Văn hóa Madagascar: Khiêu vũ cùng những bộ xương và các tập quán khác lạ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Madagascar thường được gọi là lục địa thứ tám vì đây là một hòn đảo đặc biệt. Không chỉ là hòn đảo lớn thứ năm trên thế giới, mà nó còn độc đáo ở nhiều khía cạnh.

Madagascar thường được gọi là lục địa thứ tám vì đây là một hòn đảo đặc biệt. Không chỉ là hòn đảo lớn thứ năm trên thế giới, mà nó còn độc đáo ở nhiều khía cạnh.
Madagascar thường được gọi là lục địa thứ tám vì đây là một hòn đảo đặc biệt. Không chỉ là hòn đảo lớn thứ năm trên thế giới, mà nó còn độc đáo ở nhiều khía cạnh. (European Space Agency)

Madagascar có hệ động thực vật phong phú và độc đáo. Vượn cáo là động vật được biết đến nhiều nhất ở ​​Madagascar. Nhưng, còn có vô số các loài khác. Khoảng hơn 80% động thực vật của đảo không tồn tại ở bất kỳ nơi nào khác trên Trái đất.

Các loài vật sinh sống trong một môi trường có cảnh quan tuyệt vời. Ngoài khơi bờ biển phía đông châu Phi, khí hậu của Madagascar là nhiệt đới dọc theo bờ biển, nội địa ôn đới và khô cằn ở phía nam. Hòn đảo này có những khu rừng mưa nhiệt đới, rừng khô nhiệt đới, cao nguyên và sa mạc. Đảo có hơn 3.000 dặm bờ biển, và hơn 250 hòn đảo lớn nhỏ là quê hương của một số hệ san hô lớn nhất thế giới và khu vực rừng ngập mặn rộng lớn nhất bờ tây Ấn Độ Dương.

Người dân Madagascar cũng là duy nhất. Họ pha trộn giữa người châu Phi và người châu Á. Làn sóng định cư quan trọng nhất đến từ châu Á, người Malayo-Indonesia di cư đến từ trước thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên. Bộ lạc Merina vùng cao, qua nhiều thế kỷ, giai cấp thống trị, vẫn còn rám nắng. Ngôn ngữ Malagasy có nguồn gốc từ Austronesian, và nền văn minh lúa nước tiếp tục chứng minh nguồn gốc châu Á. Yếu tố châu Phi chiếm ưu thế nhất ở khu vực phía tây khô cằn của Madagascar với đàn gia súc zebu và người Sakalava cao lớn.

Nền nông nghiệp lúa nước ở Madagascar càng chứng tỏ nguồn gốc Châu Á của hòn đảo này.
Nền nông nghiệp lúa nước ở Madagascar càng chứng tỏ nguồn gốc Châu Á của hòn đảo này. (Pixnio)

Cuộc sống của người Malagasy bị chi phối bởi một hệ thống cấm kỵ gọi là Fady. Nó đề cập đến một loạt các lệnh cấm văn hóa đối với con người, địa điểm, hành động hoặc bất kỳ đối tượng nào. Những điều cấm kỵ được cho là được thực thi bởi các thế lực siêu nhiên và chủ yếu được kết nối với việc thờ cúng tổ tiên Malagasy.

Fady là một phần quan trọng của văn hóa Malagasy. Khái niệm này bao gồm các phong tục và truyền thống cụ thể, cũng như những quy định về đạo đức. Azafady là từ tiếng Malagasy có nghĩa là “vui lòng”, hay “xin lỗi, cho tôi làm phiền", và cũng có nghĩa là “không phải là fady". Một số fady áp dụng trên khắp Madagascar, chẳng hạn như không bao giờ chỉ tay vào một ngôi mộ, hoặc phụ nữ mang thai không nên ăn lươn nhưng một số fady lại áp dụng cho làng xã, bộ lạc, hoặc gia đình cụ thể. Fady cũng có thể liên quan đến các loài động vật như không bao giờ săn vượn cáo vì văn hóa dân gian có nhắc tới, hoặc cần phải bảo vệ những thác nước linh thiêng trong khu bảo tồn núi như Montagne d’Ambre. Hầu hết các fady đều có những câu chuyện thú vị đằng sau. Hướng dẫn viên địa phương hiểu được các phong tục có trong fady đều sẽ giải thích cho du khách, khách du lịch luôn tôn trọng những fady.

