Khi tiếng hát của ‘đức tin’ cất lên, cũng là lúc cái ác phải ‘cúi đầu’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một cậu bé 9 tuổi bị bắt cóc, bất chấp sự đe dọa của tên tội phạm, cậu bé đã hát bài Phúc âm “Every Praise” (Ngợi Ca Thiên Chúa chúng ta), cho đến khi kẻ bắt cóc “cảm động” và thả cậu tự do. Một cô gái trẻ người Mỹ vượt ngàn dặm đến Trung Quốc, để thỉnh nguyện cho công lý và tự do tín ngưỡng, và đã cất tiếng hát thuần khiết ngợi ca đức tin, khiến cảnh sát hung hãn bắt giữ cô cúi đầu rơi nước mắt...

Nhân loại sinh tồn đã trải qua những năm tháng lịch sử dài đằng đẵng, có biết bao nhiêu câu chuyện Thần thoại đã được lưu truyền qua các thời đại và thế hệ. Con người thường chỉ chấp nhận những điều Thần kỳ, những phép lạ trong Kinh sách, hay trong những câu chuyện cổ xưa về Thần Tiên, nhưng lại không dám thừa nhận Thần tích ngay tại khoảnh khắc mà họ đang sinh sống.

Và họ chờ đợi cho đến khi thời gian trôi qua, thì mới dám nhìn nhận những điều Thần kỳ đã từng xảy ra… Nhưng Thần tích sẽ xảy ra, với những trái tim thật sự tín Thần. Và có khi chỉ qua một bài hát về “đức tin” mà cảm hóa được lòng người "bất thiện".

Tình thương của Chúa trong bài phúc âm Every Praise

Vào đêm 31/3/2014, cậu bé Willie Myrick, 9 tuổi, đang chơi với chú chó chihuahua bên ngoài ngôi nhà ở Atlanta thì bị một người đàn ông bắt cóc, hắn tóm lấy và ép Willie vào xe hơi, rồi đe dọa cậu không được lên tiếng.

Willie nói với kênh ABC: “Ông ấy chửi bới cháu, bảo cháu hãy im lặng và không muốn nghe một lời nào từ cháu. Ông ấy nói rằng nếu cháu cố nói, ông ta sẽ làm tổn thương cháu một cách tồi tệ".

Nhưng việc “không giữ im lặng” đã cứu mạng cậu bé Willie, hay đúng hơn, bài hát về đức tin đã khiến tên tội phạm "cảm động" và thả cậu bé ra.

Willie là một cậu bé yêu nhạc phúc âm, kể rằng cậu đã bắt đầu hát bài hát “Every Praise” cho người đàn ông xa lạ đang “bắt cóc” mình, vô tình cậu bé đã gợi lại đứa tin vào Chúa trong trái tim tưởng chừng “nguội lạnh” của người đàn ông xa lạ và đang cố phạm tội ấy.

“Thờ lạy và ngợi ca Thiên Chúa,

Chỉ Người mang lại ánh sáng cho ta.

Người ban biết bao phúc lành

Cho những ai tin tưởng vào chỉ dẫn của Người.

Từng khoảnh khắc mỗi ngày

Thiên Chúa vẫn đang chờ để cứu rỗi ta,

Sẵn lòng tìm kẻ lạc lối,

Và đáp lại những lời cầu xin”.

Willie đã hát bài nhạc Phúc âm Every Praise trong suốt... 3 giờ đồng hồ. Bất chấp việc tên bắt cóc lớn tiếng chửi rủa, quát tháo, bảo cậu bé câm miệng, cậu bé vẫn hát, và rồi chính hắn lại bỏ cuộc trước - có lẽ không phải vì bị “làm phiền” quá nhiều, mà bởi những ca từ về đức tin nơi Đức Chúa Trời đã chạm vào phần tốt đẹp nhất trong tâm linh của người đàn ông “có ý định phạm tội ấy”.

