Người Trung Quốc cảm khái: Chuyến đi Đài Loan khiến tôi thay đổi rất nhiều quan niệm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đa số người Đài Loan vốn là người từ Trung Quốc di cư năm 1949, và hậu duệ của họ. Vậy tại sao người Đài Loan và người Trung Quốc lại khác nhau một trời một vực như thế này.

Cô Anh, bạn tôi, trở về sau chuyến du lịch ở Đài Loan. Ngay khi chúng tôi gặp nhau, cô ấy đã nói cho tôi biết cảm xúc của mình về chuyến đi này. Cô ấy nói: “Ồ, một chuyến đi đến Đài Loan đã thay đổi rất nhiều quan niệm của tôi.”

Tôi nói: “Thật sao? Bạn nói đi”.

Cô Anh cho biết: "Đoàn du lịch của chúng tôi đi đến đâu đều rất sạch sẽ và ngăn nắp. Dưới đất không có túi ni lông và giấy vụn. Ở Trung Quốc thế này sao? Chỗ nào cũng có rác, túi ni lông và bụi bẩn".

Cô tiếp tục nói: "Người Đài Loan luôn nghĩ đến người khác khi làm bất cứ việc gì. Khi đi xe buýt du lịch, hướng dẫn viên nói với chúng tôi: "Hãy uống những chai nước khoáng còn sót lại, đừng vứt chúng đi, hãy vắt kiệt không khí bên trong, và rồi vặn nắp, đặt trước xe".

Chúng tôi hỏi tại sao. Hướng dẫn viên cho biết: "Sau khi đến điểm tham quan, người nhặt rác sẽ đến, như thế này sẽ tiện cầm đi, và chiếm ít không gian hơn".

Sau khi hướng dẫn viên nói xong, nhiều du khách Trung Quốc bên dưới thì thào: "Để tiện lợi cho người nhặt rác sao? Mặc kệ họ".

Người khác nói: "Xem ra hướng dẫn viên và người nhặt rác là cùng nhóm. Nếu hướng dẫn viên không được lợi, thì tại sao lại nghĩ cho người nhặt rác?”

Kết quả là, tất cả người trên xe, ngoại trừ hai du khách là học viên Pháp Luân Công, không ai làm theo lời hướng dẫn viên.

Có một du khách có tâm đề phòng cẩn mật nhất. Khi ở trong khách sạn, cô ấy khóa cửa, cài then, luôn lo sợ có người lấy trộm đồ của cô. Tuy nhiên, khi cô ấy rời đi vào ngày hôm sau, cô ấy để quên một sợi dây chuyền trong phòng. Xe buýt đã đi một lúc mà cô ấy vẫn chưa biết. Lúc này, nhân viên khách sạn đi taxi đến đón đầu xe và lịch sự đưa cho cô sợi dây chuyền. Kể từ đó, cô ấy thay đổi suy nghĩ của mình: cô ấy không bao giờ cài then cửa phòng khách sạn nữa.

臺灣大學土地公廟

Miếu Thổ Địa ở Đại học Đài Loan (Nguồn: wikipedia/CC BY-SA 4.0)

Người dân Đài Loan phổ biến tín Thần và tin lẽ Trời thiện ác hữu báo. Bạn có thể thấy những ngôi miếu Thổ Địa ở khắp mọi nơi. Ai có điều gì đó thì sẽ đến miếu Thổ Địa nói với Thần. Người Trung Quốc bị Đảng cộng sản Trung Quốc tẩy não và không tin vào Thần. Tuy nhiên, những đền miếu được cho là “linh thiêng”, “hữu cầu tất ứng” thì người Trung Quốc lại thường đến cầu xin công danh, tài lộc, sinh con trai, tiêu tai giải hạn.

Miếu Phúc Đức ở Nghi Lan thờ Thần Thổ Địa. (Nguồn: wikipedia/CC BY-SA 4.0)

Người hiểu biết về tâm linh đều biết rằng, các vị chính Thần, Phật, Thánh chỉ gia trì cho họ có thêm sức mạnh vượt qua tai họa nếu họ có lòng thành kính với Thần Phật, chứ không ban phát tài lộc con cái cho họ. Chỉ có “tà thần” hoặc linh thể thấp kém mới làm điều đó. Người Trung Quốc không tin vào chính Thần, mà tin vào tà thần. Có lẽ đó cũng là một trong những lý do tại sao người Trung Quốc bị thiên tai nhân họa liên miên.

