Louis Pasteur và thuyết mầm bệnh: 'Cứu tinh' của hàng triệu người và điều kỳ diệu từ phát minh này

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bạn có tin không, cách đây chừng 180 năm, gần 25% phụ nữ tử vong do sốt hậu sản. Với gợi ý “phải rửa tay trước khi khám cho sản phụ”, có một vị bác sĩ đã từng bị cả cộng đồng y khoa châu Âu thời ấy chế nhạo và thậm chí còn bị bệnh viện sa thải vì họ cho rằng biện pháp của ông thiếu bằng chứng khoa học.

Nhờ khám phá của Louis Pasteur về sự tồn tại của vi trùng vi mô và thiết lập nên những nguyên tắc quan trọng trong vô khuẩn, thì “Rửa tay” đã trở thành biện pháp bắt buộc trong ngành y, và để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh...

Nhà khoa học nào đóng góp nhiều nhất vào việc cứu sống hàng triệu con người? Ai được ca ngợi là nhà sinh học vĩ đại nhất của mọi thời đại? Ai đã tạo ra cuộc cách mạng trong y học và sức khỏe cộng đồng? Chính là Louis Pasteur - “người khổng lồ” của ngành Vi sinh vật học và là “Ân nhân của nhân loại”.

Trước danh tiếng ấy, ông luôn kiệm lời. Sự khiêm nhường của ông không cản trở sự vĩ đại của ông, cũng như niềm đam mê khoa học của ông chưa từng cản trở niềm tin của ông vào Thiên Chúa. Ông nổi tiếng với câu nói bất hủ: “Càng nghiên cứu tự nhiên, tôi càng sững sờ ngạc nhiên trước công trình của Đấng Sáng Tạo”.

Louis Pasteur nổi tiếng với câu nói bất hủ: “Càng nghiên cứu tự nhiên, tôi càng sững sờ ngạc nhiên trước công trình của Đấng Sáng Tạo”.
Louis Pasteur nổi tiếng với câu nói bất hủ: “Càng nghiên cứu tự nhiên, tôi càng sững sờ ngạc nhiên trước công trình của Đấng Sáng Tạo”. (Wikimedia Commons)

Cuộc gặp giữa hai thế hệ

Câu chuyện kể về một doanh nhân trẻ ngồi cùng toa tàu với một quý ông nhiều tuổi trên một chuyến tàu trở về Paris. Khi nhận thấy người già cả ấy chăm chú cầu nguyện và lặng lẽ lần tràng hạt, anh nói với ông rằng, “khoa học đã cho thấy niềm tin tôn giáo không hề có liên quan”.

“Anh bạn trẻ, làm thế nào để anh có thể khám phá ra điều đó?”, ông lão hỏi. Người doanh nhân trẻ thực sự không biết trả lời thế nào cho câu hỏi ấy ngay lúc đó, và vì vậy anh đề nghị sẽ gửi cho ông một số tài liệu khoa học đã mở mang tầm nhìn cho anh.

“Địa chỉ của ông ở đâu vậy?’, anh hỏi, “tôi sẽ gửi cho ông tài liệu qua đường bưu điện.” Ông già lục trong túi áo khoác ra một danh thiếp cũ: “Louis Pasteur, Viện Nghiên cứu Khoa học Paris”.

Sinh thời, nhà khoa học Louis Pasteur rất có niềm tin vào Thiên Chúa. Niềm đam mê và những thành tưu khoa học của ông có được như ông trả lời trong cuộc phỏng vấn với Thị trưởng và Chủ tịch Phòng Thương mại Orleans (Pháp): “Khoa học mang con người đến gần với Thượng đế hơn”.

Louis Pasteur từng trả lời trong cuộc phỏng vấn với Thị trưởng và Chủ tịch Phòng Thương mại Orleans (Pháp): “Khoa học mang con người đến gần với Thượng đế hơn”.
Louis Pasteur từng trả lời trong cuộc phỏng vấn với Thị trưởng và Chủ tịch Phòng Thương mại Orleans (Pháp): “Khoa học mang con người đến gần với Thượng đế hơn”. (Wikipedia - CC BY-SA 3.0)

Phải chăng loài giòi bọ xuất hiện một cách tự phát?

