Làm thế nào để có được khả năng phục hồi phi thường sau những tổn thương

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chúng ta luôn bị bủa vây bởi những khó khăn, chướng ngại, sự đau đớn, sự kiệt sức và hàng ngàn thất bại lớn nhỏ. Tuy nhiên, việc đương đầu với khó khăn luôn là cơ hội để tự mình hoàn thiện bản thân hơn và tiến về phía trước với tinh thần lạc quan.

Chúng ta biết tận dụng những thất bại để vững bước tiếp, hay để cho những khó khăn kéo chúng ta thụt lùi, đều là do một yếu tố quyết định - các nhà tâm lý học gọi đó là “khả năng phục hồi”. Chính là khả năng vượt qua thất bại, thích nghi, học hỏi và kiên nhẫn.

Tôi đã nhận ra rằng khả năng phục hồi chính là nhân tố quan trọng trong suốt hành trình của tôi, từ việc vật lộn với các vấn đề tài chính, sức khoẻ trong nhiều năm qua, cho đến việc lèo lái công việc kinh doanh vượt qua những khủng hoảng và sự bấp bênh.

Khả năng phục hồi đã giúp tôi chạy nhiều cuộc đua marathon bất chấp những thương tích, viết ra hàng tá cuốn sách giữa những thử thách cuộc sống, đối mặt với thu nhập giảm sút với thái độ tích cực, nuôi dạy sáu người con (với sự hỗ trợ của vợ tôi), mặc cho vô vàn khó khăn và phải trải qua những sự mất mát người thân trong gia đình với một trái tim rộng mở. Nó cũng giúp tôi tìm thấy được sự thiện lương từ chính nỗi đau của mình cũng như cho các thành viên trong gia đình giữa những bộn bề của họ.

Không có ý khoe khoang, đơn giản là tôi muốn để các bạn biết được sức mạnh của sự kiên trì, của năng lực phục hồi. Khả năng hồi phục là một đặc điểm rất “quyền lực”, nếu bạn không có sẵn nhiều khả năng này thì cũng không cần lo lắng bởi vì chúng ta sẽ trau dồi và cải thiện theo thời gian.

Một số người khi sinh ra đã mang sẵn những khuynh hướng của phẩm chất này nhưng tất cả chúng ta đều có thể cải thiện được tốt.

Và sau đây sẽ thiết lập những bài tập luyện để bạn phát triển phẩm chất đặc biệt này.

Thực hành Khả năng hồi phục

Bất cứ khi nào, bạn đối mặt với căng thẳng, đau đớn, thất bại, hãy xem đó là cơ hội để thực hành tính kiên trì, hồi phục lại trạng thái bình thường tốt hơn của bạn.

Dưới đây là vài ý tưởng:

Cân nhắc những gì mà bạn không muốn nhìn thấy

Khi bạn thất vọng hay tức giận, đó là vì bạn chỉ nhìn thấy những mặt không tốt của sự việc đó. Tức là bạn chưa thực sự có cái nhìn tổng quát thấu đáo của toàn thể bức tranh mà bạn đang nhân vật chính.

Khi ai đó thô lỗ với bạn, bạn có để ý rằng bạn cũng đang mong họ bị tổn thương. Vậy bạn có lòng nhân đạo và khoan dung hay không?

Mỗi thời điểm sẽ có những sự việc tuyệt vời để bạn quan tâm. Khi bạn chỉ chú ý tới những khía cạnh mà bạn không thích, bạn sẽ bị mắc kẹt trong tầm nhìn hạn hẹp mà bỏ lỡ đi những điều tuyệt vời của cuộc sống.

Áp dụng những điều ngoài khả năng mà bạn nghĩ

Với tư cách là một người cha, tôi sẽ rất hạnh phúc khi giúp đỡ được cho các con. Tôi sẽ chịu đựng được nhiều hơn nữa những nỗi nhọc nhằn, nếu điều đó mang đến được sự bảo vệ hay giúp đỡ cho chúng theo cách nào đó - đó không phải là một kiểu hy sinh.

