Kỹ sư trẻ giúp 600 người ăn xin tìm việc làm, và khôi phục cuộc sống cho khoảng 5000 người vô gia cư

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ở Ấn Độ không hiếm người ăn xin trên các đường phố. Để rủ lòng thương xót của người khác, họ thường kể lể những câu chuyện về việc bản thân đã bị rơi vào hoàn cảnh khó khăn như thế nào và cần tìm miếng ăn sống qua ngày. Đôi khi, những người ăn xin này đã để lại ấn tượng không mấy tốt đẹp với khách du lịch, người ta thậm chí còn gọi họ là “những kẻ săn mồi” hoặc những kẻ “sống dựa trên lòng tốt của người khác”.

Tuy nhiên, giảng viên đại học Naveen Kumar (26 tuổi) đã quyết định không quay lưng lại với những người ăn xin này. Naveen nói đó là vì sáu năm trước, anh cũng từng có một trải nghiệm khiến bản thân quyết định giúp mọi người thoát khỏi cảnh màn trời chiếu đất trên đường phố, tìm việc làm và trở lại với cuộc sống bình thường.

Năm 2014, khi chuẩn bị kết thúc năm thứ ba đại học với chuyên ngành kỹ sư cơ khí, Naveen đã đến thăm một ngôi chùa ở Erode và bắt gặp một phụ nữ vô gia cư.

Tuy nhiên, giảng viên đại học Naveen Kumar (26 tuổi) đã quyết định không quay lưng lại với những người ăn xin này.
Tuy nhiên, giảng viên đại học Naveen Kumar (26 tuổi) đã quyết định không quay lưng lại với những người ăn xin này.

"Một người phụ nữ lớn tuổi đã ngỏ ý xin tiền của tôi, cô gái đó nói rằng người thân đã bỏ rơi mình. Vì vậy, cô ấy cần tiền để trở về nhà", Naveen kể lại với tờ The Better India trong một cuộc phỏng vấn.

Thay vì tiếp tục đi và bỏ rơi người phụ nữ, anh đã đưa cho cô ấy tất cả số tiền mình có vốn để dành cho bữa tối hôm đó.

Naveen nhớ lại: “Tôi đã uống thật nhiều nước cho đến no rồi ngủ, và suy nghĩ về hoàn cảnh của cô gái tội nghiệp đó”.

Hai ngày sau, anh gặp một người khác đang cần giúp đỡ, người đàn ông đó tên là Rajsekar. Naveen cảm động trước hoàn cảnh của anh ta, và anh lại tiếp tục đưa hết tiền mình có cho Rajsekar rồi đi ngủ với cái bụng trống rỗng khi đêm xuống.

"Cha tôi bị tật nguyền và mẹ tôi nằm liệt giường. Vì vậy, tôi biết cảm giác đói và không có tiền là như thế nào," Naveen nói với The Better India.

"Cha tôi bị tật nguyền và mẹ tôi nằm liệt giường. Vì vậy, tôi biết cảm giác đói và không có tiền là như thế nào," Naveen nói với The Better India.
"Cha tôi bị tật nguyền và mẹ tôi nằm liệt giường. Vì vậy, tôi biết cảm giác đói và không có tiền là như thế nào," Naveen nói với The Better India.

Nhưng vài ngày sau, Naveen lại nhìn thấy Rajsekar đang ăn xin ở chỗ cũ, anh nhận ra mình đã bị lừa.

Naveen chia sẻ: “Tôi đến gặp Rajsekar để yêu cầu được biết về hoàn cảnh thật sự của anh, và lý do tại sao anh ấy không chịu đi kiếm tiền bằng sức lao động của mình thay vì ăn xin trên đường phố”.

Rajsekar từ chối trả lời, nhưng Naveen không dễ bị nản lòng. Anh đã tìm kiếm câu trả lời từ người đàn ông trong suốt 22 ngày, bất chấp người ăn xin lăng mạ và yêu cầu anh rời đi.

Cuối cùng, Naveen cũng có được điều anh ấy muốn.

Naveen nói: "Vào một tối lúc 11 giờ đêm, khi chúng tôi uống trà, anh ấy úp mở và nói rằng bản thân bị nghiện rượu, anh thất vọng với cuộc sống của mình và do đó quyết định đi theo con đường này”.

Chàng kỹ sư trẻ nhận ra rằng thứ mọi người cần không phải là tiền lẻ của anh ấy, mà chính là sự giúp đỡ lâu dài.
Chàng kỹ sư trẻ nhận ra rằng thứ mọi người cần không phải là tiền lẻ của anh ấy, mà chính là sự giúp đỡ lâu dài.