Trong hàng ngàn năm, mọi người đều tin rằng sự sống có thể nảy sinh từ vật liệu không sống. Chẳng hạn như các sinh vật nhỏ xíu như giòi, bọ có thể phát sinh một cách tự nhiên từ hư không. Suy nghĩ này xuất phát khi người ta quan sát thấy ở những nơi ao tù nước đọng, xó xỉnh bẩn thỉu hay trên một xác động vật thối rữa nào đó… ban đầu chẳng hề thấy một sinh vật nào ở đó, nhưng rồi lúc nhúc giòi bọ xuất hiện. Rõ ràng là sinh vật xuất hiện một cách “tự phát”. Suy nghĩ này phổ biến trong một giai đoạn lịch sử kéo dài tới cả 2000 năm, kể từ thời Aristotle mãi cho đến giữa thế kỷ 19, tức là tới thời đại của Pasteur.

Trong một thí nghiệm đơn giản nhưng không kém phần quan trọng, ông đã chứng minh rằng ruồi được tìm thấy trên thịt thối rữa có nguồn gốc từ trứng ruồi, chứ không phải trực tiếp từ thịt thối rữa như những người ủng hộ hệ tự phát tin.

Để chứng minh điều này, ông làm một thí nghiệm đơn giản là bọc miếng thịt trong một miếng gạc đủ tốt rồi đặt trong một chiếc hộp kín để ngăn chặn ruồi xâm nhập vào hộp để ký gửi trứng. Giòi xuất hiện trên bề mặt của gạc, nhưng không xuất hiện trên thịt. Định luật của ông về sự hình thành sự sống (biogenesis), khẳng định rằng chỉ có sự sống mới tạo ra sự sống.

Ông đã công bố thí nghiệm của mình với một tuyên bố: “Không bao giờ học thuyết sinh vật hình thành tự phát có thể hồi phục lại được nữa từ cú đòn chết người mà thí nghiệm đơn giản này đã giáng lên nó”, khi ông phát biểu rằng:

“Tôi bày tỏ niềm tin của tôi rằng Trái Đất, đã được Đấng Tạo Hóa Tối Cao và Toàn Năng sáng tạo ra ngay từ đầu những hệ thực vật và động vật đầu tiên. Tất cả những gì chúng ta biết trong quá khứ hoặc hiện tại mà Ngài tạo ra ấy, chỉ đến từ những hạt giống thực sự của thực vật và động vật, do đó, thông qua cách thức của riêng chúng, bảo tồn giống loài của chúng.”

Thuyết Sáng tạo tin vào sự sáng tạo của Đấng Sáng Thế. Các nhà Tiến hóa luận điển hình là Darwin đã phủ nhận, và lý luận rằng sự sống nảy sinh tự phát từ những vật liệu Không Sống rồi tiến hóa thành sinh vật ngày nay. Nhưng thí nghiệm của Louis Pasteur đã phủ nhận lý thuyết sinh vật hình thành tự phát của tiến hóa luận và qua đó ủng hộ Thuyết Sáng tạo.

Thuyết mầm bệnh

Vào đầu thế kỷ 19, tại nhiều bệnh viện châu Âu, tỉ lệ tử vong của sản phụ chiếm tới 1/3 bệnh nhân vào sinh nở do tình trạng ô nhiễm trong bệnh viện. Nhưng phải đến năm 1844, bác sĩ Ignaz Philipp Semmelweis mới chứng minh được sốt hậu sản là do lây nhiễm mà nguyên nhân vì các bác sĩ không rửa tay. Semmelweis nhận thấy các bác sĩ đi thẳng từ phòng khám nghiệm tử thi những người đã chết vì sốt hậu sản để đỡ đẻ, và đã lây truyền bệnh này sang bệnh nhân mới.

Gần 25% các bà mẹ sinh con ở các bệnh viện phụ sản tử vong do sốt hậu sản, với dịch bệnh đôi khi đạt tới 100%. Với gợi ý “phải rửa tay trước khi khám cho sản phụ”, bác sĩ Ignaz Semmelweis bị chế nhạo vì vào thời đó, họ cho rằng biện pháp của ông thiếu bằng chứng khoa học, thậm chí Semmelweis còn bị bệnh viện sa thải.

