Khủng hoảng nhân tính: Trung Quốc sản xuất lợn biến đổi gen để cấy ghép cho người

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong khi tội ác mổ cướp nội tạng các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc đang thu hút dư luận và bị lên án trên toàn thế giới, thì nay, Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đầu tư rất nhiều vào các nghiên cứu gây tranh cãi về mặt đạo đức - sử dụng lợn biến đổi gen làm nguồn cấy ghép nội tạng cho người và coi đó như “thành tựu” khoa học đầu tiên trên thế giới về cấy ghép “dị loại”.

Điều này bất chấp những rủi ro mà quá trình thử nghiệm của các nghiên cứu này có thể dẫn đến việc phá hoại bộ gen của loài người, từ đó phát sinh các loại bệnh tật hay biến dị phức tạp đối với cơ thể người.

Theo các hãng truyền thông Trung Quốc, vào năm 2020, chỉ riêng các công ty khởi nghiệp liên quan đến chỉnh sửa gen ở Trung Quốc đã nhận được khoảng 2 tỷ nhân dân tệ (310 triệu USD) tiền tài trợ.

Cấy ghép dị loại

Ngày 22/9/2020, Tân Hoa xã, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ đã công bố một tin đặc biệt, nói rằng các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra một bước đột phá trong công nghệ cấy ghép dị loại ở lợn đã chỉnh sửa gen.

“Cấy ghép dị loại” mà bài báo đề cập đến là một kỹ thuật y học tức là cấy ghép nội tạng của động vật cho con người.

Tân Hoa xã đưa tin, bà Yang Luhan là người sáng lập ra Qihan Biotech ở Hàn Châu, Trung Quốc, đồng thời là nhà đồng sáng lập kiêm nhà khoa học chính của công ty chỉnh sửa gen Cambridge eGenesis ở Boston (Mỹ). Nhóm nghiên cứu của bà Yang đã thực hiện được một ca cấy ghép dị loại có tiềm năng lâm sàng, giải quyết thành công hai thách thức lớn về an toàn trong việc ghép nội tạng lợn cho người. Đó là việc loại bỏ retrovirus nội sinh của lợn khỏi lợn và tăng cường khả năng tương thích miễn dịch xenograft.

Ngoài ra, nghiên cứu của bà Yang cũng được công bố trên tạp chí Nature Biomedical Engineering vào ngày 21/9/2020. Đồng tác giả của bài báo này gồm có: Qihan Biotech, Đại học Harvard, Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, eGenesis ở Boston và Đại học Nông nghiệp Vân Nam ở Trung Quốc.

Bài báo mô tả cách thức sử dụng công nghệ chèn gen đột biến CRISPR-Cas9 và chỉnh sửa hệ gen của một nhóm các chuỗi gen ở lợn - để chúng tăng cường khả năng miễn dịch và đông máu tương tự như gen người.

"Những con lợn đã được biến đổi gen thể hiện sinh lý bình thường, khả năng sinh sản và truyền dòng mầm của 13 gen và 42 alen đã được chỉnh sửa”, bài báo viết.

Sản xuất lợn biến đổi gen để cấy ghép nội tạng cho người

Trước đây đã có một số nghiên cứu về công nghệ biến đổi gen lợn để làm cho nội tạng của chúng phù hợp với việc cấy ghép vào cơ thể người. Trong đó, một số là kết quả nghiên cứu của bà Yang và giáo sư George Church, trường đại học Harvard.

Năm 2015, bà Yang và giáo sư Church thành lập eGenesis ở Boston. Năm 2017 và 2019, công ty của bà Yang nhận được hai lần tài trợ là 38 triệu đô la và 100 triệu đô la từ chính phủ Trung Quốc. Vào tháng 3/2021 họ nhận tiếp 125 triệu đô la tiền tài trợ cho những nghiên cứu này.