Người đàn ông này đã "bỗng dưng hoàn lương", dừng xe lại và thả cậu bé tự do.

Cảm động trước câu chuyện của Willie, Hezekiah Walker, nhạc sĩ của "Every Praise", đã bay đến Atlanta để gặp cậu bé. Ông Walker tin rằng "Chúa đã cứu mạng cậu bé đó”.

Ông Walker tin rằng "Chúa đã cứu mạng cậu bé đó”. (Ảnh chụp video)
Ông Walker tin rằng "Chúa đã cứu mạng cậu bé đó”. (Ảnh chụp video)

'Tôi chỉ muốn ôm Willie và nói rằng tôi rất thương cháu', ông nói. Khi được ông Walker ôm vào lòng, cậu bé Willie đã bật khóc. Sau đó, mọi người trong nhà thờ đồng thanh cất tiếng hát bài phúc âm Every Praise.

Cảm ân ca khúc ‘Đắc Độ’

Có một sự kiện chấn động ở Trung Quốc vào ngày 20/11/2001, khi ngay giữa quảng trường Thiên An Môn đông đúc, một nhóm người Tây phương đã tập trung gần cột cờ và chụp ảnh tập thể.

Họ phần đông là những người trẻ tuổi - đang xếp bằng ngồi trên mặt đất, với vài người giương lên một biểu ngữ màu vàng rất lớn, trên đó ghi ba chữ Hán rất to “Chân Thiện Nhẫn” và phiên dịch tiếng Anh: “Truth – Compassion – Tolerance”.

Ngày 20/11/2001, có 36 học viên Pháp Luân Công người phương Tây đã đến quảng trường Thiên An Môn kháng nghị ôn hòa, cùng giơ cao tinh thần “Chân – Thiện – Nhẫn” (Ảnh: mạng Minh Huệ).
Ngày 20/11/2001, có 36 học viên Pháp Luân Công người phương Tây đã đến quảng trường Thiên An Môn kháng nghị ôn hòa, cùng giơ cao tinh thần “Chân – Thiện – Nhẫn” (Ảnh: minghui.org).

Đây là sự kiện mang tính lịch sử khi 36 người Tây phương đến Bắc Kinh thỉnh nguyện và kêu gọi chấm dứt đàn áp Pháp Luân Công - một pháp môn Phật gia tu luyện thân và tâm - bị chính quyền Trung Quốc bức hại, đàn áp và vu khống từ năm 1999.

Cuộc thỉnh nguyện này đã trở thành động lực cho nhiều học viên Pháp Luân Công Tây phương khác đến Bắc Kinh, với hy vọng tiếng nói của họ sẽ đến được với những người dân Trung Quốc. Trong số đó có Sara Effner, một công dân người Mỹ.

Học viên Pháp Luân Công người Mỹ Sara Effner trả lời phỏng vấn báo chí tại sân bay St Louis (Ảnh: Minghui)
Học viên Pháp Luân Công người Mỹ Sara Effner trả lời phỏng vấn báo chí tại sân bay St Louis (Ảnh: Minghui)

Ngày 14/2/2002, Sara tới Trung Quốc và dự định đến quảng trường Thiên An Môn để giương lên biểu ngữ “Chân Thiện Nhẫn”. Thế nhưng, khi cô vừa tới gần quảng trường, cảnh sát đã ập tới và đưa cô về đồn. Không lâu sau, mười mấy học viên Pháp Luân Công Tây phương khác cũng bị bắt.

Tại đồn cảnh sát, đối mặt với các cảnh sát hung dữ có hành vi thô bạo hướng về phía mình, Sara đã cất tiếng hát bài hát của Pháp Luân Đại Pháp: "Đắc Độ".

Lạc sâu trong cõi phàm trần,

Mê mờ không biết đường về.

Thấm thoát đã trăm nghìn năm.