Ở Mỹ, tiến sĩ Oliver Wendell Holmes đã đưa ra đề nghị tương tự và cũng bị các chuyên gia y tế chỉ trích. Mãi đến năm 1880, khi Louis Pasteur xác nhận sự tồn tại của vi trùng vi mô và thiết lập nên những nguyên tắc quan trọng trong vô khuẩn, thì “Rửa tay” đã trở thành biện pháp bắt buộc để ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Tỉ lệ tử vong hậu phẫu cũng như hậu sản giảm xuống một cách ngoạn mục nhờ áp dụng những phương pháp khử trùng của ông.

Mãi đến năm 1880, khi Louis Pasteur xác nhận sự tồn tại của vi trùng vi mô và thiết lập nên những nguyên tắc quan trọng trong vô khuẩn, thì “Rửa tay” đã trở thành biện pháp bắt buộc để ngăn chặn sự lây lan của bệnh.
Mãi đến năm 1880, khi Louis Pasteur xác nhận sự tồn tại của vi trùng vi mô và thiết lập nên những nguyên tắc quan trọng trong vô khuẩn, thì “Rửa tay” đã trở thành biện pháp bắt buộc để ngăn chặn sự lây lan của bệnh. (Pixabay)

Nghiên cứu của Louis Pasteur về vi sinh vật và lý thuyết vi trùng đã làm nên một cuộc cách mạng y học. Danh tiếng ào đến với ông, nhưng ông hết sức kiệm lời và chỉ nói theo xu hướng khái quát vấn đề: “Cuộc sống ở trong mầm bệnh, nhưng nó đã ở trong trạng thái truyền dẫn từ nguồn gốc của Sự Sáng Tạo” và “Đấng Sáng Tạo đã tiết lộ bí mật về loài sinh vật vi mô”.

Sau lý thuyết mầm bệnh, Napoleon III giao cho ông xử lý một vấn đề mà ngành công nghiệp rượu vang của Pháp khi ấy đối mặt: Tình trạng rất hay bị hỏng, mất mùi trong quá trình vận chuyển. Pasteur nhận thấy hiện tượng này do vi khuẩn gây ra và nếu đun nóng rượu đến 55-60 độ C trong điều kiện không có không khí, vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt mà không phá hỏng mùi vị rượu.

Ngày nay, quá trình ấy được gọi là tiệt trùng. Khi ấy, Louis Pasteur đang là Trưởng khoa Khoa học của Đại học Lille, đã viết thư cho người bạn thân tên là Chappuis (1/1860): “Chúa đã cho tôi theo đuổi hết khả năng của mình trong những nghiên cứu về sự lên men này, kết nối chúng với nhau như là một sự bí ẩn bất khả xâm phạm giữa Sự sống và Cái chết.”

Tiếp đà, Pasteur đã phát triển vắc-xin cho bệnh dại và bệnh than, dựa trên phương pháp tiêm chủng vi khuẩn bệnh đậu mùa của Edward Jenner năm 1796 bằng cách “tiêm” cowpox. Ông tiêm vi khuẩn tả vào đàn gà, các con vật bị ốm nhưng không chết như mong đợi rồi sau hình thành khả năng kháng vi khuẩn độc lực mạnh. Pasteur nhận ra mầm bệnh yếu có thể giúp động vật tăng cường miễn dịch, tạo nên bước ngoặt tiếp nối thành tựu của Edward Jenner trước đó một thế kỷ. Louis Pasteur đặt nền móng cho việc kiểm soát bệnh lao, dịch tả, bạch hầu và uốn ván – những căn bệnh đã giết chết hàng triệu người.

