Muốn hạnh phúc, đầu tiên hãy 'bi quan' lên!

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tất cả chúng ta đều muốn được hạnh phúc, nhưng làm thế nào để hạnh phúc? Trong nhiều thế kỷ, các nhà triết học luôn vật lộn để tìm kiếm con đường dẫn đến hạnh phúc. Và một trong những hoàng đế vĩ đại nhất của Rome, Marcus Aurelius có câu trả lời có thể gây shock cho bạn.

Bạn sẵn sàng cho câu trả lời chưa?

Hãy là một người bi quan.

Đề xuất này có vẻ kém hấp dẫn giống như việc phải đến từng nhà tiếp thị sản phẩm để kiếm tiền vậy.

Nhưng hãy suy nghĩ một chút và bạn có thể phải suy nghĩ lại về phản ứng ban đầu của mình.

Thừa nhận những khía cạnh tiêu cực của cuộc sống

Mặc dù thực tế là chúng ta ngập chìm trong một đại dương giải trí với vô số những lời khuyên từ các chuyên gia tâm linh, Báo cáo Hạnh phúc Thế giới (World Happiness Report) cho thấy mức độ hạnh phúc nói chung đang giảm dần.

Báo cáo cho rằng nguyên nhân của việc suy giảm hạnh phúc là sự gia tăng ham muốn, nhưng đọc kỹ tự truyện “Thiền định” (Meditations) của Aurelius, ta có thể thấy một vấn đề sâu sắc hơn trong cách chúng ta theo đuổi hạnh phúc: Chúng ta không tập trung vào những tiêu cực trong cuộc sống.

Nghe khó tin quá đúng không? Trong “Thiền định” có rất nhiều đoạn như:

“Cuộc đời của chúng ta rất ngắn. … Không có gì để hứng thú cả."

“Trong [cuộc đời] đen tối như vậy, một vũng bùn như vậy... Tôi không biết cái gì mới quý giá hoặc cần phấn đấu cho điều gì”.

“Khi bạn thức dậy vào buổi sáng, hãy tự nhủ: Những người mình phải gặp hôm nay có thể sẽ tầm thường, vô duyên, kiêu ngạo, không trung thực, ghen tỵ hoặc cáu kỉnh”.

Một cái nhìn dữ dội về cuộc sống như vậy có thể làm bạn tưởng như sẽ dẫn mình thẳng đến một bệnh viện tâm thần. Nhưng hóa ra lại không phải vậy.

Một cái nhìn dữ dội về cuộc sống như vậy có thể làm bạn tưởng như sẽ dẫn mình thẳng đến một bệnh viện tâm thần. Nhưng hóa ra lại không phải vậy.
Một cái nhìn dữ dội về cuộc sống như vậy có thể làm bạn tưởng như sẽ dẫn mình thẳng đến một bệnh viện tâm thần. Nhưng hóa ra lại không phải vậy. (Ảnh: Shutterstock)

Bi quan không phải là tuyệt vọng

Trước khi bạn phản đối Aurelius, hãy suy nghĩ một chút về sự bi quan là gì. Theo Merriam-Webster, chủ nghĩa bi quan là một xu hướng nhấn mạnh các khía cạnh bất lợi. Aurelius thì không ủng hộ sự tuyệt vọng. Ngược lại, ông viết, khi bạn thức dậy vào buổi sáng, hãy nghĩ về một đặc quyền quý giá khi vẫn còn sống ngày hôm nay.

Ông nhấn mạnh rằng, bằng cách tập trung vào những tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày, đồng thời đánh giá cao giá trị vốn có của cuộc sống, chúng ta sẽ có ý thức trân trọng cuộc sống của mình hơn, và đó là bước đệm cho hạnh phúc thực sự.

Hãy thử ngẫm nghĩ một chút: Có bao nhiêu điều chúng ta làm bây giờ sẽ quan trọng hoặc được ghi nhớ trong năm năm? Mười năm hay mười lăm năm nữa?

Cá nhân, tôi không thể nghĩ được mấy điều. Và để rõ ràng, tôi không nói về nhu cầu (thức ăn, chỗ ở, v.v.). Tôi nói về mong muốn. Những thứ chúng ta theo đuổi chỉ có giá trị nhất thời: có căn nhà sang trọng hơn, phong cách thời thượng hơn, nổi tiếng hơn, hay có những mối quan hệ hòa hợp. Chúng ta quá thường xuyên là những người đi tìm kiếm niềm vui nhưng cảm xúc về hạnh phúc dường như nằm ngoài tầm kiểm soát của ta. Lúc nó đến ta cảm thấy hạnh phúc. Có lúc nó lại chạy đâu mất làm ta cứ phải mòn mỏi đi tìm.

bằng cách tập trung vào những tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày, đồng thời đánh giá cao giá trị vốn có của cuộc sống, chúng ta sẽ có ý thức trân trọng cuộc sống của mình hơn, và đó là bước đệm cho hạnh phúc thực sự.
Bằng cách tập trung vào những tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày, đồng thời đánh giá cao giá trị vốn có của cuộc sống, chúng ta sẽ có ý thức trân trọng cuộc sống của mình hơn, và đó là bước đệm cho hạnh phúc thực sự. (Ảnh: Shutterstock)

Không phải “đi tìm hạnh phúc” nữa

Thay vì trở thành nô lệ cho những ý thích bất chợt, sự bi quan của Aurelius, đặt những ham muốn của chúng ta vào góc nhìn cá nhân.

“Nếu bạn không thể dừng việc đánh giá cao những thứ bạn không có, bạn sẽ không bao giờ được tự do - tự do ý chí, khả năng tự chủ và sự an nhiên tự tại”, Aurelius viết.

Một khi chúng ta “ngừng nhìn ra bên ngoài, thì chúng ta sẽ cảm thấy trọn vẹn, không còn ham muốn và khao khát tận hưởng mọi thứ nữa”.

Đối với Aurelius, đó là hạnh phúc thực sự. Tự do khỏi những cám dỗ vô tận của cái mới, cái lạ thường và những điều thú vị. Tự do để tập trung vào những gì thực sự quan trọng.

Hãy đối mặt: đây không phải là một kết luận đặc biệt hấp dẫn. Đây không hẳn là một chỉ dẫn để ai cũng có thể dễ dàng bước trên con đường đi đến hạnh phúc. Nó đòi hỏi phải làm điều khó khăn là chấp nhận hiện tại, và tương lai có thể sẽ không dễ chịu như chúng ta muốn.

Nhưng cái hay của “chủ nghĩa bi quan Aurelius” là nó giải phóng chúng ta khỏi sự cần thiết “phải như thế này” hay “phải như thế kia”. Nếu không có gì khác, Aurelius và “sự bi quan” của ông nói với chúng ta rằng: Hãy nhớ rằng thực ra không cần nhiều thứ để có một cuộc sống hạnh phúc, chỉ cần chấp nhận nó thôi đã là đủ rồi!

My My
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Muốn hạnh phúc, đầu tiên hãy 'bi quan' lên!