Một xô nước lạnh đủ giết chết người đàn ông vạm vỡ, đừng xem nhẹ những chuyện nhỏ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bác sĩ Ding Yahui phó Khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhân dân tỉnh Chiết Giang từng đăng một dòng trạng thái dài trên Weibo khiến ai đọc cũng thấy xót xa “Một xô nước lạnh đã phá hủy một gia đình. Đây không chỉ là một sự việc rủi ro, mà là một câu chuyện buồn đối với chúng ta”.

Bác sĩ Ding chia sẻ rằng, ông viết dòng trạng thái này vào lúc 5 giờ sáng, khi câu chuyện buồn này vừa diễn ra chừng 3-4 giờ đồng hồ. Khi viết những dòng này, tâm trạng ông rất phức tạp và hỗn loạn, bởi chỉ vì một gáo nước lạnh mà một gia đình đã phải chia ly, âm dương cách biệt.

Dưới đây là nội dung viết trên Weibo của Tiến sĩ Ding:

Sau nhiều giờ vật lộn căng thẳng trong phòng cấp cứu, tôi quay trở về phòng trực với một sự thất vọng tột cùng.

Một bệnh nhân nam 53 tuổi bị nhồi máu cơ tim, được gia đình đưa đến bệnh viện với hy vọng cấp cứu kịp thời. Nhưng ngay khi ở trên xe cấp cứu, tình trạng của anh đã rất nguy cấp.

Các nhân viên y tế trong phòng cấp cứu đã cố gắng dùng hết chuyên môn, ngay lập tức bắt tay hồi sinh tim phổi. Ngay sau đó tôi cũng đến phòng cấp cứu, phải mất hơn nửa tiếng để hồi phục được nhịp tim của anh. Nhưng việc bị nhồi máu cơ tim diện rộng và sốc tim kéo dài đã làm tiêu tan hy vọng của mọi người, những cố gắng cuối cùng của chúng tôi cũng thất bại. Mặc dù đã sử dụng liều trợ tim rất mạnh và máy tăng áp, bệnh nhân cũng không qua khỏi.

Khi các thành viên trong gia đình yêu cầu tôi nói trực tiếp tin dữ cho vợ bệnh nhân, cô ấy đã khóc không nói nên lời và chỉ gật đầu đáp lại tôi một cách bất lực. Nhìn cô ấy, tôi thấy mình như một kẻ bại trận, hoàn toàn bất lực và thua cuộc.

Khởi nguồn của thảm kịch này chỉ là một xô nước lạnh để ‘giải nhiệt’

Trước khi câu chuyện này xảy ra, sức khỏe của bệnh nhân được cho là “đủ sức giết hổ”. Nhưng sau khi dội gáo nước lạnh lên người, anh bắt đầu thấy tức ngực dai dẳng. Ban đầu anh cho rằng chỉ là một cơn say nắng, nhưng sau đó các cơn đau kéo đến nhiều hơn và dẫn đến các cơn tức ngực.

Anh được đưa đến bệnh viện địa phương, và được chẩn đoán là nhồi máu cơ tim diện rộng.

Mặc dù bệnh viện địa phương đã khẩn trương can thiệp và chống tắc mạch vành bằng phương pháp đặt stent, nhưng tình trạng bệnh của anh vẫn ngày càng nặng, huyết áp bắt đầu giảm, cơn tức ngực tăng trở lại. Cuối cùng, khi anh ấy đến bệnh viện của bác sĩ Ding, tim anh ấy đã ngừng hoạt động hoàn toàn.

Mong mọi người rút kinh nghiệm cho câu chuyện buồn này, và cố gắng tránh kích thích lạnh đột ngột, để giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não.

Nguyên nhân vì đâu?

Thời tiết nắng nóng khiến người đàn ông này cảm thấy khó chịu, anh đã lấy xô nước lạnh dội xuống đầu và cảm thấy dễ chịu ngay lập tức, nhưng không lâu sau thì thấy tức ngực và vã mồ hôi.

Ba giờ sau, một vùng lớn cơ tim bị nhồi máu, huyết áp ngày càng giảm, sốc tim và ngừng tim, dù đã cấp cứu nhiều lần, dùng liều lớn thuốc trợ tim và máy tăng áp nhưng anh vẫn không qua khỏi.

Tiến sĩ Ding Yahui cho biết, dựa trên thực nghiệm cho thấy nước lạnh gây ra sự co bóp của hệ thống tim mạch. Có một phương pháp chẩn đoán y tế co thắt mạch vành là xét nghiệm điều áp nước lạnh. Việc nhúng tay vào xô nước đá có thể gây ra cơn đau thắt ngực hoặc gây ra thay đổi thiếu máu cục bộ trên điện tâm đồ ở một số bệnh nhân. Đặc biệt người trung niên và cao tuổi phải tránh làm lạnh đột ngột trong môi trường nhiệt độ cao.

Hãy nắm rõ các trạng thái mà chúng tôi đề cập đến dưới đây. Đừng tắm trong 6 tình huống này:

  1. Không nên tắm khi huyết áp quá thấp

Do nhiệt độ nước thấp (nước lạnh) khi tắm, có thể làm giãn mạch máu của người, với người huyết áp thấp thì máu cung cấp lên não không đủ và dễ bị suy sụp, tức ngực.

  1. Phụ nữ có thân hình quá gầy không được tắm nước lạnh

Đối với những phụ nữ có vóc dáng quá kém (gầy, suy nhược) thì không được tắm bằng nước lạnh, bởi vì với sức đề kháng kém, người này sẽ dễ bị cảm, sốt và các bệnh khác do sự kích thích của nước lạnh.