Louis Pasteur đặt nền móng cho việc kiểm soát bệnh lao, dịch tả, bạch hầu và uốn ván – những căn bệnh đã giết chết hàng triệu người.
Louis Pasteur đặt nền móng cho việc kiểm soát bệnh lao, dịch tả, bạch hầu và uốn ván – những căn bệnh đã giết chết hàng triệu người. (Wikipedia)

Tiếng tăm nổi như cồn, nhưng ông ít khi nhắc đến thành công mà lại chỉ mô tả về những con vi khuẩn kỵ khí để nói về các thành tựu công trình nghiên cứu của mình: “Tôi càng nghiên cứu thiên nhiên, tôi càng ngạc nhiên trước công trình của Đấng Sáng Tạo. Với những sinh vật nhỏ xíu nhất của mình, Đấng Sáng Tạo đã đặt định những đặc tính phi thường biến chúng thành những trận đại hủy diệt vật chất chết.”

Trận chiến tranh cãi: Vắc-xin bệnh than

Ở châu Âu những năm 1800, bệnh than đã tàn phá gia súc, đặc biệt là cừu. Ở một số cánh đồng của Pháp, hơn 10% đàn cừu đã chết, và đối với nền kinh tế Pháp khi ấy, cừu rất quan trọng. Robert Koch và Louis Pasteur đã tìm ra được nguyên nhân là do vi khuẩn Bacillus anthracis. Vì vậy năm 1878, người ta đã “đặt hàng” Louis Pasteur để nghiên cứu tìm ra một loại vắc-xin chống bệnh than.

Đó là một trận chiến vô cùng khó khăn, đầy hoài nghi về cái gọi là Tiêm chủng. Thử nghiệm cho kết quả khá khả quan. Sau vài tuần tiêm phòng, những con cừu được chủng ngừa thì sống sót, còn những con không được tiêm vắc-xin thì chết. Một lần nữa, nỗ lực không mệt mỏi của Pasteur đã được đền đáp. Thuốc chủng ngừa của ông không chỉ cứu được hàng triệu con vật mà còn đặt nền móng cho y tế vắc-xin phòng ngừa ở người.

Trong những thử nghiệm ban đầu về vắc-xin bệnh than của Pasteur, một vụ cá cược đã được thực hiện tại Pouilly-le-Fort cho dù vắc-xin có hiệu quả hay không. Hầu hết các bác sĩ thú y, các nhà khoa học và bác sĩ lúc ấy vẫn chưa chấp nhận Thuyết mầm bệnh. Họ tin rằng bệnh than, bằng cách nào đó chỉ là gây ra bởi sự mất cân bằng trong cơ thể cừu, hay do một số hóa chất độc hại.

Thuốc chủng ngừa của Louis Pasteur không chỉ cứu được hàng triệu con vật mà còn đặt nền móng cho y tế vắc-xin phòng ngừa ở người.
Thuốc chủng ngừa của Louis Pasteur không chỉ cứu được hàng triệu con vật mà còn đặt nền móng cho y tế vắc-xin phòng ngừa ở người. (Wikimedia Commons)

Thử nghiệm thành công của Pasteur tiếp tục chứng minh lý thuyết mầm bệnh và buộc các đối thủ của ông chấm dứt những cuộc tranh luận đầy tị hiềm. Ngay cả trong chiến thắng thuyết phục này, Cha đẻ của ngành Vi sinh vật cũng không tỏ ra quá vui mừng mà chỉ mượn một câu trong Kinh Thánh để nói: “Đây rồi! Hỡi những kẻ ít đức tin! ”(trích Ma-thi-ơ 6:30).

Trước báo giới và các đối thủ của mình, rất nhiều lần Louis Paster khẳng định, ông tin “Sự sống được tạo ra bởi Đấng Sáng Thế” , và “khoa học chỉ là giúp nhân loại khám phá ra cách thức ấy và vì sao”, nên “đừng cho rằng đức tin vào Đấng Sáng Thế là một sự gây tổn hại cho khoa học”.

Ông nói: “… Thật mỉa mai cho lòng dạ con người tin rằng, nếu chết là hết, hoặc chết là trở về với hư vô…. Một chút khoa học sẽ gạt bỏ Chúa, giàu khoa học sẽ quay về với Chúa” .

