Người già Trung Quốc chịu 'khủng bố đỏ' bức hại đức tin: 'Chúa đang theo dõi, tội ác của ĐCSTQ sẽ không được dung thứ'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong tất cả các nền văn hóa trên khắp thế giới, bao gồm cả nền văn hóa truyền thống của Trung Quốc, các thế hệ người lớn tuổi luôn được tôn kính về đạo đức, sự chính trực, hay trí tuệ có được từ đức tin và tín ngưỡng của họ. Tuy nhiên, ở Trung Quốc ngày nay, những giá trị ngàn đời đó đang bị tấn công, khiến người già rơi vào hoàn cảnh bị bức hại nghiêm trọng.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), với hệ tư tưởng vô thần hà khắc bắt nguồn từ chủ nghĩa Marx, đã không có một chút lương tâm nào trong việc đàn áp - ngay cả những người cao tuổi - vì niềm tin tâm linh của họ.

Những người cao tuổi theo đạo Cơ Đốc, Phật giáo, người Duy Ngô Nhĩ và học viên Pháp Luân Công - là những đối tượng dễ bị tấn công nhất. Họ thường xuyên bị theo dõi, sách nhiễu, giam giữ, tước đoạt tiền trợ cấp, bị đánh đập, thậm chí có lúc bị tra tấn đến chết.

Việc giám sát và kiểm duyệt internet phức tạp của ĐCSTQ khiến việc thu thập dữ liệu chính xác về các vụ vi phạm nhân quyền hay tội ác diệt chủng trở nên rất khó khăn, nhưng các chuyên gia và các cuộc điều tra độc lập đã cảnh báo rằng: “Tình hình vô cùng tồi tệ”.

Tái hiện phương pháp tra tấn mà Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng để cưỡng bức các học viên Pháp Luân Công từ bỏ đức tin (Ảnh: Minghui.org)
Tái hiện phương pháp tra tấn mà Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng để cưỡng bức các học viên Pháp Luân Công từ bỏ đức tin (Ảnh: Minghui.org)

Khủng bố và vắt kiệt tài chính

Do đại dịch “virus Vũ Hán” (Covid-19) bùng phát khiến nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó có Trung Quốc. Trong khi người dân đang phải đối mặt với khó khăn tài chính, thì ĐCSTQ lại hưởng lợi từ việc “moi tiền” từ lương hưu và trợ cấp của những người cao tuổi trên chính đất nước mình.

Hàng chục năm qua, rất nhiều người cao tuổi về hưu không những phải chịu đựng sự ngược đãi tràn lan mà còn bị giam giữ lương hưu, bổng lộc vì đức tin của họ.

Tạp chí trực tuyến Bitter Winter, trong một bản tin về tự do tôn giáo và nhân quyền ở Trung Quốc cho biết, vào tháng 4/2020, một phụ nữ nghèo theo đạo Thiên chúa ở tỉnh Hà Nam đã bị cắt giảm khoản viện trợ “xóa đói giảm nghèo”. Các quan chức địa phương còn xé bỏ tất cả các câu đối và biểu tượng tôn giáo trong nhà của bà ấy.

Trong một vụ việc khác, các quan chức của thành phố Yingtan, Giang Tây đã xóa bỏ khoản trợ cấp tài chính của một phụ nữ theo đạo Thiên Chúa tại địa phương, vì bà đã tổ chức “các buổi họp tôn giáo” tại nhà.

Theo dữ liệu chưa đầy đủ được thu thập bởi Minghui.org (một trang web có trụ sở tại Hoa Kỳ, chuyên đưa tin về cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc) cho thấy: ĐCSTQ đã tống tiền người nhà của 401 học viên với tổng số tiền hơn 1,12 triệu đô la chỉ riêng trong năm 2020, trung bình khoảng 2.800 đô la mỗi người. Ngoài ra, ít nhất có 161 học viên đã nghỉ hưu bị buộc phải trả lại tiền lương hưu mà họ nhận được, trong thời gian họ bị giam cầm và bức hại bất hợp pháp.