Cuộc sống của người Malagasy bị chi phối bởi một hệ thống cấm kỵ gọi là Fady. Khái niệm này bao gồm các phong tục và truyền thống cụ thể, cũng như những quy định về đạo đức.
Cuộc sống của người Malagasy bị chi phối bởi một hệ thống cấm kỵ gọi là Fady. Khái niệm này bao gồm các phong tục và truyền thống cụ thể, cũng như những quy định về đạo đức. (Needpix)

Tưởng nhớ người quá cố

Thờ cúng tổ tiên rất quan trọng trong nền văn hoá Malagasy. Cái chết được xem là phần quan trọng của cuộc đời và người ở lại luôn có nghi thức tôn trọng tổ tiên quá cố. Famadihana là một truyền thống tang lễ, cũng được biết đến là “sự chuyển động của những bộ xương" hay khiêu vũ với cái chết. Người thân đã qua đời được đưa ra khỏi ngôi mộ của gia đình và thi thể được bọc trong một tấm vải lụa mới. Sau đó, những người họ hàng sẽ đưa cơ thể này lên trên đầu và nhảy múa trong đám rước theo nhạc. Điều này được thực hiện để tôn vinh người quá cố, diễn ra khoảng 7 năm một lần. Đó cũng là lúc các thành viên trong gia đình từ khắp mọi nơi gần xa tụ họp cho một cuộc hội ngộ thú vị.

Chôn dây rốn của của trẻ mới sinh

Khi một người phụ nữ sinh con, nữ hộ sinh sẽ mang dây rốn và nhau thai cho người cha. Theo truyền thống, trách nhiệm của ông là chôn chúng dưới một tảng đá bằng phẳng ở lối vào của ngôi nhà tổ tiên. Ngày nay ở các khu vực thành thị, nó được chôn cất ở một nơi xung quanh ngôi nhà, trong một khu vực không có khả năng bị ô nhiễm. Khi chôn chúng xuống đất, người cha đảm bảo không bao giờ quay đầu lại. Sự chôn cất này là biểu tượng cho sự vĩnh cửu của huyết thống. Trong tín ngưỡng của người Malagasy, một đứa trẻ mới sinh bị mất dây rốn hoặc không chôn dây rốn đúng cách, đứa trẻ đó lớn lên sẽ trở thành một người đãng trí.

Tất cả các ngôi nhà đều hướng về phía Tây

Khi một người Malagasy xây dựng một ngôi nhà, họ cần tôn trọng và tuân thủ một số nghi thức và quy tắc. Một trong những điều này là hướng của ngôi nhà. Người Malagasy tin rằng ánh nắng mặt trời tốt nhất là vào buổi chiều khi mặt trời bắt đầu lặn, vì vậy tất cả các ngôi nhà nên mở hướng Tây. Trong quy trình xây dựng truyền thống, mặt tiền phía đông được đóng lại không có cửa sổ hoặc cửa ra vào. Cửa sổ thường chỉ được đặt ở phía bắc và cửa chính ở phía tây.

Người Malagasy tin rằng ánh nắng mặt trời tốt nhất là vào buổi chiều khi mặt trời bắt đầu lặn, vì vậy tất cả các ngôi nhà nên mở hướng Tây.
Người Malagasy tin rằng ánh nắng mặt trời tốt nhất là vào buổi chiều khi mặt trời bắt đầu lặn, vì vậy tất cả các ngôi nhà nên mở hướng Tây. (Pikist)

Không bao giờ có một đám tang vào thứ năm

Mỗi ngày đều sẽ thuận lợi cho một việc nào đó, theo niềm tin của người Malagasy. Thứ Năm là ngày đầu tiên trong lịch Malagasy và vì vậy, đó là ngày tốt nhất để bắt đầu bất cứ điều gì bạn muốn làm lâu dài, đặc biệt là xây nhà chẳng hạn. Theo cách tương tự, không nên tổ chức tang lễ vào thứ năm, vì nó có thể trở thành điểm khởi đầu của những cái chết liên tiếp trong gia đình. Nói chung, người Malagasy không bao giờ tổ chức chôn cất vào ngày này.

Chỉ dùng thìa sau người lớn

Trong xã hội Malagasy, tôn trọng người lớn tuổi là một phong tục truyền thống bắt buộc ở các vùng nông thôn. Một khi bữa ăn được đem ra, không ai được phép lấy dao nĩa của mình trước khi người lớn tuổi lấy xong. Người này có thể là cha, bà hoặc ông. Một khi họ đã nhấc thìa và bắt đầu ăn, những người còn lại trong gia đình cũng có thể bắt đầu ăn.