Nghịch cảnh không đốn gục được con người có Đức tin

Năm 1849, Louis Pasteur kết hôn với Marie Laurent, con gái của Hiệu trưởng trường Đại học Strasbourg, nơi ông đảm nhận vai trò giáo sư Hóa học. Hai người có với nhau 5 người con. Tuy nhiên, Louis Pasteur đã phải chứng kiến bi kịch gia đình, khi ba trong số năm người con của ông lần lượt qua đời vào các năm 1859, 1865, 1866 vì bệnh thương hàn.

Những mất mát đau thương ấy đã khiến nhà khoa học Pasteur bị đột quỵ, và di chứng để lại khiến ông bị liệt một phần nửa cơ thể bên trái ở tuổi 45. Tuy nhiên nghịch cảnh ấy không hạ gục được ông mà ngược lại, trở thành động lực để ông bắt tay nghiên cứu phương pháp chống lại các bệnh truyền nhiễm.

Tuy nhiên nghịch cảnh ấy không hạ gục được Louis Pasteur mà ngược lại, trở thành động lực để ông bắt tay nghiên cứu phương pháp chống lại các bệnh truyền nhiễm.
Tuy nhiên nghịch cảnh ấy không hạ gục được Louis Pasteur mà ngược lại, trở thành động lực để ông bắt tay nghiên cứu phương pháp chống lại các bệnh truyền nhiễm. (Getty)

Trong những tháng ngày gian khó ấy, nhà khoa học thực nghiệm vẫn luôn thể hiện niềm tin mãnh liệt vào Đức Sáng Thế trong một bức thư gửi tới người chị gái vào năm 1871, ông đã nhắc đến Người như sau:

“… Và như vậy, chị thân yêu của em, nếu một ngày chị thấy chùn bước và gặp khó khăn trong cuộc hành trình tiến về phía trước của mình, sẽ luôn có một bàn tay ở đó chìa ra cho chị nắm. Đó chính là bàn tay của Thượng đế. Người sẽ nắm tay chị, giúp chị hoàn thành nốt công việc của mình”. (trích từ cuốn Life of Louis Pasteur).

Những dòng chữ bất hủ khắc trên bia mộ

Ngày 1/1/1895, 9 tháng trước khi Louis Pasteur qua đời, đồng nghiệp và là người bạn thân thiết của ông, Tiến sĩ Emily Roux đã gửi cho ông những chiếc hộp mà Pasteur đã sử dụng để bác bỏ thuyết Hệ tự phát. Pasteur đã tái khẳng định niềm tin của mình vào Đấng Sáng Thế và hoài nghi về thuyết tiến hóa của Darwin.

Ngày 28/9/1895, vào lúc 16h40, Louis Pasteur đã thanh thản ra đi. Điều mà nhiều nhân chứng được nhìn thấy là hình ảnh ông an nhiên nằm đó, một bàn tay của ông nằm trong tay vợ, còn tay kia ông nắm một cây thánh giá. Ông đã nắm chặt nó trong 24 giờ.

Người con rể của ông đã kể về những ngày cuối cùng cha: “Đức tin tuyệt đối vào Đức Chúa Trời và Sự Vĩnh Cửu, và một niềm tin rằng, quyền năng của Người cho chúng ta đến thế giới này và sẽ tiếp tục cho chúng ta vượt ra ngoài giới hạn đó. Đầy sự kính ngưỡng Người, ông đã cảm thụ được sự giúp đỡ tâm linh trong những tuần cuối đời này. (trích trong cuốn Life of Louis Pasteur).

Những dòng chữ được khắc ghi trên bia mộ của nhà khoa học nổi tiếng Louis Pasteur không hề đề cập tới bất cứ thành quả khoa học lừng danh nào của ông: “Phước thay cho kẻ được cứu rỗi trong tâm hồn của Người, Đấng Sáng Thế, lý tưởng tuyệt vời kẻ ấy tuân theo ý Người – lý tưởng nghệ thuật, lý tưởng khoa học, lý tưởng Tổ quốc, và lý tưởng của nhân cách đều được học trong sách Phúc Âm. Nằm tại đó là một con người có suy nghĩ vĩ đại và hành động vĩ đại”.

Xuân Trường



BÀI CHỌN LỌC

Louis Pasteur và thuyết mầm bệnh: 'Cứu tinh' của hàng triệu người và điều kỳ diệu từ phát minh này