Từ năm 2018 đến 2020, chỉ trong 2 năm ngắn ngủi, có hơn 3.020 học viên cao tuổi trở thành mục tiêu của ĐCSTQ. Tính riêng năm 2020 có đến 1.334 học viên trên 65 tuổi đã bị bức hại. Bất chấp tuổi tác của họ, họ bị lạm dụng về thể chất và tinh thần, một số thậm chí còn bị bức hại đến chết, (theo báo cáo của Minghui.org).

Pháp Luân Công là một môn tập thiền tâm linh cổ xưa, dựa trên các giá trị phổ quát là “Chân - Thiện - Nhẫn”. Môn tập này được phổ cập tự do trên khắp thế giới nhưng đã bị ĐCSTQ đàn áp dã man từ năm 1999 đến nay.

Vào năm 2020, các trường hợp giam giữ lương hưu của các tín đồ tâm linh cao tuổi nổi lên khắp Trung Quốc, từ tỉnh Liêu Ninh - Đông Bắc đến tỉnh Tứ Xuyên - Tây Nam. Và không có dấu hiệu dừng lại vào năm 2021. Dữ liệu được ghi lại trên Minghui.org cho thấy từ tháng 12/2020 đến tháng 1/2021, có 27 học viên bị giam giữ lương hưu vì giữ vững đức tin của họ.

Tờ Bitter Winter đã báo cáo rằng, vào tháng 9/2019, một địa điểm họp Công giáo ở quận Poyang, Giang Tây đã được lệnh “ngừng các hoạt động tôn giáo”. Các quan chức địa phương đe dọa rằng, các thành viên cao tuổi của Hội Thánh sẽ bị thu hồi lương hưu nếu còn tổ chức bất kỳ cuộc họp nào nữa.

Người Công giáo cầu nguyện tại nhà thờ Công giáo Our Lady of Sheshan Basilica ở Thượng Hải, Trung Quốc, vào ngày 24 tháng 5 năm 2013 (Ảnh: Peter Parks/AFP)
Người Công giáo cầu nguyện tại nhà thờ Công giáo Our Lady of Sheshan Basilica ở Thượng Hải, Trung Quốc, vào ngày 24 tháng 5 năm 2013 (Ảnh: Peter Parks/AFP)

Các quan chức đã dỡ bỏ thánh giá của nhà thờ và bức tranh của Đức Mẹ Đồng trinh, thay vào đó bằng các bức chân dung của Chủ tịch Tập Cận Bình và cựu chủ tịch Mao Trạch Đông.

Năm 2017, có 4 tín đồ Cơ đốc giáo ở độ tuổi 70 đã bị cưỡng bức đưa đến đồn cảnh sát địa phương ở tỉnh Tứ Xuyên, và bị giam giữ cho đến 8 giờ tối cùng ngày. Một người trong số họ đã từng bị bắt giữ phi pháp một lần vào năm 2010, được cảnh báo rằng: “Nếu ông ấy tiếp tục tin vào Chúa, họ sẽ hủy trợ cấp sinh hoạt phí và trợ cấp cựu chiến binh của ông”, tạp chí Bitter Winter đưa tin.

Quá tuyệt vọng và lo lắng cho sự an toàn và sức khỏe của người vợ đang nằm liệt giường nếu ông bị bắt giam thêm lần nữa và bị xoá bỏ lương hưu, người đàn ông lớn tuổi đã tự tử. May mắn là người ta đã kịp đưa ông đến bệnh viện và cứu sống ông.

Quấy rối và giám sát liên tục

Những tín đồ cao tuổi của tất cả các tín ngưỡng buộc phải sống trong nỗi sợ hãi thường xuyên bị cảnh sát và chính quyền Trung Quốc sách nhiễu và đe dọa.