Thực phẩm và văn hóa thường gắn liền với nhau, và ở Madagascar, các đặc tính khác nhau của (gạo) - một loại lương thực phổ biến - đã trở thành một phần vốn có của văn hóa Malagasy. Không có bữa ăn nào là không có cơm, từ bữa sáng cho đến bữa tối, thậm chí còn có một loại nước gạo được gọi là ranovola, trong tiếng Malagasy ranovola có nghĩa là loại nước giá trị. Mọi người ở Madagascar tin rằng bạn không thể ăn no nếu không có cơm và khi bạn mời ai đó ăn tối, bạn phải mời họ ăn cơm. Gạo thậm chí còn có mặt trên đồng nội tệ, hình ảnh một phụ nữ bán gạo xuất hiện trên tờ tiền giấy 10.000 Ariary.

Văn minh lúa nước đã định hình văn hóa ẩm thực ở hòn đảo này. Mọi người ở Madagascar tin rằng bạn không thể ăn no nếu không có cơm và khi bạn mời ai đó ăn tối, bạn phải mời họ ăn cơm.
Văn minh lúa nước đã định hình văn hóa ẩm thực ở hòn đảo này. Mọi người ở Madagascar tin rằng bạn không thể ăn no nếu không có cơm và khi bạn mời ai đó ăn tối, bạn phải mời họ ăn cơm. (Rod Waddington)

Du khách đến Madagascar có thể trải nghiệm những phong tục và tập quán này khi đi qua hòn đảo năng động, nơi có hơn 26 triệu dân. Có tổng cộng 18 dân tộc, các bộ lạc khác nhau với truyền thống riêng biệt, phong cách ăn mặc và thậm chí cả ngoại hình. Một trong những bộ lạc nổi tiếng nhất là Merina - bộ tộc lớn nhất và có hoàng tộc từng cai trị Antananarivo, một số bộ lạc khác là Mahafaly được biết đến với nghề khắc gỗ; Antandroy, những người du mục sống trong Rừng Spiny; Sakalava với nghệ thuật vẽ trên khuôn mặt; Vezo là những ngư dân du mục và Bara là những người chăn nuôi gia súc đa thê. 50% đất nước theo đạo Cơ đốc giáo nhưng hầu hết mọi người kết hợp đức tin này với các truyền thống và truyền thuyết cũ của họ. Người Malagasy rất mến khách, một vị khách được trân trọng và được đối xử tử tế. Người dân nơi đây rộng lượng ngay cả khi không có gì để cho.

Hãy cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp hòn đảo này nhé!

#1 - Biển ấm

Biển ấm ở Madagascar
Biển ấm ở Madagascar. (Wikimedia Commons)

#2 - Vùng Cao Nguyên Trung du bình dị

Vùng Cao Nguyên Trung du bình dị ở Madagascar.
Vùng Cao Nguyên Trung du bình dị. (Good Free Photos)

#3 - Cây Bao báp nổi tiếng từ Madagascar

Cây Bao báp nổi tiếng từ Madagascar
Cây Bao báp nổi tiếng từ Madagascar. (Wikipedia - CC BY-SA 3.0)

#4 - Thác nước đẹp

Thác nước đẹp - La Lily ở Madagascar
Thác nước đẹp - La Lily ở Madagascar. (Rod Waddington - CC BY-SA 2.0)

#6 - Đường ở Madagascar

Đường ở Madagascar
Đường ở Madagascar. (Pxfuel)

#7 - Ngư dân ở đầm phá

Ngư dân ở đầm phá
Ngư dân ở đầm phá. (Pikist)

#8 - Sáng sớm ở Madagascar

Sáng sớm ở Madagascar
Sáng sớm ở Madagascar. (Rod Waddington - CC BY-SA 2.0)

#9 - Trẻ em

Trẻ em ở Madagascar
Trẻ em. (USAID in Africa)

#10 - Người đàn ông đến từ thị trấn

Người đàn ông đến từ thị trấn
Người đàn ông đến từ thị trấn. (Rod Waddington - CC BY-SA 2.0)

#11 - Gia đình ở làng xa

Gia đình ở làng xa
Gia đình ở làng xa. (Wikimedia Commons)

#12 - Trẻ em làm việc

Trẻ em làm việc
Trẻ em làm việc. (Wikimedia Commons)

#13 - Bãi biển đẹp

Bãi biển đẹp
Bãi biển đẹp. (Marco Assini - CC BY-SA 2.0)

#14 - Những ngôi nhà đơn sơ

Những ngôi nhà đơn sơ
Những ngôi nhà đơn sơ. (Wikimedia Commons)

#15 - Giao thông công cộng

Giao thông công cộng
Giao thông công cộng. (Wikimedia Commons)

My My - Thiên An
Theo Boredpanda, The culturetrip, travelmadagascar
Ảnh đại diện: Rod Waddington Flickr -
CC BY-SA 2.0



BÀI CHỌN LỌC

Văn hóa Madagascar: Khiêu vũ cùng những bộ xương và các tập quán khác lạ