Chàng kỹ sư trẻ nhận ra rằng thứ mọi người cần không phải là tiền lẻ của anh ấy, mà chính là sự giúp đỡ lâu dài.

Tuy nhiên, khi anh đưa ra ý tưởng của mình với bạn bè và gia đình, họ đã can ngăn và bảo anh hãy tập trung vào việc học và sự nghiệp của mình.

Mọi người nói với anh: "Chính phủ Ấn Độ đã không thể giải quyết vấn đề người ăn xin, làm thế nào con có thể làm điều đó một mình?"

Nhưng Naveen vẫn quyết tâm.

Sau khi tốt nghiệp, anh bắt đầu mở dự án đầu tiên của mình. Nhờ Naveen, Rajsekar đã tìm được một công việc với vai trò làm bảo vệ tại một khu dân cư.

Tiếp theo, cậu sinh viên trẻ thành lập dự án Atchayam Trust cho Beggar Free India, đồng thời tiếp tục học về kỹ thuật nhiệt.

Họ cũng tham gia vào quá trình phục hồi chức năng, bao gồm giúp đỡ mọi người thiết lập thói quen vệ sinh tốt và cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy cho những người cần.
Họ cũng tham gia vào quá trình phục hồi chức năng, bao gồm giúp đỡ mọi người thiết lập thói quen vệ sinh tốt và cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy cho những người cần.
Naveen cũng đã thiết lập một trang web gây quỹ để mọi người có thể quyên góp giúp đỡ.
Naveen cũng đã thiết lập một trang web gây quỹ để mọi người có thể quyên góp giúp đỡ.

Naveen cho biết vào thời điểm mới thành lập, anh đã cố gắng nhờ đồng nghiệp, gia đình và bạn bè giúp đỡ về kinh phí, nhưng họ đã ngăn cản anh ấy và nói rằng anh ấy đang “xin xỏ như những người ăn xin”.

Sau khi tốt nghiệp, Naveen trở thành một giảng viên đại học và đã cố gắng duy trì dự án bằng tiền lương của chính mình cùng các khoản đóng góp nhỏ từ cộng đồng. Anh cũng đã thành lập một đội ngũ gồm 400 tình nguyện viên ở khắp 18 quận khác nhau. Nỗ lực của anh đã giúp 572 người ăn xin tìm được việc làm, đồng thời giúp đỡ khoảng 5.000 người vô gia cư khôi phục lại cuộc sống bình thường, hãng The Better India đưa tin.

Naveen cũng đã thiết lập một trang web gây quỹ để mọi người có thể quyên góp giúp đỡ. Anh cho biết khoản quyên góp trung bình là 500 rupee đến 1.000 rupee (6,78 USD đến 13,57 USD), nhưng phải mất khoảng 4.000 rupee (54,26 USD) để hỗ trợ các nhu cầu cơ bản và thuốc men cho một người sống trên đường phố.

Các dịch vụ mà Naveen cùng các tình nguyện viên của anh ấy cung cấp bao gồm đội ngũ sinh viên tâm lý - y khoa tư vấn giúp những người vô gia cư vượt qua nỗi xấu hổ và sợ hãi, kết nối lại với gia đình, trở lại làm việc đồng thời độc lập trở lại.
Các dịch vụ mà Naveen cùng các tình nguyện viên của anh ấy cung cấp bao gồm đội ngũ sinh viên tâm lý - y khoa tư vấn giúp những người vô gia cư vượt qua nỗi xấu hổ và sợ hãi, kết nối lại với gia đình, trở lại làm việc đồng thời độc lập trở lại.

Các dịch vụ mà Naveen cùng các tình nguyện viên của anh ấy cung cấp bao gồm đội ngũ sinh viên tâm lý - y khoa tư vấn giúp những người vô gia cư vượt qua nỗi xấu hổ và sợ hãi, kết nối lại với gia đình, trở lại làm việc đồng thời độc lập trở lại.

Họ cũng tham gia vào quá trình phục hồi chức năng, bao gồm giúp đỡ mọi người thiết lập thói quen vệ sinh tốt và cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy cho những người cần.

Năm 2018, Naveen đã nhận được Giải thưởng Thanh niên Quốc gia từ chính phủ Ấn Độ cho công việc của mình, tiếp theo là Giải thưởng Thanh niên Nhà nước vào năm 2019.

(Ảnh đăng dưới sự cho phép của Atchayam Trust)

Hoàng Tuấn
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Kỹ sư trẻ giúp 600 người ăn xin tìm việc làm, và khôi phục cuộc sống cho khoảng 5000 người vô gia cư