Vào tháng 7/2020, những cây thánh giá đã bị cưỡng chế dỡ bỏ khỏi nhiều nhà thờ ở khắp các nơi trên Trung Quốc. Một trong những quan chức thị trấn nói với những người chứng kiến rằng: "Thánh giá phải được gỡ bỏ khỏi tất cả các nhà thờ vì Cơ đốc giáo không thuộc về Trung Quốc", Bitter Winter đưa tin.

Trong nửa đầu năm 2020, nhiều cây thánh giá đã bị dỡ bỏ khỏi nhiều nhà thờ trên khắp tỉnh An Huy, trong ảnh là hình ảnh các nhà thờ trước và sau khi bị gỡ bỏ thánh giá (Ảnh: Tạp chí Bitter Winter)
Trong nửa đầu năm 2020, nhiều cây thánh giá đã bị dỡ bỏ khỏi nhiều nhà thờ trên khắp tỉnh An Huy, trong ảnh là hình ảnh các nhà thờ trước và sau khi bị gỡ bỏ thánh giá (Ảnh: Tạp chí Bitter Winter)

Tờ báo cũng cho hay, tháng 3/2019, một nhà thờ Công giáo ở thành phố Nanyang, tỉnh Hà Nam, bị ĐCSTQ coi là “bất hợp pháp”, đã bị bảy quan chức địa phương đột kích. Họ đập phá bàn, ghế và bục giảng nhà thờ, lục soát nơi ở của linh mục. Hơn 400 cuốn Kinh thánh, loa phóng thanh và các vật dụng có giá trị khác cũng bị cưỡng chế lấy đi.

Chứng kiến ​​vụ tấn công nhà thờ này, một người đàn ông khoảng 70 tuổi, người phụ trách của nhà thờ đã phải thốt lên rằng, các quan chức ĐCSTQ “hành động quá tàn bạo”. Tức giận trước phản ứng của ông lão, một trong những cán bộ đã giơ nắm đấm lên tấn công người đàn ông lớn tuổi.

Tuy nhiên, khi một tín đồ khác nói: "Chúa đang theo dõi những gì con người đang làm và hành động xấu xa của ĐCSTQ sẽ không được dung thứ", viên cảnh sát đã dừng lại.

Cũng theo báo cáo của Bitter Winter, trong một vụ việc khác vào năm 2017, một người đàn ông Cơ đốc già, khiếm thính khoảng 70 tuổi, mắc bệnh tiểu đường và bệnh lao đã bị cảnh sát giam giữ và đánh đập gây thương tích khắp người, ông cũng bị buộc chân vào giường.

Khi các thành viên trong gia đình của ông hỏi lý do gì đã bắt giữ và tra tấn ông, các quan chức ĐCSTQ cáo buộc rằng ông đã “chống lại Đảng”.

Trong rất nhiều trường hợp, ĐCSTQ đã bịa ra lời nói dối và tạo các bằng chứng giả mạo để bắt giữ các học viên Pháp Luân Công.

Theo luật hình sự Trung Quốc, những người trên 75 tuổi sẽ được khoan hồng nhiều hơn. Tuy nhiên, theo báo cáo của The Epoch Times, chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ bà Chen Guifen, 80 tuổi bằng cách thay đổi năm sinh của bà, khiến bà “trẻ hơn 5 tuổi” để lấy cớ giam giữ và trừng phạt bà bằng các hình thức hà khắc hơn.

Bà Guifen đã bị bắt giữ bất hợp pháp khi đang phát các tờ rơi thông tin để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Công đang diễn ra ở Trung Quốc. Wu Shaoping, một cựu luật sư nhân quyền ở Thượng Hải, nói rằng chính quyền đã cố tình thay đổi tuổi của bà để họ có thể đưa ra hình phạt nghiêm khắc hơn.