Vào năm 2017, eGenesis thông báo rằng họ đã sản xuất ra những con lợn biến đổi gen đầu tiên trên thế giới không mang retrovirus nội sinh, loại bỏ nguy cơ lây truyền vi rút từ lợn sang người. Năm 2018, eGenesis tiếp tục sản xuất ra con lợn được biến đổi gen miễn dịch đầu tiên, làm giảm khả năng từ chối miễn dịch của các ca cấy ghép nội tạng đồng gen của lợn.

Ngoài hai vấn đề trên, có một thách thức kỹ thuật khác về tính tương thích chức năng: Người ta vẫn chưa biết liệu nội tạng lợn có thể thực hiện các chức năng cân bằng nội tiết tố và trao đổi chất giống cơ quan nội tạng ban đầu của con người, sau khi cấy ghép hay không.

Sau khi giải quyết những vấn đề này, bước tiếp theo là tiến hành một số lượng lớn các thử nghiệm lâm sàng. Đầu tiên, nội tạng lợn sẽ được cấy ghép lên khỉ; tiếp theo, các thử nghiệm lâm sàng sẽ được thực hiện trên cơ thể người.

Tuy nhiên, việc thương mại hoá việc cấy ghép nội tạng lợn cho người vấp phải rất nhiều chỉ trích về khía cạnh đạo đức và luật pháp.

Những tranh cãi về đạo đức và quy định cấy ghép nội tạng

Trung Quốc bất chấp những rủi ro mà quá trình thử nghiệm của các nghiên cứu này có thể dẫn đến việc phá hoại bộ gen của loài người, từ đó phát sinh các loại bệnh tật hay biến dị phức tạp đối với cơ thể người (Ảnh: tổng hợp)
Trung Quốc bất chấp những rủi ro mà quá trình thử nghiệm của các nghiên cứu này có thể dẫn đến việc phá hoại bộ gen của loài người, từ đó phát sinh các loại bệnh tật hay biến dị phức tạp đối với cơ thể người (Ảnh: tổng hợp)

Ngay từ đầu, việc cấy ghép nội tạng đã đi kèm với những tranh cãi đạo đức liên quan đến quyền riêng tư của những người được cấy ghép, nguồn lực, quyền động vật, sự công bằng, tiềm ẩn nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng do virus retrovirus nội sinh ở lợn, cùng với sự phản ứng của công chúng và những nền tảng tôn giáo. Do những tranh cãi khó giải quyết, các cuộc nghiên cứu về việc cấy ghép nội tạng lợn cho người đã được chuyển tới Trung Quốc.

Các nhà quan sát cho rằng Trung Quốc là nơi có các quy định đạo đức và luật pháp tụt hậu đáng kể so với sự phát triển công nghệ. Vì vậy, quốc gia này đã tạo cơ hội cho các nghiên cứu bị chỉ trích về góc độ nhân tính.

Năm 2017, Yang Luhan và Church cùng thành lập Qihan Biotech ở Trung Quốc, với mục đích: “Biến công nghệ CRISPR trong việc cấy ghép nội tạng dị loại trở thành một quy trình y tế nhằm cung cấp các tế bào, mô và cơ quan nội tạng có thể cấy ghép ở người an toàn và hiệu quả”. Đây cũng là giai đoạn bắt đầu cho các thử nghiệm lâm sàng, một giai đoạn mà việc xem xét đạo đức thường nghiêm ngặt hơn so với giai đoạn nghiên cứu.

“Các tiến bộ công nghệ thường đi trước các quy định, chuẩn mực đạo đức và sự chấp nhận của công chúng. Với tư cách là các nhà nghiên cứu và hỗ trợ công nghệ, chúng tôi có trách nhiệm suy nghĩ thấu đáo về những vấn đề này và chia sẻ tư duy của chúng tôi với công chúng”, Yang Luhan nói với Tân Hoa xã vào năm 2019.

“Tất cả các tiến bộ công nghệ, cho dù được sử dụng trong trường hợp và hoàn cảnh cụ thể nào, đều phải được nghiên cứu và phát triển liên tục, tạo ra một công trình hữu ích để thúc đẩy công nghệ thay đổi xã hội”, bà Yang nói.

