Lão nông cần mẫn trồng 1 cây xanh mỗi ngày trên 200 ha đất suốt 37 năm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khu rừng Molai trên bờ sông Brahmaputra ở thành phố Jorhat Ấn Độ hiện đang là nơi sinh sống của hàng trăm loài động vật khác nhau như: voi, tê giác, hổ… với diện tích lên tới 700 ha, nhưng chỉ trước đó gần 40 năm, ít ai có thể ngờ rằng nơi đây đã từng là một vùng khô cằn, không có lấy một bóng cây cối và rất nhiều loài động vật chết khô vì không có bóng râm.

Khu bảo tồn Molai là cánh rừng nằm trên Đảo Majuli của Ấn Độ. Đảo Majuli có tổng diện tích khoảng 1000 ha và luôn trong tình trạng đe doạ do sự xói mòn đất đai. Hơn 70 năm qua, Majuli đã bị thu hẹp hơn một nửa. Người ta lo ngại rằng nó có thể bị nhấn chìm trong vòng 20 năm tới. 150.000 người sinh sống tại nơi đây luôn trong tình trạng nơm nớp lo sợ…

Đảo Majuli có tổng diện tích khoảng 1000 ha và luôn trong tình trạng đe doạ do sự xói mòn đất đai. Hơn 70 năm qua, Majuli đã bị thu hẹp hơn một nửa.
Đảo Majuli có tổng diện tích khoảng 1000 ha và luôn trong tình trạng đe doạ do sự xói mòn đất đai. Hơn 70 năm qua, Majuli đã bị thu hẹp hơn một nửa. (Ảnh tổng hợp)

Jadav Payeng Molai là một người nông dân chăm chỉ trong một bộ lạc nhỏ ở Assam, Ấn Độ. Anh là một con trai của một người buôn trâu nghèo. Năm 1979, Jadav Payeng Molai đã quyết định phải làm điều gì đó để thay đổi nơi mình đang sống, dù khi đó anh mới 16 tuổi. Đảo Majuli là nơi nương náu của anh, là nơi anh hòa mình cùng thiên nhiên. Với anh, Majuli là một thiên đường không thể thiếu. Và thế là anh quyết định tham gia vào một hoạt động môi trường ở địa phương. Chính quyền giao cho những người tình nguyện như anh, mỗi người một ít hạt giống của cây tre để trồng.

Nỗ lực suốt 37 năm để biến bãi sông khô cằn thành khu rừng

Đối với nhiều người, có lẽ đây là một công việc nhàm chán và vất vả, nhưng đối với Jadav, đây thực sự là một món quà từ thiên thượng! Ngày ngày, bất kể thời tiết nắng hay mưa, chàng thanh niên trẻ này đều đi ra bãi sông khô cằn, cầm theo một cây gậy, một ít hạt giống và cần mẫn làm công việc yêu thích của mình. 1 năm sau, sự chăm chỉ một cách lạ thường của Jadav đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của chính quyền. Vào năm 1980, Phòng Lâm nghiệp Assam của huyện Golaghat đã quyết định triển khai một kế hoạch trong 5 năm nhằm phủ trống 200 ha (2 km vuông) đất bạc màu với sự tham gia tích cực của chàng trai trẻ này.

Đối với nhiều người, có lẽ đây là một công việc nhàm chán và vất vả, nhưng đối với Jadav, đây thực sự là một món quà từ thiên thượng!
Đối với nhiều người, có lẽ đây là một công việc nhàm chán và vất vả, nhưng đối với Jadav, đây thực sự là một món quà từ thiên thượng! (Ảnh: Shutterstock)

Thời gian thấm thoát trôi qua, cả bãi sông Brahmaputra ở thành phố Jorhat Ấn Độ giờ được bao phủ bởi một màu xanh bạt ngàn. Nhưng đối với Jadav, như thế là chưa đủ. Và thế là, mặc dù dự án đã dừng lại, chính quyền cũng đã ngừng trợ giúp nhưng Jadav vẫn quyết định tự mình làm một điều, đó chính là: trồng mỗi ngày một cây!

Bạn có thể tin nổi không? Jadav đã kiên trì như thế suốt 32 năm tiếp theo, và giờ đây, không chỉ là 200 ha, Jadav đã xây dựng lên một khu rừng với diện tích 700 ha (7 km vuông) – lớn gấp đôi công viên Central Park (một trong những công viên lớn nhất thế giới) ở trung tâm Manhattan thuộc Thành phố New York, Hoa Kỳ.

Jadav đã kiên trì như thế suốt 32 năm tiếp theo, và giờ đây, không chỉ là 200 ha, Jadav đã xây dựng lên một khu rừng với diện tích 700 ha.
Jadav đã kiên trì như thế suốt 32 năm tiếp theo, và giờ đây, không chỉ là 200 ha, Jadav đã xây dựng lên một khu rừng với diện tích 700 ha. (Ảnh: Shutterstock)

Có hàng nghìn loại cây khác nhau, và cây tre bao phủ một diện tích hơn 300 ha. Chính phủ chỉ biết về khu rừng lớn này của Jadav năm 2008 khi một đàn khoảng 100 con voi hoang dã đi lạc vào đó. Kể từ đó, chúng thường xuyên ghé thăm rừng hàng năm, và ở trong rừng khoảng sáu tháng. Những con voi đã sinh ra 10 đứa con trong rừng.

Khu rừng được đặt tên là Molai để vinh danh Jadav

Năm 2009, một nhà báo trong lúc đi dọc bờ sông Brahmaputra để tác nghiệp đã tình cờ phát hiện ra Jadav và khu rừng. Sau đó, ông đã viết một bài báo và kể từ đó Jadav trở nên nổi tiếng. Sự nỗ lực không biết mệt mỏi của Jadav Payeng Molai đã khiến người dân Ấn Độ vô cùng cảm động. Giới lãnh đạo của đất nước này đã quyết định làm bộ phim tài liệu với tựa đề “Người đàn ông của rừng” (Forest man) để tôn vinh tình yêu lớn lao cũng như những hành động của Jadav với thiên nhiên và đất nước, đồng thời đặt tên khu rừng là Molai để ghi nhận công lao của anh.

Sự kiên trì và tình yêu quê hương của anh Jadav đã được đền đáp xứng đáng. Thành quả từ những việc tưởng như là nhỏ nhặt của anh đã khiến cộng đồng bất ngờ.

Thiên An



BÀI CHỌN LỌC

Lão nông cần mẫn trồng 1 cây xanh mỗi ngày trên 200 ha đất suốt 37 năm