“Thay đổi ngày sinh của mọi người tự nó đã là vi phạm pháp luật. Đặc biệt là vì mục tiêu của họ là tống những người vô tội vào tù”, ông Wu nói.

Người Công giáo cầu nguyện tại nhà thờ Công giáo Our Lady of Sheshan Basilica ở Thượng Hải, Trung Quốc, vào ngày 24 tháng 5 năm 2013. (Ảnh: Peter Parks/AFP)
Người Công giáo cầu nguyện tại nhà thờ Công giáo Our Lady of Sheshan Basilica ở Thượng Hải, Trung Quốc, vào ngày 24 tháng 5 năm 2013. (Ảnh: Peter Parks/AFP)

Bị bức hại đến chết

Ngoài việc bắt giữ phi pháp và tống tiền, chính quyền Trung Quốc đã không ngần ngại tra tấn các tín đồ tâm linh cao tuổi đến chết.

Trong một báo cáo của Bitter Winter, vào ngày 19/9/2014, bà Zhang Peibi, một phụ nữ Cơ đốc giáo 82 tuổi ở thị trấn Tai'an, quận Vạn Châu, Trùng Khánh, đã bị cưỡng bức đưa đến một lớp giáo dục chính trị và tư tưởng ở một trường tiểu học trong thị trấn để "cải tạo đức tin".

Một đêm dài bị tra tấn tinh thần, bà cụ phải thức trắng để nghe những lời “dạy dỗ” và bị bắt nhịn đói, bà cụ đã ngã quỵ vào buổi chiều hôm sau khi đang trên đường trở về nhà. Con trai của bà đã đưa bà đến bệnh viện, nhưng bất chấp những nỗ lực và tiền bạc đã bỏ ra, bà đã qua đời vào ngày 22/9 - chỉ ba ngày sau khi bị đưa đi “tẩy não”.

Một học viên Pháp Luân Công 77 tuổi, tên là Li Shaochen ở Thiên Tân, đã bị bắt vào ngày 7/12/2016 và bị Tòa án quận Hồng Kiều kết án 4 năm rưỡi tại nhà tù Binhai vào tháng 10/2017. Tháng 5/2019, nhà tù nơi người này bị kết án đã thực hiện một chiến dịch buộc các học viên Pháp Luân Công phải từ bỏ đức tin của họ.

Các hình thức tra tấn thể chất khác nhau như không cho ngủ và bắt nhịn đói 24/24h liên tục nhiều ngày. Kết quả của sự tra tấn trong tù này là học viên cao tuổi Li đã mất đi sinh mạng vào tháng 3/2020, theo báo cáo từ trang Minghui.org.

Một trường hợp khác là ông Fu Yishuan - một sĩ quan quân đội 92 tuổi về hưu, đã phải chịu đựng sự bức hại trong hai thập kỷ trước khi qua đời vào tháng 9/2020. Ông Fu sống ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, cảm thấy sức khỏe của mình được cải biến rõ rệt sau khi thực hành các bài tập thiền định của Pháp Luân Công.

Tuy nhiên, khi ĐCSTQ phát động cuộc đàn áp tà ác đối với Pháp Luân Công vào năm 1999, ông Fu liên tục bị cảnh sát quấy rối và tẩy não. Áp lực tinh thần lớn đến mức ông Fu đã từng ngất xỉu và phải vào phòng hồi sức cấp cứu trong bệnh viện.

Do bị khủng bố tinh thần liên tục, ông Fu không thể sống trong căn hộ mà quân đội cấp, ông phải chuyển đến sống cùng gia đình để trốn cảnh sát. Ông đã không bao giờ có thể trở về nhà cho tới khi chết, Minghui.org đưa tin.

Đông Mai

Theo Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

Người già Trung Quốc chịu 'khủng bố đỏ' bức hại đức tin: 'Chúa đang theo dõi, tội ác của ĐCSTQ sẽ không được dung thứ'