Hiện nay, những quy định về chuẩn mực đạo đức toàn cầu đối với các công trình nghiên cứu sinh học mới, ví dụ như “cấy ghép nội tạng dị loại”, thực tế đang chậm hơn rất nhiều so với sự phát triển của khoa học.

Tuy nhiên, so với những khía cạnh đạo đức và pháp lý không rõ ràng và hầu như không tồn tại ở Trung Quốc, thì các quy định pháp lý và giám sát đạo đức ở Mỹ tương đối nghiêm ngặt hơn. Ở phương Tây, nếu các quy định và pháp lý chưa bắt kịp lĩnh vực nghiên cứu nào đó, thì các nhà nghiên cứu thường cố gắng không đụng chạm đến.

Ví dụ: Nhà khoa học Trung Quốc He Jiankui đã tạo ra hai đứa trẻ sơ sinh được chỉnh sửa gen để miễn dịch với bệnh AIDS. Khi ông He công bố hai đứa trẻ này vào năm 2018, ông ta đã bị cộng đồng phẫu thuật Trung Quốc và quốc tế lên án gay gắt.

Lý do là việc tự ý chỉnh sửa gen có thể gây ra những hậu quả khó lường; nó có thể di truyền cho thế hệ sau và ảnh hưởng có hại đến các gen khác của loài người. Có 122 nhà khoa học Trung Quốc đã ký một bức thư ngỏ để phản đối nghiên cứu của He Jiankui và chỉ trích việc giám sát vấn đề đạo đức của chính quyền ĐCSTQ đối với các nghiên cứu y sinh là một “trò giả dối”.

Thực tế thì, ĐCSTQ đã thực hiện “Đánh giá đạo đức về nghiên cứu y sinh liên quan đến con người” vào ngày 1/12/2016. Các yêu cầu về quyền con người và đạo đức sinh học được liệt kê trong đó về cơ bản là bản sao của Liên hợp quốc về Giáo dục, Khoa học và Tuyên bố chung của Tổ chức Văn hóa về “Đạo đức Sinh học và Nhân quyền”, được đưa ra vào năm 2005.

Không giống như các quy định của Hoa Kỳ về chỉnh sửa gen, đến từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), đánh giá y sinh học đạo đức của ĐCSTQ được thông qua và thực hiện bởi Ủy ban Kế hoạch hóa Gia đình và Sức khỏe Quốc gia của ĐCSTQ — cũng là cơ quan đã giết chết hàng trăm triệu thai nhi trẻ sơ sinh ở Trung Quốc trong 40 năm qua thông qua chính sách một con gây tranh cãi.

Vào ngày 15/12/2020, FDA đã phê duyệt GalSafe Pigs, loại lợn được thay đổi gen có chủ đích để loại bỏ đường alpha-gal, những con lợn này được dùng làm thực phẩm hoặc để sản xuất các sản phẩm y tế chữa bệnh cho người.

Tuy nhiên, FDA cũng nhấn mạnh rằng: “Điều quan trọng cần lưu ý là những con lợn này chưa được đánh giá để sử dụng làm sản phẩm cấy ghép nội tạng hoặc cấy ghép nội tạng cho người. Các nhà nghiên cứu với bất kỳ mục đích y tế nào như vậy, trước tiên phải gửi đơn đăng ký và được FDA chấp thuận trước khi các sản phẩm này được sử dụng trong y học cho con người”.

Thành lập ‘nhà máy’ sản xuất lợn biến đổi gen ở Tứ Xuyên, Trung Quốc

Trong khi Qihan Biotech chỉ mới bắt đầu thử nghiệm lâm sàng, Clonorgan Biotechnology ở tỉnh Tứ Xuyên đã thành lập địa điểm thử nghiệm lợn biến đổi gen đầu tiên của Trung Quốc vào tháng 6 năm 2020, với tổng diện tích khoảng 6,67 hecta.

Giai đoạn 1 đã hoàn thành diện tích 0,7 hecta bao gồm các khu chức năng khác nhau như khu chăn nuôi lợn, phòng mổ, phòng nghiên cứu.v.v.