Dù là nam hay nữ, người Đài Loan đều ăn nói nhẹ nhàng, nhỏ nhẹ và văn minh. Người Trung Quốc ăn to nói lớn, giống như một cuộc cãi vã.

Kiến trúc ở Đài Loan rất cổ phác, phong cách thuần hậu, gọn gàng và trật tự, không có sơn, chữ, hình vẽ trên tường và rất sạch sẽ.

Những tòa nhà ở Trung Quốc tuy cao to nhưng đâu đâu cũng có thể bắt gặp: "Nhận làm các loại chứng chỉ"; "Nhận làm các loại bằng cấp"; "Chữa các loại bệnh hoa liễu" .. .

Một nam hướng dẫn viên du lịch nói với cô Anh rằng: "Người Trung Quốc buông thả quá. Có lần tôi đến Thượng Hải gặp anh họ. Anh họ tôi là sếp của một công ty. Anh cho gọi một loạt người đẹp của công ty đi. Anh nói cho tôi chọn, họ sẽ làm bất cứ điều gì tôi muốn. Tôi sợ đến mức không dám nhìn lên. Ở Đài Loan sao có thể có chuyện thế này được?"

Ở Đài Loan, bạn không thể nhìn thấy những nơi có dịch vụ sắc dục như phòng chơi mạt chược, phòng chăm sóc chân, và cửa hàng sản phẩm sức khỏe tình dục. Ở Trung Quốc, những thứ này có mặt ở khắp mọi nơi.

Hướng dẫn viên cũng cho biết: "Một số người giàu có ở Trung Quốc thường đưa bồ đến Đài Loan để mua sắm".

Cô Anh hỏi: "Làm thế nào biết rằng đó là bồ?"

Hướng dẫn viên cười và nói: “Nhìn ra ngay. Bồ mua đồ thì rút tiền soạt soạt soạt. Vợ mua đồ thì nói ‘để xem đã’”.

Một hậu duệ của một cựu chiến binh nói với một thành viên trong đoàn du lịch: "Việc tốt lớn nhất mà Chủ tịch Tưởng (Tưởng Giới Thạch) đã làm là: Trong chiến tranh, ông ấy đã vận chuyển hàng chục nghìn di vật văn hóa cổ từ Trung Quốc đến Đài Loan và lưu giữ chúng. Về việc này, người Đài Loan đến nay vẫn kính phục ông”.

NationalPalace MuseumFrontView.jpg

Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc, nơi lưu giữ trên 600.000 cổ vật quý hiếm. (Nguồn: wikipedia/ CC BY 3.0)

Trong đất liền cũng có rất nhiều di tích văn hóa cổ, nhưng trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, tất cả đều bị đập tan thành nhiều mảnh. Số ít kho báu còn lại trong Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh chỉ bằng một phần nhỏ so với ở Đài Loan.

Cô Anh nói: "Khi mua sắm ở Đài Loan, bạn không cần phải mặc cả, bạn có thể trả bao nhiêu tùy thích. Người Đài Loan không hiểu cách mặc cả của người Trung Quốc. Nếu bạn mua sắm ở Trung Quốc thì người ta nói thách giá quá cao. Nếu bạn mua một bộ quần áo với giá 100 tệ, họ đòi bạn 800 tệ. Nếu bạn không mặc cả, bạn sẽ bị coi là một kẻ ngốc".

Nếu bạn hỏi đường ở Đài Loan, dù là người lớn hay trẻ em, họ sẽ nói thật cho bạn, bạn không phải lo lắng về việc bị lừa, họ còn đưa bạn đến nơi nếu gần.

Ở Trung Quốc, nếu hỏi ba người cũng không có trả lời. Có người nói rằng cần phải có tiền. Nếu gặp phải kẻ có tà tâm thì bạn sẽ gặp tai họa.

Trung Quốc và Đài Loan thật sự là hai thế giới khác nhau.

Thanh Hà
Theo Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Người Trung Quốc cảm khái: Chuyến đi Đài Loan khiến tôi thay đổi rất nhiều quan niệm