Bất cứ ai giúp người khác cũng đều biết cảm giác này: khi làm điều gì đó cho ai đó, cái cảm giác bất tiện chỉ là suy nghĩ sao. Vì vậy, khi đối diện với khó khăn, hãy kết nối nhiệm vụ của bạn với điều gì đó mà bạn nghĩ là vượt hơn khả năng của bạn, bạn sẽ thấy khó khăn này sao mà nhỏ bé vậy.

Khi phải đối diện với thất bại, hãy nhớ đó không phải là đường cùng, mà chỉ là một phần của con đường mà bạn đang đi (Ảnh: Pavel Kobysh/Shutterstock)
Khi phải đối diện với thất bại, hãy nhớ đó không phải là đường cùng, mà chỉ là một phần của con đường mà bạn đang đi (Ảnh: Pavel Kobysh/Shutterstock)

Thực hành phẩm chất thiện lương

Khi bạn đau đớn, cơn đau sẽ khiến bạn cầu mong sự yên bình và hạnh phúc. Khi người thân yêu khổ đau, bạn cũng sẽ làm như vậy. Nếu một người nào đó, không phải là người thân, ở trước mặt bạn cáu kỉnh, giận dữ, cũng hãy mong cho họ lấy lại tâm thái bình hoà. Mỗi sự tương tác khó khăn đều là cơ hội để thực hành kỹ năng quan trọng này.

Xem đó như một phần của sự trưởng thành

Khi phải đối diện với thất bại, hãy nhớ đó không phải là đường cùng, mà chỉ là một phần của con đường mà bạn đang đi. Không có hành trình đáng giá nào lại không hề có những bất tiện và thất bại.

Nếu chúng ta muốn trưởng thành, chúng ta cần trải qua các thử thách. Thay vì suy nghĩ một cách tiêu cực về nó, thì hãy chủ động tìm ra những điều tốt đẹp ẩn chứa trong đó. Chắc chắn sẽ giúp bạn trưởng thành hơn rất nhiều.

Thực hành tính linh hoạt

Sự cứng nhắc là nguyên nhân duy nhất dẫn đến sự thất vọng hay thất bại của bạn. Nếu có thể học hỏi được để linh hoạt và thích nghi để thay đổi, chúng ta sẽ hạnh phúc hơn và thành công hơn nhiều so với những gì mà chúng ta đang cố gắng làm.

Vì vậy, khi bạn đang mắc kẹt giữa những thử thách cam go, hãy tự hỏi mình làm sao để trở nên linh hoạt hơn. Khi bạn gặp thất bại, hãy cố gắng để thích nghi và trở nên tốt hơn, để những lần nỗ lực sau bạn sẽ có khả năng thành công. Hãy xem đó là một lần cơ hội để cải thiện.

Xem mọi thứ như người thầy

Mỗi một sự kiện hay sự việc hay ai đó xuất hiện trong cuộc đời bạn đều có thể là người thầy của bạn. Bạn có thể từ chối những bài học từ những điều ấy, xem như đó là không cần thiết hoặc bạn mở rộng tâm trí để đón nhận và nhận ra rằng hoàn cảnh này, con người ấy, thất bại kia đều là những người thầy mang đến những bài học có giá trị thực tiễn, là những gì giúp cho bạn tiến bộ hơn. Hãy cố gắng nhận ra nó, cũng chính là tự tạo cơ hội để cải thiện khả năng phục hồi của mình.

Tại mỗi thời điểm, bạn sẽ có một sự lựa chọn. Có thể là khuất phục các khó khăn hoặc là trở nên mạnh mẽ hơn, học hỏi từ trong hoạn nạn, gian nan và sẵn sàng cho những bài học xuất sắc và trải nghiệm tuyệt vời. Đúng không nào?

Mỗi thời khắc, bạn đều có cơ hội để thực hành. Không dễ chút nào. Nhưng đó là con đường để đạt được khả năng hồi phục tốt nhất.

Du Du

Theo Leo Babauta - The Epoch Times tiếng Anh

Giới thiệu tác giả: Leo Babauta là tác giả của sáu quyển sách và blog “Zen Habits” (tạm dịch “Những thói quen thiền”), hiện có đến hơn hai triệu người đăng ký.

Bạn có thể ghé thăm blog ZenHabits.net



BÀI CHỌN LỌC

Làm thế nào để có được khả năng phục hồi phi thường sau những tổn thương