“Đây là cơ sở thử nghiệm cao cho lợn để phục vụ mục đích y tế, cũng là nhà máy sản xuất nội tạng”, theo báo cáo của Nhật báo Tứ Xuyên công bố vào ngày 15/9/2020. Hiện cơ sở này có hơn 200 con lợn với hơn 10 loại biến đổi gen.

Báo cáo cũng chỉ ra: “Vài ngày trước, một lô lợn phục vụ mục đích y tế đã được chuyển từ khu nghiên cứu này đến một bệnh viện nào đó của Học viện Khoa học Y tế Trung Quốc để sử dụng cho nghiên cứu cấy ghép tim”.

Pan Dengke, người sáng lập Công nghệ sinh học Clonorgan, nói rằng quy mô và nhà máy sản xuất lợn biến đổi gen này đủ để cung cấp nội tạng cho việc cấy ghép và giá thành rẻ hơn nội tạng người.

“Các ca cấy ghép bộ phận cơ thể người có giá 300.000-400.000 nhân dân tệ (khoảng 47.000-62.000 USD), nhưng nếu cấy ghép từ nội tạng lợn chắc chắn sẽ thấp hơn”, Pan nói với Nhật báo Tứ Xuyên vào tháng 12 năm ngoái.

Vào năm 2019, nhóm của ông Pan đã cấy ghép thận của lợn biến đổi gen vào những con khỉ. Những con khỉ này sống được 32 ngày trong khi sử dụng thuốc ức chế miễn dịch lâm sàng ở người. Ông Pan nói rằng nhóm của ông đã lập kỷ lục toàn cầu về thời gian sống sót lâu nhất đối với một ca ghép thận dị loại trong cùng điều kiện.

Theo ông Pan, lợn được chọn làm nguồn cấy ghép nội tạng cho người thay vì khỉ, vì nội tạng của lợn có kích thước và chức năng tương tự như người, nhưng lợn có chu kỳ sinh sản ngắn và tỷ lệ sinh sản cao. Hơn nữa, việc giết lợn để lấy nội tạng ít bị chỉ trích về vấn đề đạo đức hơn các động vật khác.

Tuy nhiên, ông Pan có thể đã bỏ qua sự thật rằng văn hóa truyền thống Trung Quốc nói lên rất nhiều điều về tâm linh của con người, và những gì một trái tim cấy ghép mang lại cho con người có thể không đơn giản chỉ là một con virus.

ĐCSTQ hậu thuẫn cho các chương trình nghiên cứu

Bất chấp vô số tranh cãi xung quanh việc cấy ghép nội tạng lợn cho người, ĐCSTQ vẫn thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ.

Ngoài sự hỗ trợ tài chính và sự công khai của các phương tiện truyền thông ĐCSTQ, Yang Luhan đã được chọn là một trong những nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu năm 2017 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào tháng 3/2017, và được thêm vào danh sách “Những phụ nữ có ảnh hưởng nhất đến kinh doanh ở Trung Quốc năm 2020”, với chức danh là nhà đồng sáng lập và giám đốc khoa học của eGenesis.

Bên cạnh đó, các dự án mà Pan Dengke tham gia đều được tài trợ bởi các quỹ chính thức quan trọng của ĐCSTQ, bao gồm quỹ Kế hoạch Phát triển và Nghiên cứu Cơ bản Trọng điểm Quốc gia, quỹ Chương trình Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Cao Quốc gia và Quỹ Khoa học Tự nhiên Bắc Kinh, cho mục đích biến đổi gen, nhân bản phôi gốc.

Vào ngày 29/3/2021, Qihan Biotech ở Hàn Châu (chi nhánh của eGenesis) đã huy động được thêm 67 triệu đô la Mỹ trong khoản tài trợ Series A ++ với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư chiến lược, hiện khoản tài trợ Series A ++ này đã tích luỹ được hơn 100 triệu đô la.

Đông Mai

Theo The Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

Khủng hoảng nhân tính: Trung Quốc sản xuất lợn biến đổi gen để cấy ghép cho người