  1. Không nên tắm sau khi uống rượu

Rượu ức chế hoạt động của gan và cản trở việc giải phóng glycogen (chứa năng lượng dự trữ trong cơ thể). Khi tắm nước lạnh đột ngột, lượng đường tiêu thụ trong cơ thể con người sẽ tăng lên. Nếu bạn tắm sau khi uống rượu bia, lượng đường trong máu không được bổ sung kịp thời, bạn dễ mắc các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, suy nhược toàn thân, trường hợp nặng có thể bị hạ đường huyết và hôn mê.

  1. Không nên tắm ngay sau khi làm việc

Dù là lao động chân tay hay trí óc, hãy nghỉ ngơi một chút trước khi tắm, nếu không sẽ dễ khiến máu cung cấp cho tim và não không đủ, thậm chí có thể bị ngất xỉu.

  1. Không nên tắm khi sốt

Khi nhiệt độ cơ thể của một người tăng lên 38°C, lượng calo tiêu thụ của cơ thể có thể tăng 20%. Lúc này cơ thể tương đối yếu, dễ xảy ra tai nạn khi tắm lúc này.

  1. Không tắm ngay sau bữa ăn

Sau bữa ăn, máu trong cơ thể tập trung ở hệ tiêu hóa để quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi. Nếu bạn tắm vào thời điểm này, các mạch máu xung quanh sẽ giãn ra và máu sẽ phân phối lại. Sự lưu thông máu trong hệ tiêu hóa tương đối giảm, có thể gây ra chứng khó tiêu, v.v.

Matxa 5 vùng trên cơ thể khi tắm có lợi cho sức khỏe

Xoa cổ: có thể ngăn ngừa cảm lạnh

Xối vào huyệt này bằng nước nóng có tác dụng bổ trợ trị cảm mạo phong hàn, ho, nhức đầu, v.v.

Xoa tam thất: hạ huyết áp và nhuận tràng, giảm chứng mất ngủ

Trên tai có một vùng tam giác gọi là “huyệt tam giác”, khi đi tắm nên rửa vùng này bằng nước nóng kết hợp xoa bóp, có tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp, giảm táo bón rất tốt, cải thiện tình trạng mất ngủ. .

Xoa nách: ngăn ngừa các bệnh về tuần hoàn

Dưới nách có một huyệt quan trọng là huyệt Cực Tuyền, xoa bóp huyệt này có tác dụng mở rộng lồng ngực và trấn tĩnh tinh thần, có thể hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành tim, di chứng mạch máu não và các bệnh khác.

Xoa bắp chân: tiêu mỡ và giảm mệt mỏi

Rửa bắp chân bằng nước nóng có thể nhanh chóng làm tăng nhiệt độ cơ thể, đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu và trao đổi chất trong cơ thể, đốt cháy chất béo hiệu quả; "huyệt Thừa Sơn" trên bắp chân cũng có thể làm giảm mệt mỏi.

Xoa lòng bàn chân: dưỡng tinh khí, bổ thận tráng dương, chống lão hóa sớm.

Nên xoa hai bàn tay vào nhau, dùng lòng bàn tay trái xoa bóp huyệt Dũng Tuyền bàn chân phải, lòng bàn tay phải xoa bóp huyệt Dũng Tuyền bàn chân trái, mỗi lần 100 cái. Điều này giúp ngăn ngừa lão hóa sớm.

Người trên 60 tuổi khi tắm cũng cần lưu ý 4 điểm quan trọng này!

  1. Mang theo một chiếc ghế dài và đi tắm

Người lớn tuổi sức lực hạn chế, đứng lâu có thể cảm thấy mất sức, dễ ngất xỉu, trượt chân ngã. Mang theo một chiếc ghế dài nhỏ khi đi tắm, bạn có thể ngồi tắm rửa khi mệt mỏi, tiết kiệm năng lượng và không lo bị trượt ngã.

  1. Chống trơn trượt trong phòng tắm

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời điểm trơn trượt nhất trong phòng tắm là lúc bạn bước ra khỏi bồn tắm hoặc buồng tắm, nhiều người cao tuổi bị gãy xương, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Chuẩn bị một đôi dép đi trong nhà để có thể bước đi vững vàng, tốt nhất nên lót một tấm thảm chống trượt trong và ngoài phòng tắm. Trong khu vực tắm, có thể lắp đặt tay vịn để tránh bị ngã.

  1. Bổ sung nước kịp thời

Khi tắm bạn sẽ đổ rất nhiều mồ hôi, nếu mất nước quá nhiều mà không bổ sung kịp thời có thể dẫn đến suy sụp và ngất xỉu. Uống một cốc nước đun sôi trước khi tắm và bổ sung nước càng sớm càng tốt sau khi tắm, tốt nhất là nước trà, có thể bổ sung lượng nước bị mất trong cơ thể tốt hơn. Tốt nhất người cao tuổi nên uống nước thành từng ngụm nhỏ, với tốc độ chậm và không quá mạnh.

Thời tiết nắng nóng dễ khiến chúng ta muốn giải tỏa ngay lập tức bằng nước lạnh, xin hãy rút kinh nghiệm từ bài viết này, nhắc nhở bản thân và những người xung quanh cẩn thận hơn. Sức khỏe là vô cùng quý giá đối với mỗi người, vì vậy hãy trân quý cơ thể mình và đừng để những điều đáng tiếc xảy ra.

Từ Tịnh

Theo aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Một xô nước lạnh đủ giết chết người đàn ông vạm vỡ, đừng xem nhẹ những chuyện nhỏ