Khi nào trẻ có thể bắt đầu đọc?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trước khi sự phát triển trí não của trẻ đạt đến một giai đoạn nhất định, thì trẻ không thể đọc hoặc không biết đọc. Khi trẻ đến giai đoạn này, trẻ sẽ có những biểu hiện về hành vi, bao gồm cầm sách đúng cách, thích giả vờ đọc, nhận biết một số chữ cái, và có thể nhận biết tiếng nói, tức là bắt đầu có nhận thức về âm vị.

Ở trường mầm non, trẻ em sẽ học các chữ cái và cách phát âm của các chữ cái. Tuy nhiên, đây không phải là việc dễ dàng nên ở nhiều trường mầm non, trẻ chỉ tập trung học một chữ cái mỗi tuần. Trừ khi trẻ có thể hiểu được mối liên hệ giữa các chữ cái và cách phát âm, nếu không thì rất khó để trẻ bắt đầu học đọc.

Ở nhiều trường mầm non, trẻ chỉ tập trung học một chữ cái mỗi tuần. (Ảnh: pexels)

Đọc đòi hỏi khả năng nhận biết các chữ cái, cách phát âm và các từ được kết nối với nhau. Chỉ riêng quá trình này đã tiêu tốn năng lượng và trí lực, vì vậy chúng ta thường nghe trẻ bập bẹ chỉ nói được những từ rất đơn giản sau nhiều lần cố gắng.

Khi trẻ tiếp tục luyện tập, vốn từ vựng mà trẻ biết tiếp tục tăng lên, nhưng nó vẫn cần tiêu tốn rất nhiều năng lượng để xác định những từ không quen thuộc hoặc không thể nhận ra, cũng không thể hiểu nghĩa.

Trí nhớ ngắn hạn đóng một vai trò quan trọng trong việc đọc hiểu.

Để hiểu được nội dung bài đọc, trẻ phải làm nhiều việc cùng một lúc. Trẻ không chỉ cần nhận ra chữ cái và từ mà còn cả cách kết hợp từ trong câu. Ví dụ, câu “con chó cắn một người” có nghĩa hoàn toàn khác với “một người cắn một con chó”. Trẻ cần nhớ những từ đã đọc và mối quan hệ giữa chúng, cũng như giải mã các từ mới.

Trí nhớ ngắn hạn cho phép thực hiện tất cả các nhiệm vụ trong quá trình đọc. Khi trẻ bắt đầu học đọc, trí nhớ hoạt động ngắn hạn của trẻ không đủ để trẻ nhớ hết những thông tin cần nhớ. Nói cách khác, trẻ phải tiếp tục giải mã từ trong một câu từ đầu đến cuối. Tuy nhiên, vào thời điểm trẻ đọc xong từ cuối cùng của câu, trẻ có thể đã quên từ bắt đầu.

Vào thời điểm trẻ đọc xong từ cuối cùng của câu, trẻ có thể đã quên từ bắt đầu. (Ảnh: pexels)

Nhiều người lớn cũng gặp phải vấn đề giải mã và hiểu khi đọc những câu dài đầy từ vựng chuyên môn. Từ vựng quen thuộc và các câu ngắn hơn có thể giúp chúng ta hiểu những gì đang đọc một cách dễ dàng hơn, ngay cả đối với người mới bắt đầu. Trẻ em có vốn từ vựng phong phú có lợi thế hơn.

Vì vậy, nội dung sách thiếu nhi rất ngắn gọn, giúp trẻ lưu trữ thông tin vào trí nhớ ngắn hạn. Khi trẻ đọc từ những câu đơn giản gồm 3 hoặc 4 từ đến những câu dài hơn, trẻ cần lưu trữ nhiều thông tin hơn.

Hầu hết trẻ em bắt đầu tăng khả năng ghi nhớ ngắn hạn từ khi 6 tuổi. (Ảnh: pexels)

Tuy nhiên, nhớ một câu chỉ là bước khởi đầu của quá trình đọc hiểu. Trẻ cũng cần phải ghi nhớ cả một đoạn trước khi chúng có thể hiểu được. Kết quả là trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu, do kỹ năng ghi nhớ ngắn hạn của trẻ chưa thể nhớ hết mọi thứ.

Trí nhớ làm việc ngắn hạn là quá trình lưu trữ và xử lý thông tin tạm thời. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trí nhớ ngắn hạn rất cần thiết cho việc đọc hiểu. Khả năng ghi nhớ ngắn hạn tăng dần theo tuổi và phụ thuộc vào sự phát triển của phần não trước (thùy trán).

Khi não bộ của trẻ phát triển, trẻ cần cân nhắc khả năng giải mã từ và ghi nhớ nghĩa của từ. Bộ não đang phát triển có thể phát triển hiệu quả một khả năng tại một thời điểm, nhưng không phải cùng một lúc.

Khi não tiếp tục phát triển, trí nhớ ngắn hạn được cải thiện và khả năng ghi nhớ tăng lên. Hầu hết trẻ em bắt đầu tăng khả năng ghi nhớ ngắn hạn từ khi 6 tuổi.

Cao Nguyên

Theo Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Khi nào trẻ có thể bắt đầu đọc?