May gặp Sư tôn phổ độ,

Đắc độ, đắc độ,

Đừng lỡ cơ duyên lần nữa”.

Bài hát chạm vào những gì sâu thẳm nhất trong sinh mệnh con người, như một lời nhắc nhở về đức tin cao quý nhất, về cội nguồn của sinh mệnh. Giọng hát thuần khiết của Sara làm cho tất cả các cảnh sát đều yên lặng lắng nghe, thậm chí một vị cảnh sát còn bị ca khúc của cô làm cảm động sâu sắc và lén chùi giọt lệ nơi khóe mắt.

Sara hát bài Đắc Độ, phía dưới là một người cảnh sát vò đầu hối hận về những tội lỗi của mình đã gây ra cho các học viên Pháp Luân Đại Pháp (Ảnh: Tranh Chân Thiện Nhẫn)
Sara hát bài Đắc Độ, phía dưới là một người cảnh sát vò đầu hối hận về những tội lỗi của mình đã gây ra cho các học viên Pháp Luân Đại Pháp (Ảnh: Tranh Chân Thiện Nhẫn)

Những cuộc thỉnh nguyện ôn hòa như thế đã chứng minh sự vĩ đại của lòng can đảm và đức tin thần khiết. Những người phương Tây đến từ các quốc gia khác nhau như Thụy Sĩ, Đức, Pháp, Mỹ, Canada, Úc... làm các loại nghề nghiệp khác nhau như giám đốc công ty, kỹ sư năng lượng, sinh viên, cố vấn kỹ thuật, bác sĩ và cả phụ nữ nội trợ - chỉ để nói một câu thành tâm tại quê hương của Pháp Luân Công: “Pháp Luân Đại Pháp hảo”.

Và điều này đã thức tỉnh thiện niệm của người dân Trung Quốc, và cả những người cảnh sát vốn lấy việc đàn áp đức tin làm nghề nghiệp của họ.

Sara đã nói với những cảnh sát: “Chúng tôi đến từ các nơi trên thế giới chính là để nói với các anh rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt! Hiện tại các anh đã biết, sau này nhất định hãy nhớ nói với gia đình và bè bạn”.

Sara và các học viên khác sau đó đã bị trục xuất về Mỹ. Khi được hỏi chuyến đi này có đáng hay không, Sara tự hào nói: “Chúng tôi đã được thế giới thấu hiểu. Bức hại Pháp Luân Công không chỉ là vấn đề nội bộ của Trung Quốc, mà là vấn đề nhân quyền của toàn thế giới”.

Trong 22 năm qua, xã hội Trung Quốc đã chứng kiến việc bắt bớ, tra tấn các học viên Pháp Luân Công. Hàng chục nghìn học viên bị giam giữ đã bị cướp mổ nội tạng để phục vụ cho ngành công nghiệp cấy ghép tạng nhiều tỷ đô la của chế độ này.

Tuy đối mặt với bức hại tàn khốc, các học viên bên trong Trung Quốc vẫn tiếp tục kêu gọi công lý và quyền tự do tín ngưỡng. Bên ngoài Trung Quốc, các học viên Pháp Luân Công tại rất nhiều quốc gia cũng đã góp tiếng nói - chia sẻ với người dân thế giới về sự thực của cuộc bức hại tại Trung Quốc.

Học viên Canada Joel Chipkar đã nói: “Xuyên suốt lịch sử, thiện và ác diễn ra trong những câu chuyện kinh hoàng và đầy cảm hứng. Ranh giới đã được vạch rõ nhiều lần không đếm xuể. Ngày hôm nay, chúng tôi giữ chặt trong trái tim mình một mong muốn rằng càng ngày sẽ càng có thêm nhiều người đứng về phía chính nghĩa”.

Tâm An



BÀI CHỌN LỌC

Khi tiếng hát của ‘đức tin’ cất lên, cũng là lúc cái ác phải ‘cúi đầu’