cách ly và virus thế nào? Quan điểm của một triết gia